Cách Chữa Đau Vai Gáy Bằng Lá Lốt Theo Kinh Nghiệm Dân Gian

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chữa đau vai gáy bằng lá lốt là mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Cách chữa này có tác dụng cải thiện tình trạng đau mỏi, tê cứng cổ, bả vai và một số triệu chứng đi kèm ở mức độ nhẹ.

Tác dụng của lá lốt trong chữa đau vai gáy

Đau vai gáy là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, người lao động nặng hoặc tính chất công việc ngồi thường xuyên. Hội chứng này thường là hệ quả khi cột sống, dây chằng và cơ bắp bị đè nén, thoái hoá, hư hại do chấn thương, căng cơ hoặc bị chèn ép trong thời gian dài.

Cách Chữa Đau Vai Gáy Bằng Lá Lốt Theo Kinh Nghiệm Dân Gian
Chữa đau vai gáy bằng lá lốt là mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tốt

Đau mỏi vai gáy đặc trưng bởi tình trạng đau nhức ở cổ, vai và gáy, tê bì, nóng rát ở vùng cổ, có xu hướng lan rộng toàn bộ vùng vai, cánh tay và lưng. Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nhiều người bệnh còn tìm đến các thảo dược tự nhiên để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu, đồng thời hạn chế lạm dụng tân dược. Trong đó, các mẹo chữa đau vai gáy từ lá lốt được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian.

Theo tài liệu y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay, mùi thơm đặc trưng, công dụng chỉ thống (giảm đau), hạ khí, tán hàn (đuổi khí lạnh), ôn trung. Việc áp dụng một số mẹo chữa từ dược liệu này có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu, giải phóng khí hàn ứ trệ trong kinh lạc, giảm đau nhức và cải thiện chức năng vận động ở khớp cổ, vai và gáy.

Tuy nhiên, cách chữa bệnh từ lá lốt chỉ giúp cải thiện bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình. Để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất, người bệnh cần kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát tốt bệnh lý. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện điều độ.

7 Cách chữa đau mỏi vai gáy bằng lá lốt an toàn và hiệu quả

Trong dân gian, có nhiều phương pháp chữa đau mỏi vai gáy bằng lá lốt được truyền lại, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Người bệnh có thể sử dụng lá lốt đơn lẻ hoặc kết hợp với các thảo dược khác để tạo thành các phương pháp sắc uống, đắp ngoài hoặc chế biến thành món ăn, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan

1. Đắp từ lá lốt và rượu nóng chữa đau mỏi vai gáy

Kết hợp lá lốt và rượu nóng trong phương pháp đắp ngoài rất phù hợp với những trường hợp bị đau vai gáy do khí lạnh xâm nhập, sai tư thế, mang vác nặng, hoặc nằm gối quá cao. Những hoạt động này có thể khiến khớp cổ, vai, và gáy bị chèn ép, dẫn đến cứng cơ, ứ trệ kinh mạch và tắc nghẽn mạch máu.

Đắp từ lá lốt và rượu nóng chữa đau mỏi vai gáy 
Kết hợp lá lốt và rượu nóng trong đắp phù hợp với những trường hợp bị đau vai gáy do khí lạnh xâm nhập, sai tư thế,…

Giã đắp lá lốt và rượu nóng có tác dụng làm ấm khớp, tăng tuần hoàn máu, làm giảm cứng khớp. Từ đó, cải thiện cơn đau mỏi vai gáy, hạn chế mức độ chèn ép lên dây thần kinh và khắc phục hiện tượng tê cứng, nóng ran, ê mỏi.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
  • Cho dược liệu vào cối giã nát và trộn với một ít rượu nóng
  • Cho hỗn hợp vào túi vải mỏng sạch và chườm lên cùng vai gáy đau nhức
  • Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 4 lần để cải thiện triệu chứng

2. Kết hợp lá lốt và muối biển cải thiện đau mỏi vai gáy

Chữa đau mỏi vai gáy bằng lá lốt và muối biển được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Không chỉ giúp cải thiện cơn đau nhức vùng cổ, vai và gáy mà mẹo chữa này còn khắc phục tình trạng tê bì, cứng khớp do lạnh, thoái hoá khớp hoặc đau nhức xương khớp do lao động nặng.

Theo kinh nghiệm dân gian, muối biển có tác dụng tốt trong dẫn dược tính trong dược liệu vào kinh mạch. Khi kết hợp với lá lốt sẽ giúp tăng dược tính tối đa, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do hội chứng đau mỏi vai gáy gây ra.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá lốt và 1 nắm muối biến
  • Cho các dược liệu vào chảo rang nóng rồi cho vào túi vải mỏng sạch
  • Chườm đắp lên vùng cổ, vai, gáy bị đau nhức
  • Thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ để hạn chế tình trạng đau mỏi vai gáy tê bì chân tay vào sáng hôm sau

3. Uống nước lá lốt cải thiện đau vai gáy

Trong trường hợp bị đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay, cứng khớp do thời tiết chuyển lạnh đột ngột, người bệnh có thể cải thiện bằng cách sắc uống nước từ lá lốt. Với tính ấm và công dụng tán hàn, chỉ thống, phương pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu, loại bỏ khí lạnh ra khỏi cơ thể, thư giãn cơ bắp và ổn định các khớp.
Uống từ lá lốt cải thiện đau vai gáy 
Sắc uống từ lá lốt giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh đau vai gáy gây ra hiệu quả

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g lá lốt tươi, rửa sạch và để ráo
  • Thảo dược cho vào ấm sắc cùng 400ml đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp
  • Chia nước thuốc thành 2 lần (uống vào buổi sáng – tối), dùng thuốc khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trong quá trình áp dụng nước uống từ lá lốt, người bệnh cần kết hợp với phương pháp chườm đắp, giữ ấm cơ thể, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ăn uống và tập luyện điều độ. Điều này giúp khắc phục các triệu chứng đau nhức khớp cổ, vai, gáy và tăng cường chức năng vận động.

4. Lá lốt kết hợp với các thảo dược khác chữa bệnh lý

Trường hợp đau mỏi vai gáy nhiều đi kèm với tình trạng co cứng cơ, tê cứng khớp cổ sau khi ngủ dậy, các chi yếu mỏi. Người bệnh có thể kết hợp lá lốt với một số thảo dược khác như cỏ xước, cây xấu hổ để tăng tác dụng chữa trị. Những thảo dược này đều có tác dụng trừ phong, tán hàn, hành khí, cường kiện gân cốt, chỉ thống.

Phương pháp chữa bệnh từ lá lốt kết hợp với các thảo dược khác có tác dụng giảm đau nhức khớp cổ, vai, gáy, và tê bì chân tay nhanh chóng hơn so với việc dùng lá lốt đơn lẻ. Tuy nhiên, cách chữa này không phù hợp cho phụ nữ mang thai hoặc những người có ý định mang thai

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị toàn cây lá lốt, cỏ xước và cây xấu hổ với lượng vừa đủ
  • Các dược liệu sau khi rửa sạch thì mang đi sao vàng
  • Mỗi lần dùng 10 – 15g sắc đặc lấy nước chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi bệnh lý thuyên giảm hẳn

5. Chữa bệnh từ lá lốt do bệnh xương khớp mãn tính

Ngoài những nguyên nhân thông thường, hội chứng đau mỏi vai gáy còn là hệ quả của một số bệnh xương khớp mãn tính như thoái hoá cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm. Trong trường hợp này, cơn đau mỏi ở khớp cổ, vai và gáy thường tiến triển dai dẳng, dễ tái phát và có tính chất mãn tính.

Bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt do bệnh xương khớp mãn tính 
Trường hợp đau vai gáy do các bệnh xương khớp mãn tính gây ra có thể dùng lá lốt để cải thiện

Để cải thiện các triệu chứng lâm sàng của hội chứng đau vai gáy do ảnh hưởng của các bệnh xương khớp mãn tính, người bệnh có thể kết hợp lá lốt với cỏ xước, rễ bưởi bung, và vòi voi để tăng hiệu quả giảm đau. Tuy nhiên, do dược tính của phương pháp này khá mạnh, bạn nên trao đổi với thầy thuốc để được tư vấn và điều chỉnh liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị lá lốt, cỏ xước, rễ cây vòi voi, rễ bưởi bung, mang đi rửa sạch và để ráo
  • Thái nhỏ các dược liệu và mang đi sao vàng
  • Mỗi lần dùng 15g sắc với 600ml đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp
  • Chia nước thuốc thành 3 lần và uống hết trong ngày
  • Nến kết hợp với phương pháp dùng đắp ngoài để tăng hiệu quả chữa trị

6. Rượu lá lốt cải thiện đau mỏi vai gáy

Theo kinh nghiệm dân gian, rượu lá lốt có tác dụng giảm đau nhức vai gáy, cứng khớp, tê bì chân tay do bệnh lý gây ra. Bên cạnh đó, cách chữa này còn mang lại tác dụng tốt với những trường hợp bị thoái hoá khớp, phong thấp. Dùng rượu lá lốt xoa bóp thường xuyên còn giúp tăng tuần hoàn máu, thông kinh mạch, thư giãn cơ, dây chằng.

Để tăng tác dụng chữa trị, người bệnh có thể kết hợp bấm huyệt chữa đau vai gáy. Liệu pháp này giúp tác động sâu đến các huyệt vị tại vùng cổ, vai và gáy bị ứ trệ, đẩy khí hàn ra ngoài, thư giãn cơ, dây chằng quanh đốt sống cổ, đồng thời cải thiện chức năng vận động.

Rượu lá lốt cải thiện đau mỏi vai gáy 
Theo kinh nghiệm dân gian, rượu lá lốt có tác dụng giảm đau nhức vai gáy, cứng khớp, tê bì chân tay do bệnh lý gây ra

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 500g thảo dược (dùng toàn cây), rửa sạch cắt thành khúc ngắn từ 3 – 5cm và phơi khô
  • Cho dược liệu vào bình thuỷ tinh và đổ rượu trắng vào ngâm
  • Sau 20 ngày thì có thể dùng, mỗi lần dùng lấy một lượng rượu thuốc xoa bóp, day ấn, bấm huyệt để cải thiện tình trạng đau nhức, tê cứng cổ, đau mỏi vai gáy.

7. Một số món ăn từ lá lốt hỗ trợ điều trị bệnh lý

Các triệu chứng đau mỏi vai gáy tác động trực tiếp đến hệ thống xương khớp, làm giảm khả năng vận động. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, thiếu sức sống, suy giảm sức khoẻ tổng thể.

Ngoài công dụng tán hàn và giảm đau nhức xương khớp, thảo dược lá lốt còn có tác dụng hành khí (trị sôi bụng, giảm đau bụng, kích thích vị giác, giảm đầy hơi). Vì vậy, bên cạnh việc sử dụng các phương pháp uống và đắp ngoài, người dân còn chế biến các món ăn từ lá lốt để cải thiện sức khỏe, khắc phục tình trạng ăn uống kém, và hỗ trợ kiểm soát bệnh đau vai gáy một cách hiệu quả.

Một số món ăn từ lá lốt nên bổ sung vào chế độ ăn của người bị đau mỏi vai gáy như trứng rán lá lốt, chả lá lốt, bò lá lốt, ốc xào lá lốt, lá lốt cuộn thịt chiên giòn,… Trong quá trình chế biến, người bệnh nên hạn chế dùng quá nhiều gia vị, dầu mỡ để hạn chế ảnh hưởng đến bệnh lý.

Một số lưu ý khi dùng lá lốt chữa đau mỏi vai gáy

Các cách chữa đau vai gáy tận dụng dược tính từ nhiên từ thảo dược giúp cải thiện tình trạng đau nhức, tăng cường tuần hoàn máu đến các chi và giảm tê bì, cứng khớp. Biện pháp này được đánh giá có độ an toàn, lành tính cao, dễ thực hiện và hạn chế lạm dụng thuốc Tây.

Một số lưu ý khi dùng lá lốt chữa đau mỏi vai gáy 
Cần thận trọng khi dùng phương pháp uống từ lá lốt cho người cao huyết áp, bị tiểu đường, phụ nữ mang thai, đang cho con bú

Tuy nhiên, trước và trong quá trình sử dụng lá lốt để chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Để dự phòng tác dụng phụ và các rủi ro tiềm ẩn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các phương pháp chữa đau vai gáy bằng lá lốt cũng như các thảo dược tự nhiên khác
  • Lá lốt có tính nóng, vị cay nồng nên không dùng thuốc dạng sắc uống cho người mắc chứng bệnh thực nhiệt như nhiệt miệng, nóng trong người, táo bón.
  • Mặc dù được đánh giá độ an toàn, lành tính cao nhưng lá lốt có thể gây ra phản ứng bất lợi trong một số trường hợp. Do đó, cần thận trọng khi dùng cho người cao huyết áp, bị tiểu đường, phụ nữ mang thai, đang cho con bú. Nên tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.
  • Phần lớn các trường hợp bị đau mỏi vai gáy là do thực hiện tư thế sai lệch, ngồi nhiều, chấn thương, mang vác nặng. Do đó, bên cạnh áp dụng dùng lá lốt để điều trị, người bệnh cần xác định nguyên nhân cụ thể để kiểm soát cơn đau nhanh chóng, đồng thời dự phòng tái phát.
  • Trường hợp đau mỏi vai gáy là hệ quả của các bệnh xương khớp mãn tính, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh lý, người bệnh cần kết hợp xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng và tăng khả năng vận động.

Các cách chữa đau vai gáy bằng lá lốt được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian. Để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế phát sinh tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh nên tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, cần kết hợp điều trị nguyên nhân để kiểm soát bệnh lý hoàn toàn và dự phòng tái phát.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...