Huyệt Ngọc Chẩm Ở Đâu? Tìm Hiểu Tác Dụng Và Cách Khai Mở

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Mỗi huyệt đạo trên cơ thể đều giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Trong đó, huyệt Ngọc Chẩm với tác dụng trấn thống, khu phong giúp điều trị hiệu quả các bệnh lý liên quan đến chóng mặt, đau đầu, đau mắt. Cụ thể, dưới đây là thông tin chi tiết về huyệt vị này do Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cung cấp.

Vị trí huyệt Ngọc Chẩm ở đâu? Xác định thế nào?

Huyệt Ngọc Chẩm có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh, là huyệt thứ 9 của kinh Bàng Quang và cũng thuộc nhóm huyệt Đầu Thượng Ngũ Hàng.

Tên gọi của huyệt cũng bắt nguồn từ vị trí. Bởi xương chẩm còn có tên là Ngọc Chẩm. Trong khi đó, huyệt này nằm ngay xương chẩm nên được gọi với tên huyệt Ngọc Chẩm.

Vị trí của huyệt ở phía sau đầu, ngay dưới huyệt Lạc Khước 1,5 thốn, nằm ngang với huyệt Não Hộ, cách 1,5 thốn và nằm ngang với ụ chẩm 1,5 thốn.

Giải phẫu:

  • Dưới huyệt Ngọc Chẩm là cơ chẩm, nơi bám của cơ thang với đường cong chẩm trên của xương chẩm.
  • Thần kinh vận động cơ chính là nhánh của dây thần kinh chẩm lớn, nhánh của dây thần kinh sọ não XI và nhánh của đám rối cổ.
  • Da vùng huyệt bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Xem thêm: Huyệt Tình Minh: Vị Trí, Tác Dụng Và Cách Bấm Huyệt Làm Sáng Mắt

Vị trí của huyệt Ngọc Chẩm ở phía sau đầu
Vị trí của huyệt Ngọc Chẩm ở phía sau đầu

Tìm hiểu tác dụng của huyệt Ngọc Chẩm

Theo Y học cổ truyền, huyệt Ngọc Chẩm với tác dụng trấn thống, khu phong giúp điều trị hiệu quả các bệnh lý liên quan đến chóng mặt, đau đầu, đau mắt.

Đặc biệt, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, khi phối hợp Ngọc Chẩm cùng một số huyệt đạo khác sẽ giúp khai thông khí huyết, điều trị thêm được nhiều bệnh lý như:

  • Phối huyệt Cách Du (Bàng quang.17) + huyệt Can Du (Bàng quang.18) + huyệt Đại Trữ (Bàng quang.11) + huyệt Đào Đạo (Đc.13) + huyệt Tâm Du (Bàng quang.15): Điều trị chân tay lạnh, hoảng sợ(theo Thiên Kim Phương).
  • Phối huyệt Hoàn Cốt (Đ.12): Trị đau mỏi vai gáy (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối huyệt Ấn Đường + huyệt Bá Hội (Đc.20) + huyệt Đương Dương + huyệt Lâm Khấp (Đ.15): Trị bệnh mũi nghẹt (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối huyệt Bá Hội (Đc.20) + huyệt Hợp Cốc (Đại trường.4) + huyệt Phong Trì (Đ.20): Điều trị đau đầu (theo Châm Cứu Học Giản Biên).

Hướng dẫn châm cứu huyệt Ngọc Chẩm chữa bệnh

Phương pháp châm cứu huyệt Ngọc Chẩm được các thầy thuốc, bác sĩ áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh. Vì phải tác động trực tiếp kim châm xuống dưới da vùng huyệt nên cần đảm bảo đúng kỹ thuật để tránh gây ra những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là hướng dẫn châm cứu huyệt chuẩn Y học cổ truyền.

  • Bước 1: Đặt người bệnh nằm trong tư thế thoải mái, thả lỏng cơ thể để hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
  • Bước 2: Xác định vị trí của huyệt Ngọc Chẩm.
  • Bước 3: Châm kim xuống huyệt vị, chú ý châm xiên với độ sâu từ 0,3 – 0,5 thốn.
  • Bước 4: Cứu từ 1 – 3 tráng và ôn cứu từ 5 – 10 phút.

Tùy từng tình trạng bệnh mà thời gian châm cứu mỗi buổi và liệu trình châm cứu sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, chỉ cần sau từ 3 – 4 buổi châm cứu, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng giảm rõ rệt.

Tùy từng tình trạng bệnh sẽ phối hợp cùng các huyệt đạo khác
Tùy từng tình trạng bệnh sẽ phối hợp cùng các huyệt đạo khác

Lưu ý quan trọng khi châm cứu huyệt

Trong quá trình châm cứu huyệt Ngọc Chẩm, người bệnh sẽ cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo 2 yếu tố hiệu quả và an toàn.

  • Thực hiện châm cứu tại các phòng khám Đông y uy tín, đảm bảo được điều trị bởi thầy thuốc có chuyên môn và kinh nghiệm.
  • Trước và sau khi châm cứu, người bệnh không ăn quá no và không tiêu chất kích thích (bia, rượu), đồng thời không vận động mạnh hoặc lao động quá sức.
  • Một số đối tượng không nên châm cứu: Bà bầu, người bị bệnh cao huyết áp, người bị suy gan thận, bị rối loạn chức năng đông máu,…
  • Cần kiên trì theo hết liệu trình chữa bệnh, đồng thời kết hợp một chế độ sinh hoạt lành mạnh để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.

Các huyệt đạo trên cơ thể đều giữ nhiệm vụ riêng. Vậy nên, ngoài huyệt Ngọc Chẩm, nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm về các huyệt đạo khác, vậy hãy tham khảo các bài viết khác trên website chính thức của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc. Toàn bộ những kiến thức về huyệt đạo đều dược chuyên gia nghiên cứu từ nguồn kinh thư chính thống đảm bảo chuẩn xác nhất.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Từ Căn Nguyên

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc điều trị viêm da cơ địa từ...