Huyệt Bể Quan: Khám Phá Công Dụng Và Cách Khai Thông

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Bể Quan có tác dụng tốt trong điều trị một số bệnh tại vùng chậu và chi dưới. Đặc biệt, nếu tác động đúng cách sẽ có ích trong việc phục hồi di chứng liệt ở bệnh nhân tai biến. Cùng tìm hiểu chi tiết vị trí, vai trò và phương pháp bấm huyệt, châm cứu huyệt đạo này trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu về huyệt Bể Quan

Huyệt Bể Quan là một trong số huyệt đạo quan trọng trên cơ thể con người. Trong Đông y, huyệt không chỉ làm nhiệm vụ liên kết kinh mạch mà còn có ý nghĩa lớn trong trị bệnh.

  • Về tên gọi: Theo tài liệu Trung Y Cương Mục, tên gọi “Bể Quan” được giải nghĩa như sau: “Bể” có nghĩa là khớp háng khi chuyển động, “quan” là tạo thành khe. Do huyệt nằm ngay thằng trên khớp này nên được gọi với tên huyệt Bể Quan. 
  • Về đặc tính: Đây là huyệt thứ 31 của Vị kinh.
  • Về vị trí huyệt Bể Quan: Huyệt nằm ở vùng phễu đùi, tại điểm gặp nhau của đường ngang qua xương mu và đường dọc qua gai chậu trước trên. Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy khu vực này có một chỗ lõm, được tạo bởi cơ căng gân đùi và cơ may. Huyệt nằm ngang huyệt Hội Âm, phía trên huyệt Phục Thở 6 thốn và trên lằn gối chân 13 thốn.
  • Theo giải phẫu: Ngay dưới da là cơ căng cân đùi và góc cơ may, khe của cơ đáy chậu, cơ thẳng trước đùi, cơ rộng giữa đùi – xương đùi. Thần kinh vận động gồm có nhánh của dây thần kinh mông trên, nhánh của dây thần kinh đùi và các ngành ngang của đám rối thắt lưng. Da của vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn dây thần kinh L2.
huyet be quan
Huyệt Bể Quan là một trong số huyệt đạo quan trọng trên cơ thể con người

Công dụng của huyệt Bể Quan đối với sức khỏe

Với đặc trưng về vị trí, huyệt Bể Quan có tác dụng đả thông kinh lạc và trừ phong thấp. Các chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, tác động vào huyệt vị này còn có khả năng điều trị một số bệnh lý sau:

  • Đau háng, đau đùi, đau mỏi lưng, tê chân và khó khăn khi co duỗi chân.
  • Người bị viêm hạch vùng bẹn và viêm cơ đáy chậu.
  • Bệnh nhân liệt vùng chi dưới và liệt nửa người.
huyet be quan
Huyệt Bể Quan có tác dụng tốt trong điều trị một số bệnh vu lưng, xương chậu

Phương pháp tác động huyệt để trị bệnh

Trong Đông y, để chữa bệnh bằng huyệt Bể Quan có hai các tác động là châm cứu và bấm huyệt. Tuy nhiên, những biện pháp này cần được thực hiện đúng cách như sau:

Cách châm cứu

Châm cứu là phương pháp phổ biến trong Đông y giúp tác động sâu vào huyệt. Từ đó làm tăng khả năng loại trừ bệnh một cách triệt để và hiệu quả. Cách châm cứu huyệt Bể Quan như sau:

  • Xác định được vị trí huyệt nằm ở đâu.
  • Chuẩn bị kim châm chuyên dụng, tiệt trùng sạch.
  • Châm thẳng, độ sâu từ 1 – 1.5 thốn, cứu 3 – 5 tráng, ôn cứu trong 5 – 10 phút.

Cách bấm huyệt

So với châm cứu thì bấm huyệt là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, bạn cần áp dụng theo các bước sau:

  • Xác định vị trí của huyệt.
  • Dùng đầu ngón tay với lực đủ mạnh để day ấn huyệt.
  • Thực hiện trong ít nhất từ 1 – 3 phút để phát huy hiệu quả trị bệnh.

Phối huyệt trị bệnh hiệu quả, an toàn

Phối huyệt khá phổ biến trong Đông y, được nhiều người áp dụng để tăng hiệu quả trị bệnh. Các hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Trị khớp đùi vế đau: Phối với Thừa PhùỦy Trung (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Trị tê chi dưới, đi lại khó khăn: Phối với Hoàn Khiêu, Thừa Phù, Phong Thị và Túc Tam Lý (theo Châm Cứu Học Giản Biên).
huyet be quan
Khi phối cùng các huyệt đạo phù hợp giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh

Những lưu ý cần nhớ khi bấm huyệt, châm cứu

Hiệu quả của châm cứu bấm huyệt trong trị bệnh là tổng hợp của nhiều yếu tố. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện tác động vào huyệt bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Không nên day bấm huyệt quá mạnh vì có thể gây bầm tím trên bề mặt và khiến các tổ chức dưới da bị tổn thương.
  • Người đang bị sốt, phụ nữ có thai, người có sức khỏe yếu, bị đau xương khớp mãn tính không nên bấm huyệt.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện châm cứu, bấm huyệt.
  • Sát khuẩn vùng huyệt trước khi châm cứu để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Không châm cứu, bấm huyệt khi có các vết thương hở, da bị trầy xước, chảy máu, viêm nhiễm.
  • Không day ấn huyệt sau khi uống rượu bia hoặc sau khi ăn quá no vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Trước khi bấm huyệt Bể Quan, cần kiểm tra mật độ khoáng xương đối với người trên 45 tuổi.
  • Châm cứu bấm huyệt đòi hỏi kỹ thuật chính xác, nên cần tìm đến thầy thuốc có kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Hiệu quả của phương pháp điều trị bằng châm cứu bấm huyệt phụ thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Vì vậy, khi áp dụng không thấy cải thiện người bệnh cần làm thêm các biện pháp khám và điều trị khác phù hợp hơn.

Trong bài viết trên đây đã giải đáp thông tin chi tiết về huyệt Bể Quan, vị trí vai trò và cách tác động hiệu quả. Hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn trước khi áp dụng điều trị bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...