Phụ Nữ Bị Nấm Candida Có Thai Được Không? Giải Đáp
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
“Phụ nữ bị nấm Candida có thai được không?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh lý ảnh hưởng đến môi trường âm đạo, gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu, tác động đến tâm lý cũng như sinh hoạt tình dục. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Phụ nữ bị nấm Candida có mang thai được không?
Nhiễm nấm Candida là bệnh nhiễm trùng nấm men do các nấm họ Candida gây ra, phần lớn là nấm Candida albicans. Loại nấm này tồn tại ở khắp cơ thể người, phổ biến nhất ở vùng miệng, da, đường tiêu hoá và vùng sinh dục. Thông thường, nấm Candida sẽ sống cân bằng với vi sinh vật khác trên cơ thể và không gây hại.
Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, nấm men sẽ phát triển mạnh và gây bệnh ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Trong đó, nhiễm trùng nấm âm đạo phổ biến và gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, tiết dịch âm đạo bất thường, có mùi hôi, sưng viêm, đỏ rát khó chịu.
Về vấn đề “Phụ nữ bị nấm Candida có mang thai được không?” Các chuyên gia cho biết, tình trạng nhiễm trùng nấm âm đạo nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới.
Theo đó, sự xuất hiện nấm Candida trong âm đạo có thể cản trở quá trình di chuyển của tinh trùng gặp trứng và thụ tinh. Thậm chí chúng còn có thể tiêu diệt hoặc gây suy yếu tinh trùng. Từ đó làm giảm khả năng thụ thai, lâu ngày dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
Có thể nhận thấy, nấm Candida âm đạo ảnh hưởng đến khả năng tình dục và chức năng sinh lý của nữ giới. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phụ nữ mắc bệnh vẫn có thể thụ thai và sinh con. Vì vậy, về việc phụ nữ bị nấm Candida có thai được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như các biến chứng nguy hiểm. Chị em cần chủ động thăm khám sớm và điều trị dứt điểm bệnh lý. Đồng thời, cần trao đổi với bác sĩ điều trị nếu có ý định mang thai trong và sau điều trị để được hướng dẫn cụ thể.
Biện pháp giúp tăng khả năng thụ thai khi bị nấm Candida
Như đã đề cập, bị nấm âm đạo vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, khả năng mang thai trong trường hợp này ở tỷ lệ thấp. Hơn nữa, nấm âm đạo khi mang thai còn tác động xấu đến thai nhi cũng như sức khoẻ của mẹ bầu. Do đó, người bệnh cần chủ động trong việc điều trị bệnh dứt điểm trước khi mang thai nhằm hạn chế rủi ro.
Dưới đây là một số biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo, tăng khả năng thụ thai:
1. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Sử dụng thuốc Tây điều trị nấm âm đạo là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn vì mang lại hiệu quả nhanh và phòng ngừa biến chứng. Hiện nay có nhiều loại thuốc dùng điều trị nấm Candida như thuốc kháng sinh dạng uống, gel bôi, dạng đặt, thuốc rửa âm đạo,… tuỳ vào tác nhân gây bệnh cụ thể.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả tốt nhất, tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh chữa nấm Candida có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng hệ vi sinh trong môi trường âm đạo và khiến bệnh dễ tái phát.
Trường hợp bệnh ở mức độ nặng, việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả. Lúc này bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định can thiệp ngoại khoa để kiểm soát bệnh lý. Phương pháp được chỉ định nhằm tiêu diệt nấm Candida thường là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu và liệu pháp Ozone.
- Xem Ngay: Thuốc bôi trị nấm Candida vùng kín tốt nhất được sử dụng nhiều
2. Các bài thuốc Đông y chữa bệnh
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể tham khảo áp dụng một số bài thuốc Đông y để hỗ trợ điều trị. Theo quan niệm Đông y, nấm âm đạo xảy ra do thể trạng suy yếu, hao tổn khí huyết ảnh hưởng đến tỳ, thận, tâm, can,…
Do đó, việc chữa trị thường tập trung vào điều hòa khí huyết kết hợp với bồi bổ can thận, sơ can khí. Nhìn chung những bài thuốc Đông y thường phát huy tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được kết quả như mong muốn. Ngoài ra, biện pháp này chỉ phù hợp với bệnh ở mức độ nhẹ và giai đoạn ổn định.
Một số bài thuốc Đông y trị nấm Candida trong âm đạo, bao gồm:
- Bài thuốc uống ở thể thấp nhiệt: Chuẩn bị tỳ giải, long đởm thảo, chi tử, sa tiền, sài hồ, sinh địa, bạch thược theo liều lượng của thầy thuốc. Các dược liệu đem đi sắc lấy nước chia thành 2 lần uống trong ngày. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, thầy thuốc có thể gia giảm các dược liệu khác như mộc thông, phục linh,…
- Bài thuốc rửa: Chuẩn bị băng phiến, bạch cập, khổ sâm, ngũ bội tử, nhi trà, hoàng bá,… Liều lượng được chỉ định tùy vào tình trạng nặng nhẹ của từng trường hợp. Các vị thuốc đem sắc lấy nước và dùng rửa vùng kín đều đặn mỗi ngày, áp dụng liên tục trong vòng 10 ngày.
- Đọc Ngay: Trị Nấm Candida Bằng Đông Y qua 7 bài thuốc hay từ YHCT
3. Áp dụng một số mẹo dân gian
Trường hợp các triệu chứng nấm Candida đã thuyên giảm hoặc trong thời gian điều trị phòng ngừa. Chị em có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên, lành tính để cải thiện các biểu hiện ngứa ngáy, khí hư có mùi hôi, đỏ rát khó chịu do bệnh lý gây ra. Đồng thời phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Một số mẹo dân gian thường được áp dụng trong điều trị nấm âm đạo:
- Dùng lá trầu không: Lá trầu không là một trong những thảo dược thường được tận dụng trong điều trị các bệnh phụ khoa, trong đó có nấm Candida. Bởi thảo dược này có chứa dược tính và công năng đa dạng giúp sát khuẩn, chống viêm, giảm đau và ức chế hoạt động quá mức của nấm men. Chị em có thể dùng lá trầu không nấu nước để xông mỗi ngày để cải thiện bệnh lý.
- Lá chè xanh: Trong lá chè xanh có chứa hoạt chất EGCG có khả năng ngăn chặn sự phát triển quá mức của nấm Candida. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Tương tự như lá trầu không, bạn có thể dùng lá chè xanh nấu nước và xông vùng kín mỗi ngày để làm giảm tình trạng viêm do nấm gây ra.
- Tận dụng tỏi: Hoạt chất trong tỏi có tác dụng kháng sinh mạnh, ức chế sự phát triển quá mức của nấm men và chống viêm hiệu quả. Phụ nữ bị nấm Candida có thể dùng 4 – 5 tép tỏi giã nhuyễn, cho vào nước sôi và dùng nước này để xông vùng kín. Áp dụng đều đặn trong vòng 2 – 3 tuần để cải thiện bệnh lý.
- Đọc thêm: 5 Cách Trị Nấm Candida Bằng Tỏi Đơn Giản Hiệu Quả
4. Kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà
Nấm Candida có khả năng lây lan và tái nhiễm nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Trường hợp bệnh tái đi tái lại nhiều lần không chỉ gây khó khăn trong việc điều trị mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thụ thai ở nữ giới.
Do đó, bên cạnh các biện pháp điều trị và hỗ trợ, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc để giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin B, C,…. Đồng thời hạn chế bia rượu, chất kích thích để kiểm soát bệnh lý hiệu quả.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, nên tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ trị nấm Candida để hỗ trợ điều trị bệnh. Bên cạnh đó, khi vệ sinh cần dùng giấy lau từ trước ra sau, thay quần lót thường xuyên và không thụt rửa sâu trong âm đạo.
- Trong quá trình điều trị nấm Candida, chị em nên hạn chế các sản phẩm gây kích thích như tampon, xà phòng khử mùi, nước hoa vùng kín,… Cần giữ cho “cô bé” luôn được khô thoáng, sạch sẽ bằng những sản phẩm an toàn, lành tính, có chiết xuất từ tự nhiên.
- Kiêng quan hệ tình dục trong quá trình điều trị nấm Candida. Để phòng ngừa tái phát, chị em cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này để được tư vấn cụ thể.
- Chọn các trang phục, đồ lót vừa vặn, chất liệu thấm hút tốt, mềm mại, đảm bảo khô ráo, không gây kích ứng, khó chịu ở vùng kín. Ngoài ra, nên thường xuyên giặt đồ lót và phơi những nơi có ánh nắng mặt trời để tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn.
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm vùng kín.
- Chủ động thăm khám phụ khoa 2 lần/ năm tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Phụ nữ bị nấm Candida có mang thai được không?” và một số vấn đề liên quan. Theo các chuyên gia, khả năng mang thai khi bị nấm Candida phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị đúng cách, tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và nhiều vấn đề sức khoẻ khác.
- Tìm Hiểu Thêm: Nên Ăn Gì Để Tiêu Diệt Nấm Candida? 10 Thực Phẩm Hỗ Trợ Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!