Sử Dụng Cây Cỏ Mực Trị Ho Cực Hiệu Quả, Áp Dụng Đơn Giản

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Phương pháp cỏ mực trị ho với cách làm đơn giản, dễ thực hiện. Theo ghi chép từ xa xưa, loại cây này có tác dụng chữa ho, giảm sưng đau, long đờm và xoa dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng. Tuy nhiên thực tế cho đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tính hiệu quả chính xác của mẹo chữa này.

Công dụng của cây cỏ mực trong việc chữa ho

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể khi có dị vật xuất hiện làm cản trở đường lưu thông không khí ra vào hệ hô hấp. Cơn ho giúp tống dị vật ra ngoài, làm thông thoáng đường thở. Ho cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan, chẳng hạn như viêm họng, viêm amdian, cảm lạnh, cảm cúm,…

Công dụng của cây cỏ mực trong việc chữa ho
Cơn ho khó chịu có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau từ bên trong hay bên ngoài cơ thể

Tùy vào mức độ ho, nguyên nhân gây bệnh mà phương pháp điều trị sẽ được áp dụng phù hợp. Người bệnh nên theo dõi triệu chứng của cơ thể, kết hợp thăm khám y tế để xác định tình trạng sức khỏe và có hướng khắc phục hợp lý, phòng tránh các rủi ro gây hại sức khỏe.

Ngoài sử dụng thuốc tân dược, nhiều người hiện nay vẫn tin dùng các thảo dược thiên nhiên chữa ho nhẹ tại nhà. Trong đó có cách dùng cỏ mực trị ho. Theo ghi chép, cỏ mực hay còn được gọi là cây nhọ nồi, hàn liên thảo,… mọc hoang ở những vùng ẩm ướt, loại cây này mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe.

Trước hết để bạn đọc có thể dễ dàng nhận biết cỏ mực, các đặc điểm của cây cơ bản như sau:

  • Cây thường mọc hoang ở khu vực ẩm ướt, phổ biến tại các vùng đồng bằng.
  • Thân cây có màu đỏ tía, một số có màu xanh lục.
  • Phần lá dài, trên toàn thân cây có nhiều lông tơ nhỏ.
  • Hoa nhiều cánh, nhỏ, màu trắng, mọc ra từ ngọn hoặc ở các kẽ lá.
  • Cỏ mực cũng có quả, chúng có hình dạng dài, cạnh.

Y học cổ truyền ghi chép, cỏ mực có tính hàn, vị ngọt, chua, quy vào kinh can và thận. Tác dụng giúp chỉ huyết, tính lương, thanh can nhiệt, bồi bổ thận,… Do đó, loại cây này được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các vấn đề như tiểu tiện ra máu, xuất huyết, bệnh về gan, về đường hô hấp như ho hen, lao, viêm họng,…

Công dụng của cây cỏ mực trong việc chữa ho
Dùng cây cỏ mực trị ho là phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian

Không những thế, y học cũng chỉ ra trong cây cỏ mực chứa các chất như tanin, caroten, ancaloit, tinh dầu,… giúp cầm máu khá hiệu quả. Đồng thời loại cây này không chứa độc tố nên không làm giãn mạch hoặc phát sinh các vấn đề khác như tăng huyết áp hoặc khiến cơ thể bị ngộ độc.

Tuy ghi nhận nhiều giá trị mà cỏ mực mang lại cho sức khỏe, thế nhưng về tính chính xác của mẹo chữa ho từ cỏ mực cho đến nay chưa có nghiên cứu nào kết luận. Phương pháp được lưu truyền trong dân gian, áp dụng cho tình trạng ho nhẹ. Thận trọng trước khi dùng đối với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ. Tốt nhất nên thăm khám bác sĩ và nhờ tư vấn điều trị theo hướng phù hợp nhất.

Các bài thuốc từ cỏ mực trị ho đơn giản

Dùng cỏ mực trị ho là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Do cỏ mực lành tính, không chứa độc tố, ít gây tác dụng phụ cho cơ thể như một số thuốc tân dược. Có nhiều cách sử dụng, bạn có thể tham khảo theo các cách dưới đây:

Bài thuốc sắc từ cỏ mực trị ho do nhiễm lạnh

Áp dụng cách trị ho bằng sắc nước từ cỏ mực uống có thể áp dụng cho cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt đối với tường hợp ho mới khởi phát, ho khan khi “trái gió trở trời”. Cho trẻ uống nước sắc từ cây cỏ mực kết hợp giữ ấm cho trẻ, mang tất chân, găng tay để tránh gió nhập vào cơ thể khiến cơn ho kéo dài hoặc bệnh tiến triển xấu hơn. Cách làm như sau:

Các bài thuốc từ cỏ mực trị ho đơn giản
Hái cỏ mực sắc nấu nước uống hoặc dùng nước cốt trị ho là cách được nhiều người áp dụng

Cách 1:

  • Bạn chuẩn bị 20g cỏ mực, rửa sạch, nên ngâm với nước muối loãng vài phút trước khi nấu.
  • Tiếp đến cho cỏ mực vào nồi, nấu cùng với 300ml nước trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó lấy chắt lấy phần nước, để còn âm ấm cho bé dùng, chia thành các lần uống hết trong ngày.

Cách 2:

  • Chuẩn bị 1 nắm cỏ mực tươi, ngâm rửa cẩn thận với nước muối loãng và nước sạch để loại bỏ tạp chất.
  • Sau đó bạn cắt cỏ mực thành nhiều đoạn nhỏ, mang xay nhuyễn hoặc giã nát để vắt lấy nước cốt.
  • Sau đó chia phần nước cốt thu được thành 2 lần uống hết trong ngày. Áp dụng kiên trì sau khoảng 3 – 4 ngày cơn ho có dấu hiệu cải thiện dần.

Kết hợp cỏ mực và nguyên liệu khác trị ho

Nhằm tăng hiệu quả chữa ho, khắc phục các triệu chứng kèm theo như sốt cao, bạn có thể dùng cỏ mực với các nguyên liệu thảo dược khác. Trong đó, phổ biến nhất là dùng cỏ mực cùng với củ sắn dâycây sài đất. Theo ghi chép đây đều là các dược liệu thiên nhiên có tác dụng thanh nhiệt, thải độc tốt, giúp hạ thân nhiệt người bệnh khi bị sốt.

Các bài thuốc từ cỏ mực trị ho đơn giản
Kết hợp cỏ mực với thảo dược khác tăng hiệu quả chữa ho

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm vào một ít ké đầu ngựa, cây cối xay, cam thảo đất,… để tăng hiệu quả trị ho, giúp tiêu đờm và giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng. Cách làm như sau, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Sử dụng các vị thuốc như cây cỏ mực, củ sẵn dây, sài đất mỗi vị khoảng 20g, kết hợp với 16g mỗi vị cối xay, cam thảo đất và 12g ké đầu ngựa.
  • Nguyên liệu lưu ý nên sơ chế sạch đất cát, bụi bẩn trước khi dùng.
  • Nấu nguyên liệu cùng với 1 lít nước, đun trên lửa vừa trong khoảng 30 – 45 phút.
  • Đến khi thấy phần nước cô đặc lại có thể tắt bếp, chắt lấy nước thuốc chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Kiên trì áp dụng cách làm này 3 – 4 ngày liên tục sẽ thấy tình trạng ho hen thuyên giảm đáng kể.
  • Riêng trường hợp trẻ em dưới 12 tuổi nên gia giảm liều lượng cho phù hợp để tránh gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn.

Bài thuốc từ cỏ mực trị ho do viêm phế quản, viêm họng

Ngoài cách kết hợp kể trên, dưới dây bạn có thể thêm một số thảo dược khác vào bài thuốc từ cây cỏ mực trị ho. Chẳng hạn như bồ công anh, cây kim ngân hoa, cam thảo đất,… Chúng đều là những vị thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ chữa ho tình trạng nhẹ.

Các bài thuốc từ cỏ mực trị ho đơn giản
Đẩy lùi nhanh chóng hơn cơn ho do viêm phế quản, viêm họng với cây cỏ mực cùng một vài thảo dược khác

Bài thuốc này giúp người bệnh giảm ho chủ yếu do các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản gây ra. Các nguyên liệu trong bài thuốc còn giúp hỗ trợ xoa dịu cảm giác khó chịu ở cổ họng, tiêu đờm, giảm tình trạng khàn giọng, tắt tiếng,… Thực hiện theo cách sau:

  • Dùng 20g mỗi vị cỏ mực và cây bồ công anh, kết hợp với 16g mỗi vị cam thảo đất, kim ngân hoa và 12g củ rẻ quạt.
  • Nguyên liệu sau khi hái về rửa sạch hết đất cát, nên ngâm sơ với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
  • Sau đó cho vào nồi, đổ thêm 1 lít nước, đun trên lửa vừa đến khi thấy nước thuốc cạn còn 1/2.
  • Tắt bếp, chắt lấy nước thuốc chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Áp dụng kiên trì sau khoảng 3 – 5 ngày triệu chứng ho do viêm họng, viêm phế quản gây ra thuyên giảm đáng kể.

Trên đây là các cách dùng cỏ mực trị ho được áp dụng phổ biến hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo. Phương pháp điều trị theo mẹo dân gian phù hợp với đối tượng ho xuất phát từ bệnh lý nhẹ, mức độ tổn thương không quá nghiêm trọng. Trường hợp bệnh nặng nên đến trực tiếp bệnh viện thăm khám và điều trị.

Một số lưu ý khi dùng cỏ mực trị ho tại nhà

Dùng cỏ mực trị ho tại nhà là phương pháp được truyền miệng trong dân gian, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh độ chính xác tuyệt đối. Do đó, bạn nên thận trọng khi dùng, nhất là đối với trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Tốt hơn hết, bạn nên thăm khám bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp can thiệp nào.

Một số lưu ý khi dùng cỏ mực trị ho tại nhà
Sử dụng cỏ mực với liều lượng vừa phải kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện chữa ho bằng cây cỏ mực tại nhà, bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề như sau:

  • Tùy vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả sẽ không giống nhau, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện.
  • Không lạm dụng, chỉ sử dụng ở mức độ vừa phải, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Sơ chế nguyên liệu sạch sẽ trước khi dùng, chọn lựa thận trọng, không nên sử dụng các nguyên liệu mọc ở nơi nhiễm phải hóa chất, không đảm bảo vệ sinh.
  • Không tự ý dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ em, phụ nữ có thai. Nên thăm khám để xác định nguyên nhân gây ho trước khi áp dụng các phương pháp điều trị.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu cơ thể gặp phải các biểu hiện bất thường, bạn nên ngưng dùng và đến gặp bác sĩ để thăm khám. Nhất là trường hợp tiêu chảy kéo dài, đau bụng, buồn nôn,…
  • Chăm sóc cơ thể từ chế độ ăn uống đến sinh hoạt để sớm cải thiện sức khỏe. Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng. Kiêng những món không có lợi cho sức khỏe, gây kích thích cơn ho nghiêm trọng hơn như rượu bia, thuốc lá, đồ uống chứa cồn, thức ăn quá lạnh, quá cay nóng,…
  • Tập thể dục, ngủ sớm, ngủ đủ giấc giúp tinh thần thoải mái, giảm áp lực cho cơ thể. Đây cũng là cách hỗ trợ khắc phục nhiều vấn đề, ổn định sức khỏe.

Trên đây là cách dùng cây cỏ mực trị ho tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo. Phương pháp dân gian phù hợp với đối tượng bệnh ho nhẹ, triệu chứng mới khởi phát. Trường hợp ho nặng, kèm theo các dấu hiệu bất thường khác bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Từ Căn Nguyên

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc điều trị viêm da cơ địa từ...

VTV2, Báo Chí Nói Gì Về Bài Thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang?

Sau nhiều năm được ứng dụng điều trị, Thanh bì Dưỡng can thang của Trung...

Bài Thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang Đặc Trị Viêm Da Cơ Địa An Toàn, Hiệu Quả

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam được nghiên cứu bài bản bởi...