Cây Xấu Hổ: Thảo Dược Trị Xương Khớp Và Nhiều Bệnh Lý Khác

Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ, cây mắc cỡ,… mọc hoang ở nhiều nơi. Đây là loại thảo dược quen thuộc, được dùng hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Trong đó có thể kể đến lợi ích chữa mất ngủ, đau nhức xương khớp, giúp lợi tiểu, ổn định huyết áp,… từ cây xấu hổ.

Thông tin về cây xấu hổ

Cây xấu hổ hay còn được gọi là cây mắc mỡ, cây trinh nữ, cây thẹm, hàm tu thảo. Dược liệu có tên khoa học là Mimosa Pudica L, thuộc họ đậu Fabaceae. Khi chạm vào cây, lá cây sẽ tự động cụp và rủ xuống. Nhờ vào đặc trưng này mà cây có tên là cây xấu hổ.

Thông tin về cây xấu hổ
Cây xấu hổ là thảo dược được dân gian sử dụng điều trị nhiều vấn đề sức khỏe

Đặc điểm hình thái

Cây xấu hổ thường mọc thành từng bụi, dễ nhận biết thông qua hình dạng bên ngoài và đặc trưng như đã đề cập bên trên. Dưới đây là cụ thể hơn về đặc điểm hình thái của cây, bạn đọc có thể dựa vào để nhận diện:

  • Cây thân thảo, mọc thành bụi lớn nhỏ khác nhau. Khi cây còn non thường mọc thẳng đứng, cây đã trưởng thành sẽ mọc bò trên mặt đất. Chiều dài từ 40cm – 150cm, thân cây phân thành nhiều nhánh lòa xòa, trên thân có gai nhọn.
  • Phần lá cây nhỏ, hình dạng như lông chim. Cây có cuống phụ xếp thành hình chân vịt, cuống lá dài và bên ngoài có phủ một lớp lông. Mỗi lá có từ 15 – 20 đôi lá chét, cụp và khép vào khi bị chạm nhẹ. Nguyên nhân là do cuống lá có các tế bào mỏng, mọng nước, khi có tác động, nước sẽ đổ dồn về cuống lá khiến cho lá cây như bị khép lại.
  • Hoa cây xấu hổ có hình cầu, mọc từ trong các nách lá. Hoa có cuống dài, màu tím pha hồng. Cây lớn ra càng nhiều hoa, hoa được gió hoặc côn trùng thụ phấn đậu quả.
  • Cây có quả hình ngôi sao, dài khoảng 2mm và rộng 3mm. Kích thước quả nhỏ, mọc tụ thành chùm. Hình dạng quả thắt lại ở phần giữa, có lông cứng ở mép quả và chứa hạt bên trọng. Thời gian ra hoa và có quả của cây thường rơi vào tháng 6 – tháng 8 hàng năm.

Phân loại

Có một loại cây cũng có tên là Mimosa ở Đà Lạt, tuy nhiên loại này không phải là cây xấu hổ. Mặc dù cây Mimosa Đà Lạt cũng cùng họ Trinh nữ, tuy nhiên hình dạng cây khác, có lá tròn, thân gỗ cao lớn và hoa màu vàng rực.

Ngoài ra, Y học cổ truyền cũng ghi chép một loại cây tên là trinh nữ, cùng tên nhưng khác nhau về loại. Dựa vào màu sắc của hoa để phân biệt hai loại này. Người ta chia cây xấu hổ thành xấu hổ tía và xấu hổ trắng.

Cả hai loại mọc hoang ở nhiều nơi, trong dân gian loại được dùng làm thuốc phổ biến nhất là loại có hoa màu tím. Dựa vào cách phân loại này, bạn có thể tìm hái dược liệu phù hợp.

Thông tin về cây xấu hổ
Thông thường loại xấu hổ có hoa tím được sử dụng làm thuốc phổ biến hơn loại có màu trắng

Phân bố

Cây xấu hổ được tìm thấy ở miền Nam và Trung nước Mỹ. Sau nhiều năm di thực, hiện loại cây này đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất là tại các nước châu Á, trong đó có nước ta.

Cây mọc hoang ở nhiều nơi, bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng mọc ven đường, ven sông, bãi đất trống nơi có đất ẩm. Do nhu cầu thu hái và sử dụng làm thuốc ngày càng nhiều nên cây xấu hổ đang được nuôi trồng tại các vườn dược liệu trong nước.

Bộ phận dùng

Sử dụng tất cả bộ phận của cây để làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái, chế biến

Cây dược liệu có sức sống dai, khỏe nên có thể thu hoạch quanh năm. Để bảo quản sử dụng lâu hơn, thông thường người ta sẽ sơ chế phần rễ và thân lá riêng. Cụ thể:

  • Thân và cành lá thu hoạch vào mùa khô. Người sử dụng có thể dùng dược liệu tươi hoặc rửa sạch rồi phơi khô dùng dần.
  • Rễ cây thường thu hoạch quanh năm, nhỏ toàn bộ rễ lên rồi rửa sạch, cắt ngắn phơi khô.

Bảo quản

Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Nên kiểm tra dược liệu, phơi khô lại thường xuyên để tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học

Cây xấu hổ có chứa các chất như alcaloid, đây là một loại axit amin tự nhiên, được dùng để gây tê, giảm đau trong y học. Ngoài ra, cây còn chứa nhiều thành phần khác, chẳng hạn như crocetin, acid amin, acid hữu cơ, minosin, flavonosid, alcol,…

Thông tin về cây xấu hổ
Trong cây xấu hổ chứa nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe

Phần hạt còn chứa chất selen, chất nhầy. Lá cây chứa các hoạt chất tương tự, chẳng hạn adrenalin, selen. Các thành phần có thể hỗ trợ, kích thích đưa máu huyết lưu thông đến tim mạch và não bộ ổn định hơn.

Tính vị, quy kinh

Cây xấu hổ có tính hơi hàn, vị ngọt, chứa một lượng độc tố nhỏ.

Quy vào kinh Phế.

Tác dụng của cây xấu hổ

Trong Y học cổ truyền ghi chép nhiều lợi ích mà cây xấu hổ mang lại cho sức khỏe. Đặc biệt là tác dụng hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, bệnh viêm phế quản, mất ngủ, viêm kết mạc cấp và mãn tính, đau bao tử, viêm gan, các vấn đề tiết niệu, huyết áp,…

Bên cạnh đó, cây còn được dùng đắp bên ngoài da giảm tình trạng viêm da mủ, chấn thương. Dùng cây xấu hổ chữa bệnh đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều ở nữ giới. Cành và lá cây còn giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, hạt có thể trị hen suyễn, gây nôn khi cần thiết.

Ngoài ra, trong Y học hiện đại cũng nghiên cứu và nhận thấy nhiều lợi ích từ loại cây này. Có thể kể đến các tác dụng như:

  • Chống lại nọc độc của rắn: Theo nghiên cứu của Đại học Ấn Độ vào năm 2001, cây xấu hổ chứa hoạt chất Minosa, một loại chất có khả năng ức chế men Hyalaronidase, Protease trong nọc của rắn độc.
  • Chống co giật: Nhờ vào hoạt chất có trong xấu hổ, giúp chống tình trạng co giật gây ra bởi Pentylentetrazol, Strychnin, tuy nhiên không chống lại được co giật gây ra do N Methyl D-as Partate.
  • Chống lo âu: Dược chất có trong dược liệu có tác dụng tương tự như Diazepam, cụ thể giúp điều trị chứng lo âu, trầm cảm.
  • Chống trầm cảm: Qua nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ lá xấu hổ có khả năng cải thiện các biểu hiện của tình trạng trầm cảm.
  • Tác dụng đến chu kỳ rụng trứng: Chiết xuất từ cây dược liệu được nghiên cứu nhận thấy có tác dụng làm thay đổi chu kỳ rụng trứng bình thường của nữ giới.

Ngoài các tác dụng kể trên, cây xấu hổ còn có tác dụng an thần, giúp chữa tình trạng mất ngủ, trằn trọc không sâu giấc, giúp đào thải độc tố, giảm đau đầu, gây tê, hỗ trợ cải thiện chức năng tim mạch, điều trị bệnh về phổi,…

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây xấu hổ

Cây xấu hổ được sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh lý về xương khớp, giúp an thần, điều trị viêm phế quản,… và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị bệnh, bạn đọc có thể tham khảo:

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây xấu hổ
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây xấu hổ

– Bài thuốc chữa trị các bệnh về xương khớp

Dùng dược liệu chữa các bệnh lý xương khớp là công dụng được sử dụng phổ biến hiện nay. Bài thuốc này chủ yếu sử dụng phần rễ cây, do chứa các chất giúp giảm đau nhức xương khớp. Để tăng cường hiệu quả, một số dược liệu khác cũng được kết hợp dùng chung. Các bài thuốc như:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Rễ cây trinh nữ khô, sao vàng.
  • Thực hiện: Tẩm rượu trắng vào rễ cây trinh nữ đã sao, sau đó lấy 20g – 30g dược liệu sắc mấu nước uống.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 20g – 30g rễ cây trinh nữ, 20g rễ cúc tần, 20g bưởi bung, 10g mỗi vị cam thảo, rễ đinh lăng.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc nấu nước uống ngày một thang.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: Rễ cây trinh nữ rửa sạch, phơi khô.
  • Thực hiện: Mỗi lần dùng lấy khoảng 120g rể, tẩm rượu rồi sắc với 0,6 lít nước. Đun đến khi nước cạn còn 200ml, chắt lấy nước thuốc chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 4:

  • Chuẩn bị: Dùng khoảng 20g rễ cây xấu hổ, 15g rễ cỏ xước, 10g củ sả.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, sao vàng rồi cho vào nồi đun lấy nước uống.

Bài thuốc 5:

  • Chuẩn bị: 10g mỗi vị gồm rễ cây xấu hổ, thân cây bọt ếch, rễ cây khúc khắc, thân cây ớt lá to, 8g mỗi vị gồm quả tơ hồng vàng, rễ bạch đồng nữ.
  • Thực hiện: Nuyên liệu sắc lấy nước chia thành 2 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc 6:

  • Chuẩn bị: Rễ cây mắc cỡ, dây đau xương, hy thiêm, tục đoan, kê huyết đằng, cây thiên niên kiện, thổ phục kinh, dây gắm. Dùng mỗi loại khoảng 12g.
  • Thực hiện: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, hoặc có thể dùng dược liệu ngâm rượu thuốc sử dụng dần.

Bài thuốc 7:

  • Chuẩn bị: 10g rễ cây trinh nữ, 3g mỗi vị gồm lạc tiên, lá lốt, rau muống biển, lá cối xay, rễ cỏ xước.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

– Bài thuốc giúp giảm đau chữa sưng khớp tay, khớp chân

Ngoài cách sử dụng rễ nấu nước thuốc uống, bạn cũng có thể dùng lá dược liệu nấu nước tắm, xông hơi. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 40g-50g lá cây xấu hổ, kết hợp với lá lốt, lá hoắc hương, hy thiêm, lá tía tô, đơn tướng quân, lá ngải cứu mỗi loại 30g-40g, 20g lá long não và 15g quế chi.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi đun với nước vừa phải đến khi có mùi thơm. Dùng nước xông hơi khoảng 10 – 15 phút, đến khi còn âm ấm dùng tắm lại. Thực hiện cách này mỗi ngày, liên tục 1 tuần rồi nghỉ 1 tuần, sau đó tiếp tục thực hiện.

Bài thuốc có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị đau lưng, giảm đau ngang hông, khớp tay chân, thoát vị đĩa đệm,… Kiên trì thực hiện để đạt được hiệu quả như mong đợi.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây xấu hổ
Dùng rễ, thân hoặc lá của cây xấu hổ làm thuốc chữa bệnh

– Bài thuốc chữa viêm phế quản 

Rễ cây xấu hổ hoa tim có tác dụng chữa ho, loãng đờm, giảm viêm, được sử dụng làm thuốc chữa viêm phế quản cấp và mãn tính.

  • Chuẩn bị: 100g rễ xấu hổ, rửa sạch đất cát.
  • Thực hiện: Dùng rễ cây xấu hổ nấu với 600ml nước trên lửa vừa cho đến khi nước cạn còn khoảng 100ml, chia thành 2 phần uống trong ngày. Kiên trì sử dụng 10 ngày liên tục giúp giảm triệu chứng viêm phế quản.

– Bài thuốc chữa viêm đau dạ dày mãn tính

Dùng rễ cây xấu hổ làm thuốc chữa các vấn đề về dạ dày, trong đó đặc biệt là tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, ợ chua,…

  • Chuẩn bị: Rễ cây trinh nữ, rửa sạch phơi khô.
  • Thực hiện: Mỗi lần dùng lấy 15g rễ cây sắc nước thu 100ml uống mỗi ngày.

– Bài thuốc chữa bệnh phụ nữ

Dùng dược liệu chữa các vấn đề cho chị em phụ nữ như tình trạng ra khí hư bất thường, khí hư có mùi lạ,…

  • Chuẩn bị: Rễ cây xấu hổ.
  • Thực hiện: Rửa sạch rồi giã nát dược liệu, chắt lấy nước cốt uống mỗi ngày 3 lần. Dùng liên tục trong 7 ngày giúp giảm ngứa ngáy, khí hư bất thường.

– Bài thuốc giúp an thần, chữa mất ngủ, khó ngủ

Cây xấu hổ có chứa các hoạt chất giúp trị mất ngủ, giảm lo lắng, bất an, ổn định thần kinh cho người bệnh. Tham khảo các bài thuốc:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 20g mỗi loại lá và cành cây xấu hổ, lạc tiên.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, sắc nấu nước uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 30g cây me chua đất, 15g mỗi loại gồm cây xấu hổ, cúc tần.
  • Thực hiện: Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc, uống bổi tối, liên tục trong 7 – 10 ngày.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: 15g cành lá cây xấu hổ.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày.

Bài thuốc 4:

  • Chuẩn bị: 15g cành lá cây xấu hổ, 30g me chua đất, 10g lạc tiên, 10g thảo quyết minh, 10g mạch môn.
  • Thực hiện: Sắc nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong 10 ngày.

– Bài thuốc chữa bệnh động kinh

Các hoạt chất trong dược liệu có tác dụng chống co giật, hỗ trợ điều trị bệnh động kinh.

  • Chuẩn bị: 20g xấu hổ khô, 10g câu đằng.
  • Thực hiện: Dùng nguyên liệu sắc với 500ml nước trên lửa vừa, đến khi cạn còn 100ml nước, chắt lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

– Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Có các cách dùng cây xấu hổ chữa bệnh trĩ như sau:

  • Cách 1: Sử dụng lá cây xấu hổ, sao vàng. Tiếp đến cho lá cây vào chén, thêm rượu trắng nhạt dưới 10 độ, hấp cách thủy trên lửa nhỏ đến khi nước chuyển sang màu cánh gián. Uống nước thuốc mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần, sau đó nghỉ 5 ngày và tiếp tục dùng thuốc.
  • Cách 2: Sử dụng lá cây giã nhuyễn với một ít hạt muối trắng. Cho hỗn hợp vào băng gạc, trực tiếp chườm lên búi trĩ ở hậu môn. Áp dụng khoảng 20 phút rồi dùng nước sạch rửa lại.
  • Cách 3: Dùng cây xấu hổ đun nước xông hơi hậu môn chữa bệnh trĩ. Thực hiện mỗi ngày 20 phút giúp làm teo búi trĩ.

Áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc từ cây xấu hổ mỗi tuần 2 – 3 lần, kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây xấu hổ
Sử dụng riêng lẽ hoặc kết hợp thêm các dược liệu khác vào bài thuốc

– Bài thuốc chữa chướng bụng, đầy hơi, tiêu hóa kém

  • Chuẩn bị: 16g mỗi vị gồm cây xấu hổ, mạch nha, bạch thược, kết hợp với 12g thần khúc.
  • Thực hiện: Sắc 2 lần nước, mỗi lần thu 1 bát nước thuốc. Dùng thuốc vào buổi trưa, tối sau bữa ăn, dùng khoảng 5 ngày tình trạng đầy bụng, chướng hơi, tiêu hóa kém giảm đáng kể.

– Bài thuốc chữa Zona thần kinh

  • Chuẩn bị: Lá cây trinh nữ, ngâm rửa với nước muối loãng cho thật sạch.
  • Thực hiện: Dùng cối chày sạch giã nát cây thuốc, sau đó vệ sinh vùng da cần điều trị, đắp trực tiếp lên vùng da bị zona, đến khi thuốc kho thì dùng nước sạch rửa lại da. Áp dụng liên tục 2 – 3 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

– Bài thuốc giúp ổn định huyết áp

Các hoạt chất có trong cây thuốc giúp ổn định huyết áp. Có các cách kết hợp như sau:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 8h mỗi loại cây xấu hổ, hoa đại, trắc bá diệp, câu đằng, lá nem vông, thân lá bạch hạc, cây đỗ trọng, hạt thảo quyết, 6g hà thủ ô, tang ký sinh, 4g địa long.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc nấu nước uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 8g mỗi vị gồm hà thủ ô, tang ký sinh, 6g trinh nữ, 6g mỗi vị trắc bá diệp, câu đằng, bông sứ cùi, lá vông nem, hạt muồng ngủ, 4g địa lang.
  • Thực hiện: Sắc nước uống ngày một thang.

Bên cạnh đó với nguyên liệu kể trên, bạn cũng có thể tán thành bột vo thành viên hoàn, mỗi ngày dùng 8 – 10 viên.

– Bài thuốc bổ gan, làm mát gan

  • Chuẩn bị: Toàn bộ cây xấu hổ.
  • Thực hiện: Rửa sạch, cắt nhỏ rồi phơi khô. Mỗi lần dùng khoảng 40g dược liệu sắc nấu nước uống. Dùng liên tục 7 – 10 ngày giúp thải độc, mát gan.

Lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ chữa bệnh

Dùng cây xấu hổ làm thuốc chữa bệnh được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên trước khi dùng bạn nên lưu ý một vài vấn đề như sau:

Lưu ý khi sử dụng cây xấu hổ chữa bệnh
Tham khảo ý kiến thầy thuốc để điều trị bệnh an toàn và hiệu quả
  • Không dùng cây xấu hổ làm thuốc cho người đang bị suy nhược cơ thể, người thiên hàn. Không dùng cho phụ nữ đang có thai.
  • Không kết hợp cây xấu hổ với cây Mimosa. Nếu muốn dùng chung với các dược liệu khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Dùng với liều lượng phù hợp, tránh lạm dụng, sử dụng với lượng dư thừa có thể phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng để có cách sử dụng và liều lượng sử dụng phù hợp.
  • Kết hợp điều trị và chăm sóc cơ thể hợp lý từ chế độ ăn uống đến sinh họat để cơ thể sớm hồi phục, bảo vệ sức khỏe.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về cây xấu hổ, một loại dược liệu dân gian quen thuộc, được dùng rộng rãi. Thăm khám và tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe và sớm đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...