Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Tập Thể Dục Thể Thao Không?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dịch vị bị đẩy từ dạ dày lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ chua, đau bụng, buồn nôn,… Nhiều người cho rằng việc tập luyện thể dục có thể làm tình trạng trào ngược nặng thêm do tăng áp lực lên cơ thắt dạ dày thực quản. Vậy trào ngược dạ dày có nên tập thể dục không? Câu trả sẽ được Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc giải đáp trong bài viết sau.
Trào ngược dạ dày có nên tập thể dục thể thao không?
Trào ngược dạ dày có nên tập thể dục không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ. Việc tập luyện đúng cách không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.
Cụ thể, việc tập luyện đúng cách sẽ giúp mang đến cho người bệnh những lợi ích như:
- Giảm cân: Thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ cao gây trào ngược dạ dày. Tập thể dục giúp giảm cân hiệu quả, từ đó giảm áp lực lên cơ thắt dạ dày – thực quản, hạn chế trào ngược axit.
- Tăng cường cơ bắp: Cơ bắp bụng khỏe mạnh giúp hỗ trợ cơ thắt dạ dày – thực quản hoạt động hiệu quả hơn, ngăn axit trào ngược.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng stress kéo dài có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày. Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần, cải thiện tâm trạng.
- Tăng cường hệ tiêu hóa: Tập thể dục thường xuyên giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, giảm nguy cơ trào ngược axit.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống: Giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ nóng, ợ chua, nghẹn,… giúp người bệnh sinh hoạt dễ dàng và thoải mái hơn.
- Lợi ích khác: Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Bài tập phù hợp với người bệnh
Trào ngược dạ dày có nên chơi thể thao, nhưng cần lựa chọn các bài tập thích hợp. Dưới đây là một số bài tập người bị trào ngược dạ dày nên thực hiện:
Đi bộ
Đây là bài tập thể dục đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với mọi lứa tuổi. Người bệnh nên đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, chia thành 2-3 lần trong ngày sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Có thể đi bộ ngoài trời hoặc tập trên máy chạy bộ.
Bơi lội
Bơi lội là bài tập toàn thân, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cơ bắp và hệ tiêu hóa. Lực nước giúp massage cơ bụng nhẹ nhàng, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Người bệnh nên bơi ít nhất 30 phút mỗi lần, 2-3 lần mỗi tuần.
Yoga
Các bài tập yoga nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng và cải thiện hệ tiêu hóa. Nên chọn các bài tập yoga dành cho người mới bắt đầu hoặc có bài tập cho người bị trào ngược dạ dày. Những người mới tập luyện nên tham gia lớp học yoga để được giáo viên hướng dẫn tập đúng tư thế.
Pilates
Pilates là một phương pháp tập luyện giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện tư thế và hỗ trợ tiêu hóa. Nên chọn các bài tập Pilates phù hợp để tránh làm tình trạng nặng thêm.
Các bài tập giãn cơ
Các bài tập giãn cơ vai, lưng, hông, bụng giúp tăng cường sự linh hoạt của cơ thể và giảm căng thẳng. Nên tập các bài tập đơn giản như xoay cổ, xoay vai, vặn mình,…
Bên cạnh đó, người bị trào ngược dạ dày cần tránh thực hiện các bài tập sau:
- Các bài tập cường độ cao: Chạy bộ, nhảy dây, squat, cử tạ nặng,… sẽ khiến cơ thể vận động mạnh, tăng áp lực lên ổ bụng, làm tăng nguy cơ trào ngược.
- Các bài tập tác động mạnh lên bụng: Gập bụng, tập cơ bụng,… ảnh hưởng trực tiếp tới cơ bụng, gây áp lực cho dạ dày và dẫn đến trào ngược axit.
- Các bài tập tư thế đầu thấp hơn chân: Yoga gập người, yoga trồng chuối,… Động tác này khiến axit dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản.
Lưu ý trong khi tập luyện
Trong quá trình tập luyện thể dục thể thao người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tránh tập thể dục sau khi ăn, nên thực hiện các bài tập trước hoặc sau khi ăn 2 giờ.
- Nên tập thể dục ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi.
- Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu carbs trước khi tập như bánh mì, bột yến mạch, tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo.
- Không thực hiện các bài tập nằm ngửa, lộn ngược vì sẽ khiến tình trạng trào ngược dễ xảy ra hơn.
- Uống đủ nước trong quá trình tập luyện để hỗ trợ tiêu hóa. Chú ý không nên uống quá nhiều vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng điện giải, tăng nguy cơ bị chuột rút..
- Cần bắt đầu tập với cường độ thấp và tăng dần theo thời gian để cơ thể bắt đầu làm quen với việc tập luyện.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, nới lỏng phần thắt lưng để tránh gây áp lực lên bụng, tăng nguy cơ bị trào ngược.
- Tránh tập luyện quá sức, nếu cảm thấy đau bụng, ợ nóng, khó chịu,… hãy nghỉ ngơi, ngưng tập một thời gian và đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày có nên tập thể dục không? Có thể thấy, việc tập thể dục là một phần quan trọng trong việc điều trị trào ngược dạ dày. Người bệnh cần lựa chọn bài tập phù hợp và tuân thủ các nguyên tắc tập luyện để đảm bảo an toàn và giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Xem Thêm:
- Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Chạy Bộ Không? Chú Ý Khi Tập
- Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Đi Bộ Không? Lưu Ý Bạn Cần Nhớ
- Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!