Cấy Chỉ Chữa Trào Ngược Dạ Dày Là Gì? Hiệu Quả Tốt Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trong những năm gần đây, phương pháp cấy chỉ chữa trào ngược dạ dày đang ngày càng được áp dụng phổ biến nhờ sở hữu nhiều ưu điểm không cần dùng thuốc và ít xâm lấn. Tuy nhiên, nhiều người còn băn khoăn về hiệu quả và độ an toàn của phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về cấy chỉ, giúp người bệnh trào ngược dạ dày đưa ra quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Cấy chỉ chữa trào ngược dạ dày là phương pháp gì?

Cấy chỉ chữa trào ngược dạ dày còn có nhiều tên gọi khác như chôn chỉ, vùi chỉ, nhu châm. Đây là liệu pháp Y học cổ truyền được phát triển từ châm cứu. Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ sẽ dùng kim châm y tế chuyên dụng để đưa các sợi chỉ tự tiêu (chỉ catgut) vào các huyệt đạo phù hợp trên cơ thể. Vị trí cấy chỉ được xác định dựa trên lý thuyết Đông y, với mục đích điều hòa khí huyết, giảm đau, cải thiện chức năng của dạ dày và thực quản.

Cấy chỉ chữa trào ngược dạ dày được phát triển từ châm cứu
Cấy chỉ chữa trào ngược dạ dày được phát triển từ châm cứu

Phương pháp cấy chỉ chữa trào ngược dạ dày hiệu quả không?

Dưới đây là phân tích chi tiết về hiệu quả thực sự của phương pháp cấy chỉ chữa bệnh trào ngược dạ dày, đồng thời đánh giá ưu và nhược điểm của phương pháp.

Hiệu quả của cấy chỉ chữa trào ngược dạ dày

Hiệu quả của phương pháp cấy chỉ chữa trào ngược dạ dày đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại chứng minh. Cụ thể như sau:

Theo Y học cổ truyền: Khi cấy chỉ vào các huyệt đạo tương ứng sẽ tạo tác động lên huyệt vị, giúp cân bằng âm dương, thúc đẩy khai thông khí huyết kinh lạc, giúp kích thích cơ chế tự điều hoà và phục hồi của tỳ – vị.

Theo Y học hiện đại: Cơ chế hoạt động của liệu pháp dựa vào cơ chế hóa sinh cùng phản xạ thần kinh của cơ thể. Chỉ catgut là một loại protein tự tiêu, khi được cấy vào huyệt vị sẽ tồn lưu 14 – 20 ngày, trong thời gian đó sẽ liên tục kích thích và đem lại lợi ích như.

  • Kích thích tăng sinh chất nội sinh như Adenosine, Beta Endorphin giúp giảm nhanh các cơn đau thắt bụng và triệu chứng ợ nóng, ho, tức ngực,…
  • Khi chỉ catgut tự tiêu sẽ giúp tăng sinh mao mạch máu, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn, tăng tái tạo hydratcarbon, protein tại chỗ, thúc đẩy phục hồi và tăng cường chức năng cho dạ dày – thực quản, đồng thời giảm biến chứng ho, viêm họng hoặc viêm mũi xoang.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể: Cấy chỉ không chỉ giúp điều trị TNDD mà còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh lý khác.

Từ các phân tích trên, có thể thấy cấy chỉ mang lại hiệu quả cải thiện tốt cho bệnh trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp thúc đẩy tốc độ phục hồi và nâng cao sức khỏe tổng quát cho người bệnh.

Ưu – nhược điểm của cấy chỉ

Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày bằng cấy chỉ vẫn tồn tại cả ưu và nhược điểm, cụ thể như sau:

Ưu điểm:

  • An toàn và ít xâm lấn: Cấy chỉ là thủ thuật đơn giản, không cần gây mê, ít đau đớn và thời gian hồi phục nhanh chóng. Đồng thời không cần sử dụng thuốc trong quá trình điều trị hoặc sau điều trị.
  • Hiệu quả lâu dài: Hiệu quả của cấy chỉ có thể duy trì trong nhiều năm, giúp bệnh nhân giảm bớt gánh nặng điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Tiết kiệm chi phí: So với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, cấy chỉ có chi phí thấp hơn đáng kể.
Cấy chỉ ít đau đớn, tốc độ hồi phục nhanh chóng
Cấy chỉ ít đau đớn, tốc độ hồi phục nhanh chóng

Nhược điểm:

  • Nguy cơ biến chứng: Mặc dù cấy chỉ là thủ thuật an toàn, nhưng vẫn có thể xảy ra một số biến chứng như nhiễm trùng, dị ứng, di lệch kim cấy,…
  • Yêu cầu sự kiên trì: Hiệu quả của cấy chỉ thường không xuất hiện ngay lập tức, mà cần có thời gian để cơ thể tiếp nhận. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện cấy chỉ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Không phù hợp với một số đối tượng: Một số đối tượng được bác sĩ khuyến cáo không áp dụng phương pháp này như bà bầu, người đang mắc một số vấn đề sức khỏe,….

Các cách cấy chỉ chữa bệnh trào ngược dạ dày

Có 2 cách điều trị trào ngược dạ dày bằng cấy chỉ như sau:

Cách 1:

Cách này sẽ sử dụng công thức huyệt được xây dựng dựa trên kết quả phân tích biện chứng kết hợp kinh nghiệm lâm sàng:

  • Đản Trung: Đây là huyệt hội của khí, giúp điều khí, thông lợi vùng ngực – sườn, giáng nghịch. Tác động vào huyệt nhằm trị ngực đau, tức ngực, ợ chua, nóng ngực.
  • Trung Quản: Là huyệt hội của phủ, có nhiệm vụ điều hòa vị khí, điều hòa sự thăng – giáng của khí, thông khí trung tiêu, trừ thấp trệ. Tác động vào huyệt nhằm giảm triệu chứng đầy hơi, đau vùng thượng vị, ăn không tiêu.
  • Lương Môn: Huyệt điều trung khí và hóa tích trệ, giúp giảm đau tức thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, sôi bụng.
  • Cách Du: Huyệt tán khí (dương) ở cách mô ngực và thực quản, điều hòa vị khí, thư giãn vùng ngực. Từ đó điều trị đau ngực, ợ hơi, ợ nóng.
  • Vị Du: Đây là huyệt du của kinh vị, có tác dụng điều Vị khí, tiêu trệ, hóa thấp,… giúp trị đầy chướng hơi, chậm tiêu, cơ bụng nhão.
  • Tỳ Du: Đây là huyệt du của kinh tỳ, hỗ trợ tiêu hóa, trừ thủy thấp, điều tỳ khí, giúp giảm đau bụng, tức bụng khó chịu.
  • Túc Tam Lý: Huyệt điều hòa khí trung tiêu, bồi bổ nguyên khí, thông kinh lạc khí huyết,… giúp chữa trị đau dạ dày đau, nôn ói, chậm tiêu, táo bón, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Cách 2:

Cách này sẽ xây dựng phác đồ cấy chỉ chữa trào ngược dạ dày tùy theo từng thể bệnh, cụ thể như sau:

  • Trào ngược thể can tỳ, vị bất hoà: Tiến hành cấy chỉ vào huyệt túc tam lý, huyệt Trung Quản, huyệt Hành Gian, huyệt Thái Xung, huyệt Thiếu Phủ, huyệt Lãi Câu,huyệt Thần Môn, huyệt Nội Quan.
  • Trào ngược thể tỳ khí hư, tỳ bất kiện vận: Tiến hành cấy chỉ huyệt Tỳ Du, huyệt Thái Bạch, huyệt Đại Đô, huyệt Khí Hải, huyệt Phong Long, huyệt Quan Nguyên, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Chưởng Môn, huyệt Lương Môn.
Mỗi người bệnh sẽ có phác đồ cấy chỉ riêng
Mỗi người bệnh sẽ có phác đồ cấy chỉ riêng

Quy trình cấy chỉ điều trị trào ngược dạ dày

Dưới đây là quy trình các bước tiến hành cấy chỉ điều trị bệnh trào ngược dạ dày:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Bác sĩ: Bác sĩ kiểm tra các thiết bị y tế cần sử dụng trong quá trình cấy chỉ bao gồm Khay đựng dụng cụ, kéo, kẹp không mấu, panh, cồn sát trùng, bông, gạc vô trùng, băng dính, lọ thủy tinh đựng chỉ, kim cấy chỉ, chỉ tự tiêu.
  • Bệnh nhân: Bệnh nhân được tiến hành thăm khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định, sau đó nằm trên giường với tư thế thoải mái, để lộ các vùng huyệt cần tác động.

Bước 2: Tiến hành cấy chỉ

  • Bác sĩ rửa sạch tay, đeo găng tay vô trùng.
  • Cắt chỉ tự tiêu thành các đoạn ngắn từ 0.5 – 1cm. Sau đó luồn chỉ vào kim.
  • Xác định huyệt đạo cần cấy chỉ, sát trùng sạch sẽ những vị trí này.
  • Châm kim qua da và đưa chỉ vào huyệt.
  • Dùng ngón tay ấn sát chân kim rồi rút kim ra, tiếp theo dán băng vô trùng hoặc gạc vô trùng lên huyệt vừa cấy chỉ, sau đó dán băng dính lên để giữ cố định gạc.

Bước 3: Theo dõi sức khỏe và xử lý tai biến

Sau khi cấy chỉ, người bệnh cần nằm tại chỗ để theo dõi phản ứng cơ thể trong khoảng 30 phút.

Một số trường hợp xuất hiện tai biến sẽ được bác sĩ xử lý như sau:

  • Đau sưng vị trí cấy chỉ: Tiến hành chườm đá hoặc sử dụng dùng thuốc chống viêm phù nề.
  • Chảy máu: Ấn nhẹ bông gạc khô đã được vô khuẩn ấn vào vị trí cấy chỉ.
  • Dị ứng: Chỉ định người bệnh dùng thuốc chống dị ứng phù hợp.
  • Vựng châm: Người bệnh xuất hiện triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, mặt tái, đổ mồ hôi, bất tỉnh, huyết áp tụt, mạch nhanh,… Lúc này bác sĩ sẽ xử lý theo phác đồ điều trị vựng châm riêng.

Toàn bộ quá trình cấy chỉ kéo dài khoảng 3 – 5 phút, mỗi lần cấy chỉ tự tiêu sẽ cần đợi trong khoảng 7 – 14 ngày, sau thời gian này có thể thực hiện liệu trình cấy chỉ tiếp theo. Thông thường, một liệu trình điều trị sẽ dao động từ 2 – 6 lần tùy mức độ bệnh nặng nhẹ.

Toàn bộ quá trình cấy chỉ chữa bệnh trào ngược kéo dài khoảng 3 - 5 phút
Toàn bộ quá trình cấy chỉ chữa bệnh trào ngược kéo dài khoảng 3 – 5 phút

Đối tượng chống chỉ định cấy chỉ chữa trào ngược dạ dày

Một số đối tượng được khuyến cáo không thực hiện phương pháp cấy chỉ chữa trào ngược dạ dày bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai: Cấy chỉ có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí tăng nguy cơ sảy thai.
  • Những người có bệnh lý về máu: Cấy chỉ có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, do đó, người có bệnh lý về máu như rối loạn đông máu, hemophilia,… cần tuyệt đối tránh cấy chỉ.
  • Bệnh nhân tim mạch: Cấy chỉ có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp, do đó, người có bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, rối loạn nhịp tim,… cần cẩn trọng khi điều trị trào ngược dạ dày bằng phương pháp này.
  • Người có cơ địa dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với vật liệu của chỉ cấy, dẫn đến các phản ứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng tấy,…
  • Người cơ thể suy kiệt: Người đang bị suy nhược, không đủ điều kiện sức khỏe thực hiện cấy chỉ không nên thực hiện phương pháp này vì sẽ tăng nguy cơ gây biến chứng.
  • Người đang bị bệnh da liễu: Bao gồm bị vảy nến, viêm da cơ địa, á sừng, nấm da, mề đay,… hoặc người bệnh có vết thương tại các vị trí cần cấy chỉ.

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sau khi cấy chỉ

Để đẩy nhanh tốc độ phục hồi, chuyên gia hướng dẫn các bước chăm sóc sức khỏe sau khi cấy chỉ như sau:

  • Trong vòng 4 tiếng sau khi cấy chỉ, người bệnh không vận động mạnh và không tắm rửa. Nên nằm nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi tốt hơn.
  • Trong vòng 1 tuần đầu sau khi cấy chỉ, bệnh nhân không tiêu thụ các thực phẩm như đồ nếp, thịt bò, rau muống, đồ cay nóng, rượu bia, thuốc lá. Nên tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh và đồ ăn mềm tốt da dạ dày.
  • Nên mặc các trang phục rộng rãi, làm từ chất liệu mềm mại và thấm hút mồ hôi tránh cọ xát vào các vị trí cấy chỉ.
  • Trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu bất thường như chảy máu, sưng viêm, đau buốt tại các chỗ cấy chỉ, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.

Trên đây là thông tin chi tiết về phương pháp cấy chỉ chữa trào ngược dạ dày. Phương pháp này được đánh giá tác dụng tốt, an toàn và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả và đảm bảo an toàn, người bệnh cần thực hiện cấy chỉ tại các bệnh viện, phòng khám uy tín, đồng thời tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sau điều trị.

Xem Thêm:

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Chương trình nhận được sự quan tâm của đông đảo bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc “Đặt Chân” Tới Hậu Giang Xa Xôi

Chương trình tư vấn sức khỏe tim mạch miễn phí nằm trong khuôn khổ dự...
TTUT, bác sĩ Lê Hữu Tuấn cung cấp kiến thức về bệnh lý tim mạch cho bà con

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại 12 Xã Của Huyện Bình Chán

Ngày 25-27/6/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...

Bác sĩ Trần Hải Long chia sẻ về góc nhìn trong phương pháp điều trị yếu sinh lý bằng Đông y

Hiện nay xu hướng sử dụng thuốc Đông y để điều trị các vấn đề...