Thoái Hóa Khớp Háng

Thoái hóa khớp háng có thể gây ra tình trạng cứng khớp háng, hông, chân, lưng và gây ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động của người bệnh. Các triệu chứng sẽ diễn tiến nghiêm trọng theo thời gian và có thể gây ra các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chức năng vận động.

Thoái hóa khớp háng là gì?

Khớp háng là bộ phận có cấu tạo gồm chỏm xương đùi và phần ổ chảo ở khung chậu. Bên trong ổ chảo có các viền sụn để giữ cho khớp háng được chắc chắn hơn di chuyển. Ngoài ra, khớp háng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể, thường xuyên chịu áp lực lớn nên có xu hướng bị bào mòn, dễ tổn thương.

Thoái Hoá Khớp Háng: Dấu Hiệu và Phương pháp chữa trị
Thoái hoá khớp háng là bệnh xương khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi

Thoái hoá khớp háng là tình trạng các sụn khớp bị bào mòn, làm ảnh hưởng đến chức năng của khớp háng và gây tổn thương nặng nề. Theo đó, người bị thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp háng nói riêng đặc trưng bởi cơn đau dữ dội, liên tục khi di chuyển, vận động, từ đó ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Thực tế nhận thấy, thoái hóa khớp háng là bệnh xương khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi do ảnh hưởng của tuổi tác. Đồng thời, bệnh lý có thể tăng nguy cơ khởi phát do các chấn thương tại vị trí khớp háng trước đó hoặc cấu tạo khớp bất thường.

Bệnh thoái hóa khớp háng được chia thành 2 thể bệnh chính, bao gồm:

  • Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Thể bệnh này chiến khoảng 50% trong tổng số người mắc bệnh. Bệnh lý xuất hiện ở người từ 60 tuổi trở lên và có mối liên hệ mật thiết với yếu tố lão hóa tự nhiên.
  • Thoái hóa khớp háng thể thứ phát: Thể bệnh này thường xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, thiểu sản khớp háng, trật khớp háng, Các chòm xương đùi bị hoại tử do vô khuẩn, mắc phải coxa plana,…

Nguyên nhân thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Theo đó, nguyên nhân khởi phát bệnh được chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

1. Thoái hóa khớp háng nguyên phát

Nguyên nhân nguyên phát thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Khi tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng, từ đó khiến phần sụn khớp tại phần xương háng có biểu hiện bị bào mòn và dễ tổn thương khi bị tác động từ bên ngoài.

Lúc này, lớp màng hoạt dịch trong xương không thể sản xuất đủ lượng chất lỏng cần thiết, sụn khớp không được bôi trơn nên người bệnh có thể gặp khó khăn trong quá trình di chuyển, vận động và phát sinh cơn đau nhức, nóng rát, khó chịu.

Thoái hoá khớp háng nguyên phát
Thoái hóa khớp háng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau

Nguyên nhân này thường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, quá trình sinh hoạt, chất lượng cuộc sống. Nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa và gây ra các biến chứng nặng nề. Đối với phụ nữ trong quá trình mang thai xương chậu, khớp háng có xu hướng giãn nở và gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp háng, thoái hóa khớp cổ chân.

2. Nguyên nhân thứ phát

Nguyên nhân thứ phát thường liên quan đến các chấn thương ở khớp háng, bệnh lý liên quan và tác động từ bên ngoài gây ra. Việc xác định nguyên nhân khởi phát cụ thể sẽ hỗ trợ quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh lý diễn tiến nặng nề đạt được kết quả tốt nhất.

Một số nguyên nhân thứ phát gây ra bệnh thoái hóa khớp háng, bao gồm:

  • Chấn thương: Chấn thương, té ngã khi tập luyện hoặc trong quá trình làm việc là nguyên nhân phổ biến khiến khớp háng bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
  • Dị tật bẩm sinh: Trường hợp gặp các dị tật bẩm sinh tại khớp háng hoặc những vùng da lân cận có thể gây chèn ép lên khớp háng, từ đó gây ra tình trạng thoái hóa. Một số dị tật bẩm sinh có thể gặp như sai khớp bẩm sinh, lồi ổ cối, chiều dài hai chân không đều,…
  • Thiếu hụt dưỡng chất: Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là canxi. Đồng thời thói quen dùng bia rượu, thức uống chứa cồn, chất kích thích có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh, tái tạo sụn khớp. Tình trạng này lâu dài có thể khiến xương khớp dần bị suy yếu, bào mòn, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.
  • Bệnh lý nền: Trường hợp từng mắc các bệnh ở vùng xương háng như viêm khớp, thấp khớp, viêm khớp do lao, viêm cột sống dính khớp thường có nguy cơ mắc phải bệnh cao hơn nhiều do với người bình thường. Ngoài ra, bệnh lý diễn tiến nặng nề hơn khi mắc phải các bệnh như đái tháo đường, thiếu huyết sắc tố, gout,…
  • Hoại tử chỏm xương đùi: Do xương đùi nằm cạnh khớp háng nên trường hợp hoại tử không được điều trị kịp thời có thể khiển bệnh lây lan, gây thoái hóa sớm hơn khi trên khớp háng.
  • Lao động nặng nhọc: Bê vác nặng thường xuyên sẽ tăng áp lực và sức ép lên khớp háng. Ngoài ra, sai tư thế trong thời gian dài có thể khiến tình trạng tổn thương tiến triển nặng nề hơn. Tình trạng thoái hóa khớp háng sẽ xuất hiện sớm nếu người bệnh vẫn tiếp tục công việc và thói quen xấu.

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh lý cũng có thể xuất hiện ở người bị thừa cân – béo phì, thời tiết thay đổi, giới tính,… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động.

Triệu chứng thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng đặc trưng bởi cơn đau ở vùng khớp háng, nhất là khi di chuyển, vận động. Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh lý diễn tiến thành 2 giai đoạn chính với mức độ đau nhức và các biểu hiện đi kèm tăng dần theo thời gian.

1. Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn khởi phát được xem là giai đoạn đầu của bệnh lý, lúc này các cơn đau xuất hiện ở khớp háng và cơ quan này phải tiếp nhận sức ép của toàn bộ cơ thể, chịu trách nghiệm vận động của toàn bộ cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết 
Cảm giác đau nhức ở vùng bẹn, sau đó lan rộng xuống cẳng, đùi và chân, thỉnh thoảng phần thân dưới cơ thể có cảm giác bị tê liệt

Một số biểu hiện cụ thể thường xuất hiện ở giai đoạn đầu, bao gồm:

  • Cảm giác đau nhức ở vùng bẹn, sau đó lan rộng xuống cẳng, đùi và chân, thỉnh thoảng phần thân dưới cơ thể có cảm giác bị tê liệt khó chịu.
  • Cơn đau do bệnh lý gây ra có tính chất cơ học, trở nên nặng nề hơn khi vận động, di chuyển và thuyên giảm khi được nghỉ ngơi, bất động
  • Khó khăn khi di chuyển, đi lại, chân thường sẽ khập khiễng, khó đứng vững
  • Bệnh có thể gây ra các biểu hiện khác đi kèm như khó duỗi chân, tê mỏi

2. Giai đoạn thứ phát

Ở giai đoạn này, tần suất cơn đau diễn ra nhanh chóng, dày đặc kèm theo đó là mức độ cơn tăng lên và khiến cơ thể chịu ảnh hưởng nặng nề như:

  • Cơn đau ở khớp háng xuất hiện đột ngột, ngay cả khi nghỉ ngơi. Vị trí đau sẽ lan rộng ra mặt trước đùi, phần sau mông, nếp bẹn, khớp gối, các mấu chuyển xương đùi.
  • Cơn đau diễn ra vào buổi sáng sớm hoặc ban đêm, nhất là khi thời tiết thay đổi
  • Biên độ vận động có xu hướng giảm đi đáng kể do các gai xương bám vào quanh khớp
  • Xuất hiện tiếng kêu lạo xạo tại vùng bẹn, khớp háng do các tiết dịch nhầy sản xuất ra không đủ để bôi trơn các đầu khớp
  • Cơ bắp quanh khớp háng bị teo lại, khả năng khéo háng khó thực hiện hơn

Biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là bệnh xương khớp mãn tính, tiến triển dai dẳng và không thể điều trị dứt điểm. Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, chăm sóc tại nhà nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh lý và làm chậm tiến triển của bệnh. Người bệnh cần chủ động trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh.

Dưới đây là một số biện pháp giúp kiểm soát, phòng ngừa thoái hóa khớp háng:

  • Chủ động chăm sóc sức khỏe để tránh những chấn thương làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp háng
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe để được theo dõi, sớm phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn, từ đó khắc phục các bệnh lý liên quan đến diễn tiến của bệnh thoái hóa và thoái hóa khớp háng.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm lành mạnh chứa nhiều canxi, vitamin D cùng các khoáng chất thiết yếu khác.
  • Khi tham gia các hoạt động thể chất, người bệnh nên lựa chọn các bộ môn nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng để tránh xảy ra chấn thương, khiến các triệu chứng tiến triển nặng nề hơn.
  • Trong thời gian điều trị bệnh nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện lớn để được thăm khám và điều trị đúng cách.
  • Tránh mang vác các vật nặng, ngồi sai tư thế hoặc đứng/ ngồi một chỗ quá lâu
  • Tập luyện thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe xương khớp, cải thiện khả năng vận động của khớp háng, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa.
  • Người bệnh cần ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và giữ trạng thái vui vẻ, tích cực.

Thoái hóa khớp háng mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Giải Độc Thang Kết Tinh Giá Trị Thuốc Nam Bản Địa

Bài thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang do Trung Tâm Thuốc Dân Tộc và Viện...
Báo chí, truyền hình đưa tin về hiệu quả bài thuốc sinh lý nam Mãnh lực Phục dương khang

Báo Chí, Truyền Hình Đưa Tin Về Hiệu Quả Bài Thuốc Sinh Lý Nam Mãnh Lực Phục Dương Khang

Bài thuốc sinh lý Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Thuốc dân tộc...
Mỗi bài thuốc được nghiên cứu cẩn thận

Những Nguyên Tắc Vàng Trong Bào Chế Các Bài Thuốc Của Y Diệu Đỗ Minh

Y Diệu Đỗ Minh là thương hiệu thuộc Tập đoàn Nam Y Đỗ Minh, cung...