Huyệt Bát Liêu: Vị Trí, Công Năng Và Lưu Ý Khi Tác Động Trị Bệnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Bát Liêu là hệ thống 8 huyệt nằm gần xương cùng, thuộc kinh Bàng Quang. Nhóm huyệt đạo này được ứng dụng phổ biến trong điều trị các bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, khi hư và cả tình trạng vô sinh. Cụ thể, các thông tin chi tiết về huyệt được Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ trong bài viết sau.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Bát Liêu

Huyệt Bát Liêu lần đầu xuất hiện trong cuốn sách cổ Châm Cứu Học Thượng Hải, thuộc kinh Bàng Quang. Giải thích về tên gọi, sách ghi chép như sau: “Bát” nghĩa là số 8, “Liêu” nghĩa là ở cạnh. Tức là có 8 huyệt cạnh nhau và gần vị trí xương cùng. Đây cũng chính là lý do huyệt Bát Liêu nằm trong số ít huyệt đạo đặc biệt trong hệ thống kinh mạch của cơ thể.

Cụ thể, 8 huyệt  Bát Liêu được chia thành 4 cặp huyệt lần lượt là huyệt Thượng Liêu (BL31), huyệt Thứ Liêu (BL32), huyệt Trung Liêu (BL33) và huyệt Hạ Liêu (BL34). Các cặp huyệt nằm đối xứng với nhau qua đường xương sống và xếp thứ tự lần lượt từ phía trên xuống phía dưới.

  • Huyệt Thượng Liêu (BL31): Có vị trí nằm tại lỗ xương cùng đầu tiên, đây cũng là vị trí cao nhất.
  • Huyệt Thứ Liêu (BL32): Vị trí cặp huyệt Thứ Liêu ở lỗ xương cùng thứ 2, ở giữa huyệt Thượng Liêu và huyệt Trung Liêu.
  • Huyệt Trung Liêu (BL33): Nằm tại vị trí lỗ xương cùng thứ 3, ở giữa huyệt Thứ Liêu và huyệt Hạ Liêu.
  • Huyệt Hạ Liêu (BL34): Huyệt đạo có vị trí trí tại lỗ xương cùng thấp nhất và ngay dưới huyệt Trung Liêu.

Để hình dung cụ thể hơn, bạn đọc có thể tham khảo minh họa vị trí huyệt Bát Liêu như sau:

Minh họa vị trí huyệt Bát Liêu
Minh họa vị trí huyệt Bát Liêu

Tìm hiểu tác dụng của huyệt Bát Liêu

Sở hữu hệ thống 8 huyệt đạo nên huyệt Bát Liêu không chỉ mang tác dụng chữa bệnh theo kinh Bàng Quang mà còn có khả năng chữa bệnh đến toàn cơ thể. Các ghi chép trong tài liệu Y học cổ truyền, huyệt Bát Liêu có tác dụng kiện yêu (giúp lưng khỏe hơn, giảm triệu chứng đau nhức hoặc một số bệnh thoái hóa, đau thần kinh tọa), kiện thoái (giúp khỏe đùi, trị loãng xương, đau nhức xương khớp), lý hạ tiêu (giúp thông vùng hạ tiêu trên cơ thể).

Cụ thể, dưới đây là những chứng bệnh mà huyệt Bát Liêu chủ trị phân chia theo đặc tính.

Phạm vi chủ trị tại chỗ theo đường kinh Bàng Quang

Các thầy thuốc Đông Y không ngừng tìm hiểu về tác dụng của huyệt theo kinh Bàng Quang. Kết quả cho thấy, khi tác động đúng cách và huyệt Bát Liêu sẽ giúp khai thông kinh mạch, điều hòa khí huyệt trên cơ thể. Nhờ đó giúp chữa trị dứt điểm cảm giác đau nhức xương cùng, đau dây thần kinh hông, đau lưng, tê mỏi chi dưới.

Phạm vị hỗ trợ điều trị toàn thân

Không chỉ hỗ trợ trị bệnh theo đường kinh, huyệt Bát Liêu có thể hỗ trợ chữa trị bệnh toàn thân. Các bệnh này chủ yếu liên quan đến cơ quan sinh dục và bàng quang.

  • Bệnh đường sinh dục: Đối với nữ giới sẽ giúp chữa trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, khí hư ra bất thường, sa tử cung, vô sinh. Đối với nam giới, tác động chính xác vào huyệt đạo có thể điều trị suy giảm ham muốn, di mộng tinh, tinh trùng yếu, rối loạn cương dương, liệt dương,…
  • Bệnh về bàng quang: Thầy thuốc cho biết, khi tác động chuẩn xác và huyệt đạo này sẽ chủ trị chứng bí tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt,…
Huyệt đạo giúp chữa trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh
Huyệt đạo giúp chữa trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh

Cách châm cứu, bấm huyệt Bát Liêu trị bệnh

Tuy được biết đến với những tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh lý và cải thiện sức khỏe, nhưng nhiều người vẫn còn mơ hồ về phương pháp ứng dụng huyệt Bát Liêu.

Giống như các huyệt đạo khác, huyệt Bát Liêu được khai thông chủ yếu thông qua 2 phương pháp là châm cứu và bấm huyệt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật thực hiện chuẩn được chia sẻ từ chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Cách châm huyệt Bát Liêu

Phương pháp châm cứu huyệt Bát Liêu nói riêng và các huyệt đạo khác trên cơ thể nói chung đều yêu cầu cần được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn cao nhằm đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất và an toàn cho sức khỏe.

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm trong tư thế sấp, thả lỏng cơ thể và tinh thần.
  • Bước 2: Xác định huyệt Bát Liêu, sau đó dùng kim châm thẳng với độ sâu từ 1 – 2 thốn.
  • Bước 3: Cứu 3 – 7 tráng và ôn cứu 5 – 20 phút tùy tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người.

Nếu châm đắc khí (đạt hiệu quả tốt), người bệnh sẽ thấy căng tức vùng cột sống, cảm giác này có thể lan xuống các chi dưới. Đồng thời, châm đúng vào lỗ cùng sẽ có cảm giác điện chạy qua.

Cách bấm huyệt Bát Liêu

Do nằm ở vị trí đặc biệt, có chứa nhiều thần kinh tại cột sống nên phương pháp bấm huyệt Bát Liêu được khuyến cáo không nên tự thực hiện tại nhà nhằm hạn chế tối đa rủi ro không mong muốn.

  • Bước 1: Tìm vị trí huyệt Bát Liêu theo hướng dẫn.
  • Bước 2: Đặt ngón trỏ và ngón cái cách nhau 1.5 thốn day xung quanh huyệt Bát Liêu để vùng huyệt nóng lên. Ngoài ra, có thể dùng trực tiếp lòng bàn tay massage cùng có tác dụng giảm đau hiệu quả.
Phương pháp bấm huyệt Bát Liêu được khuyến cáo không nên tự thực hiện tại nhà
Phương pháp bấm huyệt Bát Liêu được khuyến cáo không nên tự thực hiện tại nhà

Phối huyệt Bát Liêu chuẩn y học cổ truyền

Hệ thống các huyệt đạo trên cơ thể có liên quan chặt chẽ đến nhau. Khi biết phối những huyệt đạo thích hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh và có thể hỗ trợ cải thiện nhiều chứng bệnh khác. Các cách phối huyệt Bát Liêu chuẩn xác đã được ghi chép chi tiết trong Châm cứu Học Thượng Hải như sau:

  • Phối cùng huyệt Quan Nguyên (Nh 4) thấu huyệt Trung Cực (Nh 3) + huyệt Tam Âm Giao (Ty 6): Điều trị thống kinh.
  • Phối cùng huyệt Huyết Hải (Ty 10) + huyệt Khí Hải (Nh 6) + huyệt Quan Nguyên (Nh 4) + huyệt Tam Âm Giao (Ty 6) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36) + huyệt Tử Cung: Điều trị tử cung xuất huyết.
  • Phối cùng huyệt Thừa Sơn (Bq 57) + huyệt Trường Cường (Đc 1): Điều trị hậu môn bị rò.
  • Phối cùng huyệt Hợp Cốc (Đtr 4) + huyệt Tam Âm Giao (Ty 6) + huyệt Thứ Liêu (Bq 32) + huyệt Thượng Liêu (Bq 31): Tác dụng thúc đẻ.

Tuy nhiên, trên đây là những cách phối truyền thống được ghi chép trong sách cổ. Trên thực tế thầy thuốc có thể linh hoạt loại bỏ hoặc bổ sung thêm một số huyệt đạo trong quá trình châm cứu, bấm huyệt sao cho phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng của người bệnh.

Lưu ý khi khai thông Bát Liêu huyệt

Có không ít trường hợp gặp tai biến trong quá trình điều trị bệnh bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt. Vậy nên, để đảm bảo những rủi ro không mong muốn, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đưa ra một số nguyên tắc quan trọng trong quá trình khai thông huyệt đạo.

  • Nếu bạn không nắm rõ cách xác định huyệt Bát Liêu thì nên tìm thầy thuốc, bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bởi việc tác động châm cứu, bấm huyệt sai cách không chỉ không mang lại tác dụng chữa bệnh mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
  • Người thực hiện châm cứu, bấm huyệt cần đảm bảo yếu tố vệ sinh như: Cắt ngắn móng tay, rửa sạch tay, sát trùng da và sát khuẩn sạch sẽ các dụng cụ hỗ trợ châm cứu bấm huyệt.
  • Trước và sau khi châm cứu, bấm huyệt không sử dụng đồ uống có cồn như bia rượu hoặc chất kích thích như thuốc lá, cà phê. Đồng thời, không làm việc quá sức, cần đảm bảo nghỉ ngơi điều độ để cơ thể phục hồi.
  • Không châm cứu, bấm huyệt lên vị trí huyệt đạo đang bị sưng viêm, có vết thương hở để tránh gây nhiễm trùng, ảnh hưởng sức khỏe.
Trước và sau khi châm cứu, bấm huyệt không sử dụng chất kích thích
Trước và sau khi châm cứu, bấm huyệt không sử dụng chất kích thích
  • Trong quá trình điều trị bệnh, nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như đổ nhiều mồ hôi, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, chân tay bỗng dưng mỏi rã rời,… người bệnh cần báo ngay cho thầy thuốc, bác sĩ để được theo dõi.
  • Các phương pháp điều trị Y học cổ truyền và liệu pháp châm cứu, bấm huyệt nói riêng đều có tác dụng chậm. Vậy nên người bệnh cần kiên trì, theo đến hết liệu trình điều trị được khuyến nghị để bệnh được cải thiện rõ rệt.
  • Không thực hiện châm cứu, bấm huyệt cho những bệnh nhân đang bị chấn thương khớp, nhiễm trùng máu, suy gan thận hoặc những người có thể trạng quá yếu, phụ nữ đang mang thai.
  • Bên cạnh đó, để tăng tốc độ cải thiện sức khỏe, người bệnh cần kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ dinh dưỡng, rèn luyện thể thao mỗi ngày để sức đề kháng được tăng cường, ngăn ngừa bệnh tật tấn công.

Huyệt Bát Liêu khi được tác động đúng cách sẽ giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh và tăng cường sức khỏe hiệu quả. Nhưng với đặc điểm nằm tại vị trí nhạy cảm (gần cột sống) nên người bệnh cần đến các phòng khám Y học cổ truyền để được trị liệu chuẩn xác, đúng chuyên môn đảm bảo an toàn sức khỏe.

Xem thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...