Huyệt Cự Khuyết: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Tác Động

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Cự Khuyết là một trong những huyệt đạo có khả năng ứng dụng cao trong chăm sóc sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ giới thiệu đến bạn đọc các thông tin chi tiết về vị trí, công dụng, cách tác động đúng và những lưu ý quan trọng về huyệt đạo này.

Tổng quan về huyệt Cự Khuyết

Tên gọi huyệt Cự Khuyết dịch theo nghĩa Hán từ “Cự” mang ý nghĩa là to lớn, “Khuyết” là lối đi chính giữa cổng của 2 tầng gồm hai đai ngoài cửa và ở trên làm cái lầu. Vì tâm khí chảy vào Tâm thông huyệt vị này nên được ví như cung điện của trái tim (theo Châm cứu vân đối).

  • Về xuất xứ: Huyệt Cự Khuyết có nguồn gốc từ Thiên Kinh Mạch tức Linh Khu 10. Là huyệt thứ 14 thuộc Nhâm mạch (CV14). Ngoài ra, huyệt đạo này còn là nơi khí của Tâm hợp với mạch Nhâm.
  • Về giải phẫu: Cự Khuyết nằm ở phía trên thuộc đường trắng, phía sau đường trắng là vị trí của mạc ngang, phúc mạc. Phía sau thành bụng là thùy gan trái. Vùng da tại huyệt bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.
  • Cách xác định vị trí của huyệt Cự Khuyết: Phía dưới của Cưu Vĩ 1 tấc ( Phát Huy, Giáp Ất, Đại Thành, Đồng Nhân). Để xác định vị trí của huyệt Cự Khuyết người ta lấy ở điểm nối 6/8 phía dưới với 2/8 phía trên của rốn. Đây đồng thời là điểm gặp nhau của 2 bờ sườn.
Huyệt Cự Khuyết là một trong những huyệt đạo có khả năng ứng dụng cao
Huyệt Cự Khuyết là một trong những huyệt đạo có khả năng ứng dụng cao

Xem thêm: Huyệt Kỳ Môn: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Tác Động

Công dụng của huyệt Cự Khuyết

Trong Y học cổ truyền, huyệt Cự Khuyết rất được coi trọng bởi nó mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh như:

  • Cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn liên tục.
  • Đẩy lùi một số bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như đau dạ dày, ợ chua, ợ hơi,…
  • Giảm các triệu chứng do yêu tim như đau ngực, hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Cấp cứu các trường hợp dễ ngất xỉu, hệ miễn dịch yếu.
  • Góp phần đẩy lùi các vấn đề về thần kinh như lo âu, đãng trí, trầm cảm…
  • Hỗ trợ phụ nữ có thai trong các trường hợp thai nằm lệch vị trí, thai nhi dồn lên cao ép tim,… hoặc những người bị ngất.
  • Hóa thấp trệ ở trung tiêu, thanh tâm, thông ở bên trong, điều hòa khí huyết, cải thiện sức khỏe tinh thần.
  • Chủ trị các bệnh đau bụng, nôn mửa, tim đập nhanh, ợ chua, người đãng trí, hay quên.
Huyệt đạo này có thể đẩy lùi một số bệnh liên quan đến đường tiêu hoá
Huyệt đạo này có thể đẩy lùi một số bệnh liên quan đến đường tiêu hoá

Cách châm cứu, bấm huyệt đúng

Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, để phát huy tác dụng chữa bệnh của huyệt, bạn có thể châm cứu hoặc bấm huyệt với các bước thực hiện đúng kỹ thuật. Cụ thể:

Bấm huyệt

Trước khi bấm huyệt, người thực hiện cần vệ sinh tay sạch. Tiếp đó, xoa hai lòng vào bàn tay vào nhau trong khoảng 5 phút cho đến khi ấm lên và thực hiện các bước sau:

  • Nhận diện vị trí Cự Khuyết huyệt trên cơ thể.
  • Dùng đầu ngón tay ấn vào chính huyệt với lực vừa phải. Kết hợp vừa day vừa ấn trong vòng 1 phút.
  • Lặp lại việc massage khu vực xung quanh huyệt để kết thúc.

Lưu ý: Không nên sử dụng lực quá mạnh vì có thể gây đau tức, khó chịu. 

Châm cứu

Châm cứu là cách đả thông kinh mạch sâu và hiệu quả. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn cao. Cách thực hiện châm cứu huyệt Cự Khuyết như sau:

  • Xác định vị trí huyệt Cự Khuyết.
  • Châm kim theo chiều thẳng đứng, độ sâu của kim từ 0.5 – 2 thốn.
  • Châm cứu trong thời gian 15 – 20 phút tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người.
Châm cứu huyệt cần đảm bảo chính xác, an toàn
Châm cứu huyệt cần đảm bảo chính xác, an toàn

Phối huyệt trị bệnh

Huyệt Cự Khuyết có thể phối với một số huyệt đạo khác để tăng hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe như:

  • Trị nói sảng: Phối Trúc Tân (Th.9) (theo Thiên Kim Phương).
  • Trị bồn chồn trong ngực: Phối Tâm Du (Bàng quang.15) (theo Tư Sinh Kinh).
  • Trị bụng trên sình trướng: Phối Thượng Quản (Nh.13) (theo Tư Sinh Kinh).
  • Trị phiền muộn: Phối Gian Sử (Tâm bào.5) (theo Tư Sinh Kinh).
  • Trị nôn mửa: Phối Chiên Trung (Nh.17) (theo Tư Sinh Kinh).
  • Trị hồi hộp: Phối Tâm Du (Bàng quang.15) + Thiên Tỉnh (Tam tiêu.10) (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Trị nôn mửa, muốn nôn: Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thương Khâu (Ty.5) (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Trị tim đau, hồi hộp: Phối Nội Quan (Tâm bào.6) + Tâm Du (Bàng quang.15) (theo Châm Cứu Học Giản Biên).
  • Trị ngực khô ráo: Phối Tam Âm Giao (Ty.6) + Thần Môn (Tm.7) (theo Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  • Trị tim hồi hộp: Phối Âm Đô (Th.19) + Đại Cự (Ty.27) + Trung Quản (Nh.12) (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Trị tim đau thắt: Phối Khích Môn (Tâm bào.5) + Tâm Du (Bàng quang.15) + Thông Lý (Tm.5) (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Trị tâm thần phân liệt: Phối Nội Quan (Tâm bào.6) + Phong Trì (Đ.20) thấu Phong Trì + Túc Tam Lý (Vi.36) (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Trị động kinh: Phối Đại Chùy (Đốc.14) + Nhân Trung (Đốc.26) + Yêu Kỳ + Nội Quan (Tâm bào.6) (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Trị vùng tim đau thắt: Phối Khích Môn (Tâm bào.4) + Tâm Du (Bàng quang.15) + Thông Lý(Tm.5) (theo Châm Cứu Học Việt Nam).

Một số lưu ý khi bấm huyệt và châm cứu

Để ứng dụng huyệt Cự Khuyết chữa bệnh hiệu quả cần tuân thủ các nguyên tắc quan trọng sau:

  • Do nằm gần sát gan nên không được châm cứu quá sâu vì có thể gây chảy máu trong.
  • Không áp dụng châm cứu cho người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
  • Tìm địa chỉ uy tín và bác sĩ có tay nghề để thực hiện châm cứu bấm huyệt có hiệu quả, đảm bảo an toàn.
  • Không châm cứu khi vùng da quanh huyệt có vết thương hở.

Huyệt Cự Khuyết có ý nghĩa ứng dụng cao trong chăm sóc sức khỏe. Do đó, bạn hãy tuân thủ các nguyên tắc quan trọng trong châm cứu, bấm huyệt để có kết quả điều trị tốt.

Xem thêm: 

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Mỹ Đức, Hà Nội

Ngày 12/07/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức một buổi tư...
Quang cảnh buổi tư vấn sức khỏe với sự tham gia đông đảo của người dân phường Đại Mỗ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Đại Mỗ, NTL

Ngày 5/7/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức thành...
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Phượng thăm khám, tư vấn cho bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí – Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thu Hút Hàng Trăm Bà Con Thổ Quan

Ngày 3/7/2024 vừa qua, tại UBND phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội trở...