Bé Bị Viêm Mũi Dị Ứng Kéo Dài: Cách Xử Lý Và Chăm Sóc Đúng
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài thường xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Tình trạng này kéo dài, tái phát thường xuyên có thể tác động xấu đến sức khoẻ, chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt hàng ngày ngày và sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài ra, một số trường hợp nghiêm trọng có thể phát sinh các biến chứng nặng nề.
Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài là do đâu?
Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh viêm đường hô hấp liên quan đến yếu tố miễn dịch, phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Bệnh xảy ra do niêm mạc mũi bị phù nề, sưng viêm khi tiếp xúc với các dị nguyên (phấn hoa, mạc bụi, lông động vật, hoá chất, khói thuốc lá,…). Những tác nhân này thường xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi – họng.
Số liệu thống kê nhận thấy, tỷ lệ trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài có xu hướng tăng lên trong những năm gần gây do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng nhưng các triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, dễ tái phát gây ra nhiều phiền thoái trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ.
Bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra khi dị nguyên kích thích phản ứng quá mức của hệ miễn dịch. Từ đó làm tăng IgE (kháng nguyên) trong máu và giải phóng các chất trung gian hoá học vào da và niêm mạc hô hấp. Bé mắc bệnh lý thường gặp các triệu chứng điển hình như nghẹt mũi, sổ mũi, giảm khứu giác, quấy khóc, mệt mỏi,…
Theo nhận định của các chuyên gia, cơ địa là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh viêm mũi dị ứng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài. Yếu tố này gây ra phản ứng quá mức của hệ miễn dịch đối với dị nguyên. Trong khi ở người bình thường không xuất hiện phản ứng với các dị nguyên ngoại lai.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm mũi dị ứng ở bé kéo dài, bao gồm:
- Cơ địa dị ứng (Atopic): Như đã đề cập, cơ địa dị ứng đóng vai trò quan trọng trong quyết định phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với các dị nguyên. Do đó, ở những trẻ có cơ địa dị ứng, các triệu chứng viêm mũi dị ứng có xu hướng tiến triển dai dẳng, tái phát thường xuyên. Ngoài ra, bé có cơ địa dị ứng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh có cơ chế dị ứng khác như hen phế quản, chàm sữa, viêm kết mạc dị ứng,…
- Tiếp xúc với dị nguyên: Các dị nguyên được xem là yếu tố trực tiếp gây bùng phát các biểu hiện bệnh viêm mũi dị ứng và khiến bệnh lý tiến triển, kéo dài dai dẳng. Đối với bé bị viêm mũi dị ứng, dị nguyên thường gặp là lông thú nuôi, bụi bẩn, phấn hoa, gió lạnh, nấm mốc,… Ngoài ra, bé cũng có thể bị dị ứng với một số dị nguyên ít phổ biến hơn như hải sản, sữa, trứng, kháng sinh,…
- Yếu tố di truyền: Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài có thể xảy ra do yếu tố di truyền. Cơ địa dị ứng có đặc tính gia đình thường có khả năng di truyền cao. Vì vậy, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao và kéo dài nếu cha mẹ có tiền sử mắc các bệnh lý có cơ chế dị ứng.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, tình trạng viêm mũi kéo dài ở trẻ có thể xảy ra do áp dụng các biện pháp chăm sóc không đúng cách. Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có tính chất mãn tính và rất khó điều trị dứt điểm. Việc ba mẹ không chăm sóc bé, áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho bé đúng cách có thể khiến các triệu chứng kéo dài dai dẳng và dễ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng kéo dài mặc dù không đe doạ sức khoẻ nhưng khiến bé khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, suy giảm chất lượng giấc ngủ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Các biểu hiện viêm mũi dị ứng ở trẻ đặc trưng bởi tình trạng nghẹt mũi do niêm mạc mũi bị sưng viêm, phù nề trong thời gian dài. Ngoài ra, bệnh cũng gây ra một số triệu chứng khác như ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, nhức mũi, đau họng,…
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp ở bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài:
- Ngứa mũi
- Sổ mũi
- Nghẹt mũi
- Ho
- Đau rát cổ họng, ngứa mắt
- Hắt hơi nhiều
- Đau đầu
- Trẻ quấy khó, chán ăn
Các triệu chứng này kéo dài có thể gây ra các triệu chứng thứ phát như cơ thể mệt mỏi, giảm vị giác, khứu giác, chảy nước mắt,… Một số trẻ có thể bị nổi mề đay, xuất hiện tổn thương ở dạng chàm (eczema). Tình trạng trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài thường được xếp vào trường hợp viêm mũi dị ứng quanh năm (bệnh tiến triển dai dẳng trong suốt 12 tháng trong năm).
Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh viêm đường hô hấp phổ biến, bệnh có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và có lượng người mắc bệnh tăng đáng kể. Thực tế nhận thấy, bệnh lý hiếm đe dọa đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi,… kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển thể chất của bé.
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng bùng phát khi tiếp xúc với dị nguyên, không có sự tham gia của các tác nhân nhiễm vi khuẩn, virus, nấm nên hiếm khi tiến triển nặng, đe dọa đến sức khoẻ. Tuy nhiên, tình trạng bệnh kéo dài, không được can thiệp sớm có thể gây ra một số biến chứng như:
- Ngưng thở khi ngủ (do cuốn mũi trẻ phì đại)
- Viêm tai giữa, viêm xoang, đau họng, ho kéo dài
- Cơ mệt suy nhược, mệt mỏi, chán ăn
- Sụt cân nhanh chóng, khả năng hấp thụ kém, nói chậm hơn so với các bé đồng chang lứa
- Bị biến đổi kích thước khuôn mặt (môi hở, mũi to hơn,…)
- Tăng nguy cơ phát sinh một số vấn đề nha khoa (há miệng khi ngủ)
Cách xử lý và chăm sóc khi bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài
Mặc dù không có mức độ nghiêm trọng nhưng các triệu chứng viêm mũi dị ứng kéo dài tác động không nhỏ đến sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ và sự phát triển toàn diện của bé. Về lâu dài, bệnh có thể khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ, thể chất, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp khác,… Do đó, khi nhận thấy bệnh kéo dài, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị đúng cách.
Bên cạnh đó, cần kết hợp các biện pháp chăm sóc phù hợp để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh và phòng ngừa tái phát. Cụ thể:
1. Cho bé sử dụng thuốc theo hướng dẫn
Điều trị viêm mũi dị ứng ở người trưởng thành và trẻ em chủ yếu sử dụng thuốc nhằm kiểm soát các triệu chứng. Do đó, sau khi tiến hành chẩn đoán, bạn cần dùng thuốc theo toa được bác sĩ kê và dùng đúng theo chỉ dẫn. Sử dụng thuốc đúng cách giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh kéo dài, đồng thời hạn chế phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm mũi chủ yếu là thuốc kháng histamine H1 (dạng uống, dạng nhỏ), thuốc nhỏ/ xịt mũi chống phù nề, corticoid dạng xịt, nước muối sinh lý, thuốc xịt mũi chứa Cromolyn,…
Trong đó, thuốc xịt mũi chống phù nề và corticoid được chỉnh định sử dụng trong thời gian ngắn để hạn chế phát sinh rủi ro. Tuy nhiên, các loại thuốc còn lại cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu lạm dụng quá mức. Để đảm bảo an toàn, ba mẹ nên cho bé sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài thuốc Tây, bạn cũng có thể cho bé sử dụng một số chế phẩm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên (húng chanh, bạc hà, kim ngân hoa, cam thảo,…) để làm giảm các triệu chứng bệnh cũng như lạm dụng sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
2. Cách ly với dị nguyên gây bệnh
Như đã đề cập, viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh có cơ chế dị ứng. Theo đó, các triệu chứng của bệnh khởi phát và kéo dài dai dẳng khi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, mạt bụi, bào tử nấm mốc, lông thú nuôi, bọ, rệp,… Trong đó, nấm mốc và phấn hoa là những tác nhân thường gặp nhất.
Để kiểm soát các biểu hiện viêm mũi dị ứng kéo dài ở trẻ và phòng ngừa tái phát, ba mẹ cần cho trẻ cách ly với dị nguyên. Tuy nhiên, việc tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, kích ứng hoàn toàn gần như không thể. Theo các chuyên gia, việc làm giảm số lượng dị nguyên trong không gian sống có thể cải thiện triệu chứng, làm giảm tần suất tái phát bệnh đáng kể.
Do đó, ba mẹ cần tránh để bé tiếp xúc và cách ly với các dị nguyên sau:
- Mang khẩu trang cho bé khi di chuyển ngoài trời, nhất là đến những nơi công cộng, thời tiết chuyển mùa, không khí có nhiều phần hoa, mùa lạnh,… Bên cạnh đó, hạn chế cho trẻ vui chơi ngoài trời vào thời điểm có nhiều phấn hoa và các dị nguyên gây bệnh khác.
- Cho bé mặc quần áo dài tay và chú ý giữa ấm khi thời tiết chuyển lạnh
- Đóng kín cửa sổ nhà và cửa sổ ô tô khi thời tiết thay đổi. Bởi lúc này không khí thường chứa nhiều phấn hoa, bào tử nấm mốc.
- Hạn chế phơi quần áo ngoài trời qua đêm, nhất là trong mùa phấn hoa. Bởi phấn hoa và một số dị nguyên khác có thể bám vào quần áo của bé và khiến các triệu chứng viêm mũi dị ứng kéo dài dai dẳng.
- Trường hợp bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài do lông động vật, ba mẹ tránh nuôi thú cưng trong nhà.
- Nên lắp quạt không khí để phòng ngừa dị nguyên xâm nhập vào không gian sống
- Kháng sinh là loại thuốc có nguy cơ gây dị ứng cao. Vì vậy, bạn không tự ý cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh sử dụng thuốc. Đồng thời, cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tiền sử dị ứng thuốc của bé (nếu có) để được chỉ dẫn loại thuốc phù hợp, tránh tình trạng dị ứng khi sử dụng thuốc.
- Hầu hết các dị nguyên gây viêm mũi dị ứng đều tồn tại trong không khí. Tuy nhiên, một số tác nhân gây dị ứng, kích ứng (thực phẩm, thuốc) cũng có thể khiến tình trạng bệnh kéo dài và trở nên nặng nề hơn. Do đó, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như đậu phộng, mè, trứng, hải sản,… Nếu đang trong giai đoạn bé bú mẹ, mẹ cũng nên kiêng các thực phẩm này.
Việc cách ly với các dị nguyên gây bệnh là một trong những biện pháp giúp kiểm soát tình trạng viêm mũi dị ứng ở bé kéo dài, đồng thời phòng ngừa các bệnh có cơ chế dị ứng khác. Do đó, ba mẹ cần chú ý vấn đề này trong chăm sóc bé.
3. Vệ sinh mũi cho bé thường xuyên
Đa số các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ chỉ được dùng trong thời gian ngắn để tránh phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh thuyên giảm, bạn có thể cải thiện triệu chứng bằng cách vệ sinh mũi cho bé thường xuyên. Những sản phẩm rửa mũi thường chứa NaCl 0.9% (nước muối sinh lý), nước biểu sâu có chứa hàm lượng khoáng chất cao.
Rửa mũi cho trẻ thường xuyên giúp làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, dẫn lưu và loại bỏ dịch tiết hô hấp dễ dàng hơn. Ngoài ra, biện pháp này còn hỗ trợ làm dịu niêm mạc mũi, cung cấp độ ẩm tự nhiên cho niêm mạc và hỗ trợ loại bỏ dị nguyên ứ đọng trong khoang mũi, hốc xoang.
Không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng, biện pháp rửa mũi cho bé thường xuyên còn mang lại hiệu quả trong phòng ngừa viêm mũi dị ứng và một số bệnh viêm VA, viêm xoang, cảm lạnh, viêm họng,… Bởi các tác nhân này thường xâm nhập qua đường mũi, họng. Vì vậy, vệ sinh mũi thường xuyên sẽ giúp loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn, dị nguyên, từ đó phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả.
4. Sử dụng thiết bị hỗ trợ (máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí)
Trường hợp bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài, ba mẹ nên cân nhắc sử dụng một số thiết bị hỗ trợ như máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí. Máy lọc không khí giúp làm sạch các vi khuẩn, virus, các chất dị ứng trong không khí, từ đó nâng cao không gian sống, đồng thời giảm số lượng dị nguyên xung quanh trẻ. Sản phẩm phù hợp các trẻ bị dị ứng nấm mốc, phấn hoa, đặc biệt các dị nguyên tồn tại trong nhà như mạt bụi, bọ, rệp, lông vật nuôi,…
Bên cạnh thiết bị lọc không khí, nên sử dụng kết hợp máy tạo độ ẩm, nhất là khi thời tiết lạnh, khô hanh. Khi nhiệt độ giảm thấp, niêm mạc hô hấp của trẻ dễ bị kích thích, ngứa ngáy. Việc sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp làm mềm, tạo độ ẩm cho niêm mạc mũi, từ đó cải thiện các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi,… ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, thiết bị này còn giúp cân bằng độ ẩm tự nhiên cho tóc, da và móng của bé.
5. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, vật dụng
Với những bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài, ba mẹ cần chú ý vệ sinh nhà cửa, vật dụng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, mạt bụi, nấm mốc,… Trong quá trình vệ sinh, cần làm sạch máy điều hoà, máy tạo độ ẩm vì những vật dụng này dễ sinh nấm mốc, chứa nhiều mạt bụi và dễ gây kích ứng.
Bên cạnh đó, chú ý vệ sinh ga giường, nệm, vỏ gối, chăn, thú bông, đồ chơi của trẻ định kỳ. Với các vật dụng có chất liệu vải, nên giặt giũ hàng tuần bằng nước nóng và phơi ở nơi có nhiều nắng để tiêu diệt hoàn toàn nấm mốc, mạt bụi. Bên cạnh đó, bạn nên hút bụi sạch ở các góc nhà vì những vị trí này thường ẩm ướt và dễ sinh nấm mốc.
Trường hợp cần thiết, bạn nên thay thế các vật dụng có chất liệu vải, bông như sofa bằng vật dụng có chất liệu gỗ, inox để hạn chế sự phát triển quá mức của nấm mốc. Đối với các vật dụng không được làm bằng vải, sử dụng khăn thấm với dung dịch sát trùng và lau từ 2 – 4 lần/ tháng để loại bỏ các dị nguyên gây bệnh.
6. Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp, khoa học
Để kiểm soát tốt các triệu chứng viêm mũi dị ứng kéo dài, ba mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp nâng cao thể trạng của trẻ, làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển dai dẳng. Bên cạnh đó, ăn uống hợp lý còn giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện miễn dịch và phòng ngừa bệnh tái phát đáng kể.
Khi bị viêm mũi dị ứng, bé thường có tâm lý chán ăn, ăn ít. Do đó, ba mẹ nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hoá. Ngoài các bữa ăn chính, bạn nên cho trẻ bổ sung thêm sữa tươi, sữa chua hoặc các loại nước ép trái cây. Bên cạnh các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, mẹ nên cho bé dùng một số thực phẩm có tính kháng dị ứng tự nhiên, chống viêm như sả, nghệ, tỏi, nghệ,… để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý.
Đối với những bé đang trong giai đoạn bú mẹ, mẹ cần tránh dung nạp các thực phẩm dễ gây dị ứng, thực phẩm gây viêm (đường, chất béo bão hoà, muối,…), các món ăn cay nóng, thức uống chứa cồn, nước ngọt có gas, thức uống chứa caffeine. Các thực phẩm này có thể khiến tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng ở bé kéo dài dai dẳng, dễ tái phát và tiến triển nặng nề.
Việc kết hợp biện pháp y tế và chăm sóc đúng cách sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng viêm mũi dị ứng kéo dài ở trẻ nhanh chóng. Bên cạnh đó, ba mẹ cần duy trì các biện pháp này lâu dài để hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý tái phát.
Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ, sự phát triển về thể chất và tâm lý mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề. Do đó, ba mẹ cần chủ động trong việc tuân thủ các biện pháp y tế và chăm sóc trẻ đúng cách để kiểm soát tốt bệnh lý, đồng thời ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!