Vị Trí Huyệt Chí Thất Ở Đâu? Khám Phá Tác Dụng Trong Trị Bệnh
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênHuyệt Chí Thất thuộc hệ thống huyệt đạo chính, đóng vai trò rất quan trọng trong Y học cổ truyền. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác về vị trí, công dụng cũng như các tác động khai thông huyệt đạo đúng cách. Trong bài viết này, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ giúp bạn làm rõ các vấn đề trên.
Giới thiệu tổng quan về huyệt Chí Thất
Huyệt Chí Thất còn được gọi với những tên khác như Chí Đường, Tinh Cung. Tên gọi này được hiệu đơn giản là nơi thận rót nguyên khí vào trong. Vậy nên, khi tác động đến huyệt Chí Thất có thể điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý liên quan đến thận. Theo các tài liệu Y học cổ truyền, huyệt có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh, là huyệt thứ 52 của Bàng Quang kinh, ứng với Thận tàng chí.
Huyệt Chí Thất nằm ở 2 bên xương sống. Có 2 các xác định vị trí của huyệt đạo như sau:
- Cách 1: Tìm tới đốt xương sống thứ 14, từ đây đo ngang sang 2 bên 3 thốn. Đây chính là vị trí huyệt đạo Chí Thất cần tìm.
- Cách 2: Tìm giao điểm của đường thẳng đứng phía ngoài mạch Đốc, cùng đường ngang chạy qua mỏm gai sống thắt lưng số 2. Từ điểm này đo ngang sang 3 tấc sẽ xác định được 1 điểm, điểm này cách huyệt Thận Du 1.5 thốn chính là vị trí của huyệt Chí Thất.
Các đặc điểm giải phẫu của huyệt đạo như sau:
- Dưới da huyệt đạo là cân lưng – thắt lưng, cơ răng cưa bé sau – dưới, cơ lưng to, cơ chậu sườn – thắt lưng, cơ vuông thắt lưng và niệu quản.
- Thần kinh vận động cơ vùng huyệt đạo này là nhánh đám rối cánh tay và nhánh của dây sống thắt lưng số 2.
- Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn dây thần kinh D12.
Công dụng của huyệt Chí Thất là gì?
Huyệt Chí Thất được biết đến là một trong những huyệt đạo mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Theo Y học cổ truyền, huyệt đạo này có tác dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh, thẩm thấp, lợi tiểu. Nhờ vậy, huyệt chủ trị các bệnh về như: Vùng lưng và thắt lưng cứng đau, Thận viêm, suy nhược, di mộng tinh, liệt dương, phù thũng, tiểu tiện rối loạn. Cụ thể hơn, những công dụng của huyệt Chí Thất bao gồm:
- Cải thiện sinh lý phái mạnh: Giúp tăng cường sinh lý, hỗ trợ điều trị các bệnh nam khoa như di tinh, mộng tinh, liệt dương, rối loạn cương dương, sưng bộ phận sinh dục.
- Điều trị bệnh tiết niệu: Khai thông huyệt Chí Thất có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến tiết niệu như tiểu bí, tiểu rắt, tiểu buốt,…
- Điều trị bệnh vùng lưng: Thầy thuốc cho biết, tác động Chí Thất huyệt có khả năng điều trị các vấn đề cơ – gân – xương vùng lưng như thoát vị đĩa đệm, đau cứng thắt lưng, đau cơ liên sườn,….
- Một số tác dụng khác: Ngoài ra, khi được phối cùng những huyệt đạo thích hợp sẽ mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như: Điều trị đau lưng, trị sa tử cung, trị các thương tổn ở tổ chức mềm của lưng, trị sưng đau âm đạo,…
Xem thêm: Vị Trí Huyệt Tỳ Du Ở Đâu? Tìm Hiểu Các Công Dụng Trị Bệnh
Cách khai thông huyệt Chí Thất chữa bệnh an toàn
Châm cứu và bấm huyệt là 2 phương pháp khai thông huyệt đạo được thầy thuốc đánh giá mang đến hiệu quả cao, lại hạn chế tối đa tác dụng phụ. Nhưng để phát huy được những ưu điểm này, cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật.
Bấm huyệt trị bệnh Chí Thất chữa bệnh
Người bệnh có thể tự bấm huyệt tại nhà mỗi ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe hiện tại. Cụ thể, hướng dẫn bấm huyệt từng bước như sau:
- Bước 1: Xác định vị trí của huyệt đạo Chí Thất theo hướng dẫn.
- Bước 2: Xoa 2 lòng bàn tay với nhau để làm nóng. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị cao hơn.
- Bước 3: Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn trực tiếp lên huyệt đạo với lực vừa phải, đủ để tác động khai thông huyệt.
- Bước 4: Thực hiện day bấm, xoa bóp huyệt đạo theo hướng kim đồng hồ từ 2 – 5 phút. Mỗi ngày nên thực hiện 2 – 3 lần để cải thiện sức khỏe.
Chú ý, đối với tình trạng huyệt đạo đang bị sưng viêm hoặc có vết thương hở, tuyệt đối không thực hiện bất cứ tác động nào để tránh khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
Châm cứu huyệt Chí Thất
Bên cạnh bấm huyệt, châm cứu là phương pháp khai thông huyệt đạo được ứng dụng phổ biến. Phương pháp này có đặc trưng là sử dụng kim châm cứu châm thẳng vào huyệt đạo. Vậy nên, một trong những điều vô cùng quan trọng là cần đảm bảo kim châm được sát khuẩn sạch sẽ, tránh gây viêm nhiễm. Kỹ thuật châm cứu được áp dụng như sau:
- Bước 1: Để người bệnh nằm sấp với tư thế thả lỏng. Xác định chính xác vị trí của huyệt Chí Thất.
- Bước 2: Dùng kim đã được sát khuẩn châm thẳng vào huyệt đạo, độ sâu sẽ dao động từ 0.5 – 0.8 thốn. Đối với tình trạng vùng lưng đang tổn thương nghiêm trọng hoặc thận bị sa xuống, tiến hành châm kim xiên về hướng huyệt Thận Du.
- Bước 3: Dựa vào mức độ bệnh, thầy thuốc sẽ tiến hành cứu 5 – 7 tráng, ôn cứu 10 – 20 phút.
Cần lưu ý, huyệt đạo Chí Thất chịu sự chi phối bởi tiết đoạn dây thần kinh D12. Vậy nên, không châm cứu quá sâu sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
So với bấm huyệt, châm cứu sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn, xong, phương pháp này cũng kèm nhiều rủi ro hơn do cần sử dụng kim châm trực tiếp xuống huyệt đạo. Vậy nên, người bệnh tuyệt đối không tự thực hiện mà cần đến phòng khám để có thầy thuốc, bác sĩ chuyên môn cao tiến hành điều trị.
Hướng dẫn phối huyệt Chí Thất cùng huyệt đạo khác
Các huyệt đạo trên cơ thể có liên quan mật thiết đến nhau. Bởi vậy, khi được phối đúng cách sẽ giúp phát huy tối đa tác dụng. Tương tự như các huyệt đạo khác, trong tài liệu Y học cổ truyền cũng ghi chép nhiều cách phối huyệt Chí Thất.
- Phối hợp cùng huyệt Bào Quang: Điều trị sa tử cung, sưng đau âm đạo.
- Phối hợp cùng huyệt Kinh Môn: Chữa đau lưng.
- Phối hợp cùng huyệt Cao Hoang + huyệt Thận Du: Chữa chứng di tinh mộng tinh.
- Phối hợp cùng huyệt Tam Âm Giao + huyệt Thận Du: Trị đau thận.
- Phối hợp cùng huyệt Bàng Quang Du + huyệt Thái Khê: Chữa trị thận sa.
- Phối hợp cùng huyệt Mệnh Môn + huyệt Ủy Trung + huyệt Thận Du: Điều trị đau thắt lưng.
- Phối hợp cùng huyệt Ân Môn + huyệt Quan Nguyên Du: Trị các tổn thương mềm ở vùng lưng.
Những ghi chép về cách phối huyệt trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không tự ý áp dụng. Bởi còn tùy từng tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh hiện tại, thầy thuốc sẽ thay đổi lựa chọn kết hợp thêm, hoặc bớt huyệt đạo để phù hợp hơn.
Lưu ý khi châm cứu, bấm huyệt Chí Thất
Không thể phủ nhận tác dụng mà huyệt Chí Thất mang lại cho sức khỏe. Nhưng nếu có những sai sót bất kỳ trong quá trình tác động huyệt đạo cũng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vậy nên, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ một số lưu ý quan trọng khi châm cứu, bấm huyệt để đảm bảo hiệu quả, an toàn.
- Phương pháp châm cứu, bấm huyệt thường không cho tác dụng ngay lập tức. Tùy cơ địa mỗi người, thời gian cải thiện tình trạng bệnh sẽ khác nhau. Thông thường từ 3 – 5 tuần, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt. Vậy nên, người bệnh không nên bỏ dở liệu trình điều trị.
- Đối với phương pháp châm cứu, người bệnh tuyệt đối không tự ý thực hiện tại nhà mà cần đến phòng khám Đông y để được điều trị bởi người có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn.
- Trong quá trình châm cứu, bấm huyệt, người bệnh cần thả lỏng cơ thể, giữ tinh thần thoải mái để kết quả điều trị đạt ở mức cao nhất. Tình trạng căng thẳng, stress sẽ khiến hiệu quả giảm nghiêm trọng.
- Trước và sau khi điều trị, người bệnh không sử dụng các loại chất kích thích, không ăn đồ nhiều dầu mỡ, không làm việc nặng,… để không ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh.
- Có nhiều người thể trạng không đáp ứng với các tác động khai thông, bấm huyệt. Vậy nên, Nếu trong quá trình điều trị bằng liệu pháp này, cơ thể xuất hiện triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt,… cần phải báo với bác sĩ để xử lý kịp thời.
- Châm cứu, bấm huyệt chỉ giúp hỗ trợ điều trị. Người bệnh vẫn cần đến phòng Khám chuyên khoa để kiểm tra sức khỏe khi có dấu hiệu bất thường. Đồng thời tuân thủ theo phác đồ chuyên sâu mà bác sĩ xây dựng.
Huyệt Chí Thất là một huyệt đạo đóng vai trò rất quan trọng, giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nếu ta biết tận dụng tốt. Vì vậy với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng bạn có thể áp dụng hiệu quả và an toàn trong thực tiễn.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!