Chế Độ Sinh Hoạt Cho Người Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Nhất
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản cần quan tâm tới chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày của mình để kiểm soát triệu chứng, đồng thời ngăn không cho bệnh tiến triển nặng. Dưới đây là chế độ sinh hoạt cho người trào ngược dạ dày, bệnh nhân cần nắm rõ để bảo vệ sức khỏe của mình.
Gợi ý chế độ sinh hoạt cho người trào ngược dạ dày
Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh để cải thiện triệu chứng và tránh để bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn. Dưới đây là chế độ sinh hoạt cho người trào ngược dạ dày bạn cần nắm rõ:
Ngủ đúng giờ, không thức khuya
Người bị trào ngược dạ dày nên đi ngủ sớm trong khoảng thời gian từ 9-10 giờ tối. Việc thức khuya sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày, khiến axit dịch vị bị đẩy ngược lên thực quản và cổ họng. Vì vậy người bệnh nên tránh thức khuya, ngủ muộn để giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện sức khỏe dạ dày.
Chia nhỏ bữa ăn
Việc ăn quá nhiều vào một bữa sẽ làm tăng áp lực cho cơ vòng thực quản dưới. Từ đó tạo cơ hội cho axit trào ngược lên thực quản trên. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ dễ bị đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, chướng bụng, gây cảm giác khó chịu. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày để dạ dày không bị làm việc quá sức.
Tuy nhiên người bệnh cũng không nên nhịn đói hoặc bỏ bữa. Bởi nếu bạn nhịn ăn trong thời gian dài, cơ thể sẽ bị stress, hạ đường huyết, kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit HCl hơn. Từ đó dẫn đến mất cân bằng dịch vị dạ dày, khiến niêm mạc bị bào mòn và dễ bị tổn thương. Như vậy, nhịn ăn trong thời gian dài hay bỏ bữa thường xuyên không chỉ gây trào ngược dạ dày mà còn dễ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.
Uống nước ấm
Tiêu thụ nước ấm có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng ợ hơi, ợ chua. Theo lời khuyên từ bác sĩ, trung bình một người trưởng thành nên sử dụng từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày ngay cả khi bạn không thấy khát. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên uống nước lọc, nước ấm, không nên dùng các loại nước uống có gas, trà sữa, nước đá lạnh hoặc bia rượu. Bởi chúng có thể gây khó tiêu, làm chậm quá trình tiêu hóa.
Không làm việc nặng hoặc nằm ngay sau khi ăn
Khi đứng hoặc ngồi, trọng lực giữ cho dịch vị axit ở dưới dạ dày và không bị trào ngược lên trên. Nếu nằm nghỉ ngay sau khi ăn, cơ thắt thực quản dưới sẽ giãn ra, hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại và thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn. Vì vậy người bệnh nên tránh nằm nghỉ ngay sau khi ăn.
Tuy nhiên bạn cũng không nên vận động mạnh, bê vác nặng hoặc tập thể dục cường độ cao sau khi ăn. Bởi hoạt động cơ bắp có thể làm tăng áp lực cho dạ dày, gây trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, người bệnh còn dễ gặp phải một số triệu chứng khó chịu khác như: Đau ngực, buồn nôn, chuột rút trong bụng,…
Tránh căng thẳng, stress
Căng thẳng stress có ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày. Cụ thể, stress có thể kích thích dạ dày sản sinh một lượng lớn dịch vị axit, làm tăng khả năng trào ngược axit lên thực quản. Ngoài ra, căng thẳng kéo dài cũng sẽ gây co thắt cơ trong dạ dày, làm giảm sự di chuyển của thức ăn qua dạ dày và đường ruột. Không chỉ vậy, căng thẳng stress còn liên quan tới nhiều vấn đề về đường tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày, đau dạ dày, ung thư dạ dày,…
Để cải thiện tâm trạng, người bệnh cần có phương pháp giảm stress bao gồm: Tập yoga, ngồi thiền, thay đổi lối sống, gặp gỡ bạn bè, xem phim, đọc sách, nghe nhạc,…
Thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục là một trong những yếu tố giúp chống lại bệnh trào ngược dạ dày. Việc tập luyện sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện sức đề kháng. Từ đó giúp các triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm.
Vì vậy người bệnh cần dành ra ít nhất 30-45 phút mỗi ngày để tập luyện các môn thể thao phù hợp. Một số gợi ý dành cho bạn bao gồm: Đạp xe, đi bộ, yoga chữa trào ngược dạ dày, bơi lội,… Đặc biệt người bệnh cần tránh tập luyện các bài tập dễ mất sức như chạy, nhảy dây, đá bóng, nâng tạ…
Duy trì cân nặng hợp lý
Duy trì cân nặng ổn định và hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ trào ngược dạ dày. Bởi khi cơ thể bị thừa cân béo phì sẽ khiến lượng mỡ tại vùng bụng tăng lên. Từ đó làm tăng áp lực trong ổ bụng, ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản dưới, gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy bạn cần có kế hoạch giảm cân khoa học để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tiến triển nặng.
Nằm nghiêng sang bên trái trong lúc ngủ
Nằm nghiêng sang bên trái là tư thế phù hợp đối với những người bị trào ngược dạ dày thực quản. Bởi lúc này dạ dày và tuyến tụy có vị trí thấp hơn so với thực quản, giúp ngăn không cho dịch vị axit trào ngược lên trên. Bên cạnh đó, việc nằm nghiêng sang trái còn giúp quá trình vận chuyển chất thải diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa các triệu chứng như ợ nóng, ngủ ngáy, rối loạn tiêu hóa,…
Một số tư thế không tốt mà người bệnh cần tránh như: Nằm nghiêng sang phải, nằm sấp, nằm ngửa không kê gối,… Những tư thế này sẽ tạo áp lực lên dạ dày, làm giãn mở cơ vòng. Từ đó khiến dịch vị và thức ăn dễ trào ngược lên vùng thực quản, hầu họng.
Ăn chậm, nhai kỹ
Ăn chậm nhai kỹ không chỉ tốt cho bệnh trào ngược dạ dày mà còn giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác như: Giúp giảm cân, tốt cho răng, giảm đầy hơi, chuột rút và rối loạn tiêu hóa. Các chuyên gia cho biết, việc ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp dạ dày sản xuất ra axit clohydric, giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng.
Nếu bạn nhai không kỹ thức ăn sẽ không có nhiều axit trong dạ dày được tiết ra để hỗ trợ tiêu hóa đúng cách. Sự kết hợp giữa axit trong dạ dày và thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ sản sinh ra nhiều khí. Từ đó gây ra tình trạng đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, trào ngược axit và thức ăn lên thực quản.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh bị trào ngược
Bên cạnh chế độ sinh hoạt cho người trào ngược dạ dày kể trên, bệnh nhân cũng cần chú ý tới việc ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì cần nắm rõ:
Sử dụng trái cây không có tính axit
Người bị trào ngược dạ dày nên sử dụng các loại trái cây ít vị chua như táo, dưa hấu, chuối, bơ, thanh long, dưa gang,… Những loại quả này giàu chất xơ, vitamin và nhiều khoáng chất thiết yếu, giúp hạn chế tình trạng trào ngược, hỗ trợ tiêu hóa và giảm nồng độ axit tăng tiết.
Đặc biệt, người bệnh không nên dùng những loại trái cây có vị chua như cam, chanh, quýt, cóc, nhót,… Bởi chúng đều chứa nhiều axit tự nhiên, kích thích dạ dày tiết nhiều axit dịch vị, không chỉ khiến cho tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng mà còn làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày.
Nên dùng thực phẩm có tính kiềm
Thực phẩm có tính kiềm bao gồm các loại thực phẩm như: Cà rốt, sữa chua, khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt, thảo mộc,… Nhóm thực phẩm này sẽ giúp trung hòa axit dịch vị trong dạ dày. Từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị.
Ngoài ra chúng còn chứa nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cải thiện hệ miễn dịch. Vì vậy sử dụng những thực phẩm này sẽ giúp bạn kiểm soát được hoạt động của đường ruột, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh.
Nên ăn các loại thực phẩm ít béo, ít dầu mỡ
Những người bị trào ngược dạ dày thực quản nên sử dụng các loại thực phẩm chứa ít chất béo bao gồm: Thịt nạc, thịt gà không da, cá, lòng trắng trứng, trứng luộc, đậu phụ, hải sản,…
Nhóm thực phẩm này sẽ giúp làm giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Từ đó hạn chế được nguy cơ bị trào ngược dạ dày. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều protein tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh, không gây chướng bụng, đầy bụng.
Thực phẩm có tính kháng viêm
Nghệ, gừng, nha đam hay mật ong,… là những thực phẩm có tính kháng viêm, diệt khuẩn mạnh mẽ. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ giảm đau, thúc đẩy tiêu hóa, chữa lành tổn thương niêm mạc và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Từ đó các triệu chứng của bệnh trào ngược như ợ chua, ợ nóng, đau rát, chướng bụng,… sẽ được thuyên giảm.
Bổ sung các loại đồ ăn này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày không chỉ tốt cho người bị trào ngược dạ dày mà còn giúp người bệnh phòng ngừa được hầu hết các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Trong đó có viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày,…
Không sử dụng chất kích thích
Người bệnh bị trào ngược nên tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, nước có gas…. Những thực phẩm này sẽ làm tăng sự giãn cơ vòng thực quản. Từ đó làm tăng tiết axit dịch vị dạ dày và khiến chúng bị đẩy ngược lên trên.
Ngoài ra, những loại đồ uống này cũng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như chướng bụng, đầy bụng, ợ hơi, đau thượng vị, khó tiêu, khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa hết. Chưa kể, việc lạm dụng những chất kích thích còn làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư vòm họng,…
Hạn chế đồ ăn chua, cay, nóng
Các loại đồ ăn cay nóng như tỏi, hạt tiêu, ớt, mù tạt, lẩu cay, mì cay,… có thể gây kích thích lớp màng thực quản, làm tăng cảm giác nóng rát trong dạ dày. Trong khi đó các loại đồ ăn chua như kim chi, dưa muối, cà muối,… sẽ làm phát sinh thêm nhiều axit trong dạ dày, gây bào mòn niêm mạc, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì vậy sau khi ăn những thực phẩm này, người bệnh thường sẽ có cảm giác bị đau thượng vị, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu,… Do đó bạn nên hạn chế hoặc ngưng sử dụng chúng trong thời gian điều trị bệnh.
Trên đây là những gợi ý về chế độ sinh hoạt cho người trào ngược dạ dày. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, người bệnh sẽ có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý. Điều này không chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!