Huyệt Ty Trúc Không – Chữa Đau Đầu, Cận Thị Cực Tốt Ít Ai Biết

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Khi nhắc đến những huyệt đạo có tác động tích cực trong điều trị đau đầu, cận thị, chắc chắn không thể không nhắc đến huyệt Ty Trúc Không. Ngoài ra, khi được phối hợp đúng cách cùng các huyệt đạo khác còn giúp hỗ trợ nhiều bệnh lý. Cụ thể về vị trí, tác dụng cũng như cách phối hợp chuẩn Y học cổ truyền sẽ được Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Huyệt Ty Trúc Không là gì? Vị trí và cách xác định chuẩn nhất

Huyệt Ty Trúc Không có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh, là huyệt thứ 23 của kinh Tam Tiêu, chứa những mạch đạo phụ chạy thẳng tới huyệt Đồng Tử Liêu.

Lý giải về tên gọi, theo Trung Y Cương Mục, “ty trúc” nghĩa là lông mày, “không” hiểu là lỗ hổng. Hiểu theo nghĩa nôm na là lỗ hổng ở lông mày. Ngoài ra, huyệt đạo này còn có nhiều tên gọi khác như Mục Liêu, Mục Giao, Cư Liêu và My Sảo.

Cách xác định huyệt Ty Trúc Không rất đơn giản như sau: Ở vị trí đuôi lông mày sẽ có điểm lõm nhẹ, khi ấn vào có cảm giác hơi đau tức. Đây chính là vị trí của huyệt đạo đang cần tìm.

Huyệt Ty Trúc Không nằm ở vị trí đuôi lông mày
Huyệt Ty Trúc Không nằm ở vị trí đuôi lông mày

Tác dụng của huyệt Ty Trúc Không và cách kết hợp huyệt đạo khác

Huyệt Ty Trúc Không có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị nhiều bệnh lý. Đặc biệt, khi chỉ tác động vào chính huyệt vị và khi phối hợp cùng các huyệt vị khác sẽ mang đến những tác dụng khác nhau.

Tác dụng đơn huyệt

Ty Trúc Không nằm trên đường kinh Tam Tiêu, bao gồm nhiều mạch phụ và các mạch  hầu hết đều chạy về Đồng Tử Liêu, có tác dụng tán phong, tiết nhiệt, thanh hỏa., chỉ thống,… Vậy nên, khi tác động vào huyệt sẽ giúp điều hòa khí huyết, giảm áp lực căng thẳng, nhờ đó giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Tác dụng khi kết hợp cùng huyệt đạo khác

Khi phối hợp huyệt đạo Ty Trúc Không với một số huyệt đạo khác trên cơ thể sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị bệnh. Cụ thể như sau:

  • Phối hợp huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Phong Trì (Đ.20):Trị đầu đau, thiên chính đầu phong (Châm Cứu Đại Thành)
  • Phối hợp huyệt Toàn Trúc (Bp.2): Chữa mắt bị sưng đỏ (theo Thắng Ngọc Ca)
  • Phối hợp huyệt  Suất Cốc (Đ.8): Chữa chứng đau nửa đầu (theo Ngọc Long Ca)
  • Phối hợp huyệt Toàn Trúc (Bq.2) + huyệt Thái Dương: Trị mắt đau, sưng đỏ (theo Thẩm Thị Dao Hàm)
  • Phối hợp huyệt Trung Chử (Ttu.3) + huyệt Phong Trì (Đ.20): Trị chứng đau nửa đầu (theo Châm Cứu Học Thượng Hải)
  • Phối hợp huyệt Toàn Trúc (Bq.2) + huyệt Địa Thương (Vi.4) + huyệt Tứ Bạch (Vi.2): Chữa liệt mặt (theo Châm Cứu Học Thượng Hải)
  • Phối hợp huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Bá Hội (Đc.20) + huyệt Nhân Trung (Đc.26): Trị động kinh (theo Châm Cứu Học Giản Biên)
  • Phối hợp huyệt Phong Trì (Đ.20) + huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Tình Minh (Bq.1) + huyệt Thái Dương + huyệt Toàn Trúc (Bq.2): Trị mắt đau và sưng đỏ ( theo Châm Cứu Học Giản Biên)

Tùy vào từng tình trạng bệnh lý và cơ địa của mỗi người, các thầy thuốc, bác sĩ sẽ lựa chọn bấm huyệt hoặc châm cứu các huyệt đạo để điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Hướng dẫn châm cứu, bấm huyệt trị đau đầu, cận thị cực tốt

Các tác động châm cứu, bấm huyệt giúp chữa trị hiệu quả các bệnh đau đầu, cận thị. Cùng Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc tìm hiểu chi tiết từng bước của các phương pháp này.

Châm cứu điều trị đau nửa đầu – vai gáy

Đau nửa đầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và diễn ra ở mọi độ tuổi. Những cơn đau nhức nửa đầu bên trái, đau nửa đầu bên phải, đau lan xuống vai gáy hoặc trước trán. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng đi kèm khác như chóng mặt, buồn nôn,… Điều này khiến chất lượng cuộc sống giảm rõ rệt. Để nhanh chóng thuyên giảm bệnh, bác sĩ, thầy thuốc sẽ tiến hành châm cứu huyệt Ty Trúc Không như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị kim châm cứu, vệ sinh khử khuẩn sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
  • Bước 2: Cho người bệnh nằm ngửa thoải mái, thả lỏng cơ thể giúp hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Bước 3: Xác định chuẩn vị trí huyệt Ty Trúc Không như đã hướng dẫn, rồi châm kim theo chiều thẳng đứng với độ sâu từ 0,5 – 1 thốn.
  • Bước 4: Dùng kim đâm xiên qua huyệt Suất Cốc và giữ kim trong 30 phút rồi rút.

Áp dụng phương pháp này sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên tuyệt đối không tự ý thực hiện mà phải được điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn cao.

Xem thêm: Huyệt Nhĩ Môn Có Tác Dụng Gì? Hướng Dẫn Day Bấm Trị Bệnh Hiệu Quả

Châm cứu điều trị đau nửa đầu - vai gáy
Châm cứu điều trị đau nửa đầu – vai gáy

Bấm huyệt chữa cận thị

Cận thị là tình trạng xảy ra phổ biến ở thanh niên, đặc biệt đối tượng học sinh, sinh viên. Ngoài sử dụng thuốc, đeo kính hoặc phẫu thuật thì bấm huyệt cũng là phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả và được nhiều bác sĩ, thầy thuốc áp dụng. Với tác động bấm huyệt Ty Trúc Không kết hợp massage thư giãn sẽ giúp đả thông kinh lạc, tăng khả năng điều tiết mắt. Cụ thể cách bấm huyệt chữa cận thị được thực hiện:

  • Bước 1: Dùng ngón trỏ và ngón giữa của 2 bàn tay miết nhẹ từ đầu đến cuối chân mày. Sau đó vòng xuống gò má, qua gốc mũi rồi di chuyển lại về phía cung lông mày.
  • Bước 2: Dùng ngón trỏ xoa quanh hốc mắt rồi tiếp tục xoa từ đầu lông mày đến cuối lông mày, vòng qua bờ mi tới gốc mũi và qua cung lông mày. Làm với tần suất 10 lần, sau đó đảo ngược chiều thêm 10 lần nữa.
  • Bước 3: Dùng ngón cái miết từ đầu dưới của lông máy đến đuôi mắt 10 lần, sau đó đảo ngược chiều thêm 10 lần.
  • Bước 4: Sử dụng đầu ngón cái hoặc đầu ngón trỏ day bấm huyệt Ty Trúc Không với lực vừa phải, sao cho khi day bấm cảm nhận thấy hơi nhức và căng tức. Thực hiện trong 1 phút rồi tiếp tục xoa, miết như bước 1.

Người bệnh có thể tự thực hiện đều đặn phương pháp bấm huyệt mỗi ngày tại nhà. Đồng thời, đừng quên điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày để cải thiện nhức mỏi mắt và ngăn ngừa tăng độ cận thị.

Lưu ý quan trọng khi tác động huyệt Ty Trúc Không trị bệnh

Cũng tương tự như các huyệt đạo khác, khi tác động huyệt Ty Trúc Không trị bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo phát huy hiệu quả tốt nhất và không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

  • Các phương pháp tác động vào huyệt đạo sẽ không có tác dụng ngay lập tức mà cần 1 thời gian nhất định, tùy vào thể trạng thích ứng của từng người, nhưng trung bình sẽ khoảng 10 – 15 ngày. Vậy nên người bệnh cần kiên trì, đảm bảo theo hết liệu trình điều trị.
  • Trước khi bấm huyệt hoặc châm cứu, người bệnh không ăn quá no, không uống các chất kích thích như rượu, bia.
  • Trong quá trình điều trị, cần giữ cho tinh thoải thoải mái, thả lỏng cơ thể để hiệu quả chữa bệnh đạt được ở mức cao nhất.
  • Nếu trong quá trình châm cứu, bấm huyệt, người bệnh có cảm giác nôn nao, chóng mặt, buồn nôn, cần tạm dừng điều trị và nghỉ ngơi theo dõi.
  • Với phương pháp bấm huyệt, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà, nhưng cần đảm bảo xác định chính xác vị trí huyệt đạo và tác động day bấm với lực vừa phải, tránh gây tổn thương cho vùng da và cơ tại vị trí đó.
  • Đối với phương pháp châm cứu, tuyệt đối không tự thực hiện tại nhà mà cần đến trực tiếp các cơ sở phòng khám Đông Y uy tín để được điều trị bởi thầy thuốc có chuyên môn.
  • Nếu vị trí huyệt đạo đang có vết thương hở, hoặc bị sưng viêm đau nhức, bạn không thực hiện bất cứ phương pháp bấm huyệt hay châm cứu lên đó để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.
Chỉ châm cứu khi vị trí huyệt đạo không có vết thương hở
Chỉ châm cứu khi vị trí huyệt đạo không có vết thương hở
  • Một số đối tượng không nên thực hiện châm cứu, bấm huyệt điều trị bệnh như: Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai (Đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối), những người bị cao huyết áp, bị suy giảm chức năng của gan thận.
  • Sau khi châm cứu, người bệnh nên ở lại phòng khám khoảng 30 phút để theo dõi các phản ứng của cơ thể. Đồng thời, sau khi về, người bệnh cũng cần nghỉ ngơi điều độ, tránh vận động mạnh hoặc làm việc quá sức.
  • Với tình trạng bệnh ở mức độ nặng, người bệnh cần đến bệnh viện để khám, thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết để xây dựng được phác đồ điều trị hiệu quả nhanh nhất.

Những thông tin chi tiết về vị trí, công dụng và cách bấm huyệt, châm cứu huyệt Ty Trúc Không giúp bạn có thêm kiến thức áp dụng trong hành trình cải thiện sức khỏe bản thân. Để tìm hiểu thêm về các huyệt đạo khác trên cơ thể, mời bạn cùng theo dõi thêm các bài viết trên website Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...