Huyệt Hội Âm Là Gì? Công Dụng Chữa Bệnh Và Lưu Ý Quan Trọng
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênHuyệt Hội Âm thường được sử dụng để hỗ trợ dương cường, tráng dương, điều trị các bệnh liên quan tới sinh lý, hậu môn, tiết niệu,… Đây là một huyệt đạo vô cùng quan trọng liên quan tới sinh lý. Tuy nhiên, lại chưa có nhiều người biết đến huyệt đạo này và không thể xác định được vị trí của nó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết về huyệt, công dụng cũng như lưu ý quan trọng. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới dưới đây.
Huyệt Hội Âm là gì?
Huyệt Hội Âm là sự kết hợp của hai từ: “Hội,” có nghĩa là họp lại, và “Âm,” liên quan đến bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn. Huyệt nằm ở giữa bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn. Đây là điểm bắt đầu của các mạch quan trọng trong cơ thể như Nhâm, Xung và Đốc, tạo nên nơi giao hội của các kinh Âm.
Huyện Hội Âm có các đặc tính như sau:
- Huyệt đầu tiên trên mạch Nhâm.
- Nơi kết nối của 3 mạch quan trọng: Nhâm, Xung và Đốc.
- Được gọi là Hội Âm vì nằm ở vị trí giao hội của các kinh âm.
Theo Y Học Cổ Truyền, vị trí huyệt Hội Âm nằm ở vị trí giữa bộ phận tiền âm và hậu âm ở nam giới hoặc giữa bìu và hậu môn ở nữ giới. Huyệt được định vị ở đường sau của âm thần và hậu môn ở phụ nữ hoặc ở giữa nút đáy chậu, nơi các nếp da chạy từ hậu môn, bộ phận sinh dục ngoài và hai bên háng giao nhau.
Về mặt giải phẫu, huyệt Hội Âm được hình thành bởi sự kết hợp của các cơ ngang nông dưới đáy chậu, cơ thắt vân hậu môn, cơ thắt vân niệu đạo, cơ âm đạo-trực tràng, cơ trực tràng-niệu đạo, cơ ngang sâu dưới đáy chậu và cơ bó trước hậu môn của cơ nâng hậu môn. Huyệt này nằm ở trung tâm của nút xơ đáy chậu. Hai nhánh thần kinh thẹn của đáy chậu sẽ điều khiển chức năng thần kinh vận động cơ tại vùng huyệt, trong khi vùng da sẽ nhận tiếp cảm giác từ tiết đoạn thần kinh S5.”
Huyệt Hội Âm có tác dụng gì?
Có không ít nam giới gặp phải tình trạng xuất tinh sớm, ảnh hưởng tới đời sống tình dục. Lúc này, Hội Âm huyệt sẽ có tác dụng điều chế cảm xúc trước khi bước vào cuộc ân ái. Huyệt nằm ẩn dưới bộ phận sinh dịch nên có thể hạn chế khí dương tích tụ tại đó. Khi bấm huyệt hội âm ở nam sẽ giúp nam giới cải thiện tình trạng xuất tinh sớm. Đồng thời, huyệt hội âm dương cường giúp bạn không bị mất sức quá nhiều nhưng vẫn đạt được khoái cảm trong khi quan hệ tình dục.
Tác dụng huyệt Hội Âm không chỉ đối với nam giới mà còn vô cùng hiệu quả đối với sức khỏe của phái nữ. Khi thực hiện bấm huyệt hội âm ở nữ, các bệnh phụ khoa hay tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện hiệu quả. Ngoài ra, khi tác động còn có công dụng cân bằng tinh thần, giảm sự hưng phấn nhằm kéo dài thời gian của trận chiến. Để thực hiện bấm huyệt hội âm của nữ, bạn hãy lấy ngón tay trỏ và bấm mạnh vào huyệt khoảng 10 phút mỗi ngày hoặc trước khi quan hệ tình dục để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài điều hòa kinh nguyệt, huyệt Hội Âm còn có tác dụng giảm các triệu chứng viêm niệu đạo và giảm đau hơn sau mỗi lần “quan hệ”.
Các phương pháp chữa bệnh với huyệt Hội Âm
Bấm huyệt Hội Âm có tác dụng kích thích sinh lý, cải thiện tình trạng xuất tinh sớm. Dưới đây là một số cách bấm huyệt có thể giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng tảo tiết:
- Bấm Huyệt Nội Quan: Nam giới khi bấm huyệt cần duy trì trong khoảng 10 phút trước khi quan hệ. Từ đó có thể giảm được tình trạng xuất tinh sớm và kéo dài được thời gian quan hệ.
- Huyệt Hội Âm: Đây là vị trí huyệt có tác dụng chữa các chứng bệnh liên quan tới hệ tình dục, hậu môn và tiết niệu, đặc biệt là di tinh, mộng tinh, tảo tiết và rối loạn kinh nguyệt. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn cần xác định đúng vị trí của huyệt và nhấn vào đó khoảng 10 phút với lực đều đặn. Trước khi thực hiện cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn.
- Bấm các huyệt Khí Hải, Quan Nguyên, Khúc Cốt và Tam Âm Giao: Bấm các huyệt này mỗi huyệt khoảng nửa phút trước khi quan hệ. Sau đó xoa phần bụng dưới và và xát đường trắng giữa dưới rốn trong 1 phút để làm cho khu vực này nóng lên. Tiếp theo, áp dụng bấm huyệt Thận Du và Mệnh Môn mỗi huyệt trong khoảng 2 phút có thể giúp cải thiện tình trạng tảo tiết.
Khi thực hiện, bạn cần nắm vững các kiến thức về huyệt đạo, xác định đúng vị trí và thực hiện theo đúng hướng dẫn để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Lưu ý khi thực hiện bấm huyệt
Bấm các huyệt Hội Âm của cả nam và nữ đều là những phương pháp trị liệu truyền thống và an toàn, phù hợp nhiều đối tượng người bệnh, kể cả những người có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn có một số vấn đề sức khỏe sau đây, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bấm huyệt:
- Nếu bạn có vấn đề về tuần hoàn máu ở bàn chân hoặc dưới da, nên chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn kỹ càng trước khi thực hiện bấm huyệt.
- Người mắc bệnh gút cần thận trọng khi bấm huyệt vì áp lực trên các huyệt đạo có thể gây đau và tăng nguy cơ cơn đau gút.
- Nếu bạn có loét chân hoặc vết thương ở chân, nên không nên bấm huyệt ở vị trí đó để tránh gây tổn thương nặng hơn.
- Người mắc các vấn đề về cục máu đông hoặc viêm tĩnh mạch chân cần được bác sĩ thăm khám kỹ càng trước khi thực hiện bấm huyệt để đảm bảo an toàn.
- Bệnh nhân mắc nhiễm nấm da chân, bạn nên kiểm tra và vệ sinh kỹ vùng da trước khi áp dụng bấm huyệt để tránh lây lan nấm.
- Bệnh nhân có vấn đề về tuyến giáp nên tìm sự tư vấn của bác sĩ trước khi bấm huyệt, phương pháp này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
- Người bệnh đang mắc bệnh động kinh nên thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng bấm huyệt, để đảm bảo không gây ra tình trạng khó kiểm soát.
- Người bệnh có số lượng tiểu cầu thấp hoặc mắc các vấn đề về máu, có nguy cơ bầm tím hoặc chảy máu cần chia sẻ với bác sĩ để có biện pháp khắc phục phù hợp.
Lưu ý: Thai phụ nên thông báo với bác sĩ bấm huyệt về thai kỳ, và chỉ nên thực hiện bấm huyệt khi được hướng dẫn bởi bác sĩ, để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc tìm hiểu kỹ càng về huyệt Hội Âm cũng như các phương pháp chữa bệnh đối với huyệt đạo này. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về trên đã có thể giúp ích được cho bạn trong việc điều trị bệnh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Xem Thêm:
- Huyệt Đản Trung: Vị Trí, Tác Dụng Và Cách Chữa Bệnh
- Huyệt Dưỡng Lão: Công Dụng, Cách Châm Cứu Và Lưu Ý Quan Trọng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!