Đau Lưng Khi Đến Tháng: Cách Trị Và Phòng Ngừa Hiệu Quả

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Đau lưng khi đến tháng là tình trạng đã không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Nguyên nhân gây đau có liên quan đến quá trình rụng trứng bình thường. Tuy nhiên một số trường hợp đau do bệnh lý phụ khoa, chị em không nên chủ quan. Tìm hiểu và điều trị sớm để phòng ngừa rủi ro gây hại sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể.

Đau lưng khi đến tháng là gì? Dấu hiệu nhận biết

Đau lưng do nhiều nguyên nhân gây ra, ai cũng có khả năng gặp phải tình trạng này. Trong đó, chị em phụ nữ khi đến ngày hành kinh thường bị đau lưng. Có thể nói, hiện tượng đau lưng khi đến tháng đã không còn xa lạ, đây là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Đau lưng khi đến tháng là gì? Dấu hiệu nhận biết
Đau lưng dưới, bụng dưới khi đến tháng là tình trạng nhiều phụ nữ gặp phải

Bên cạnh đau tức phần lưng dưới, nhiều chị em còn kèm theo đau quặn bụng dưới, khó chịu mệt mỏi, bồn chồn, bức bối trong người vào những ngày đầu trước khi chu kỳ diễn ra. Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ đến dữ dội, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày đến khi kỳ kinh kết thúc.

Tình trạng đau lưng khi đến tháng thường có những dấu hiệu đặc trưng như:

  • Đau phần lưng dưới là chủ yếu, cảm giác tức tối khó chịu, ngoài ra đôi khi còn kèm theo đau bụng dưới từ nhẹ đến dữ dội.
  • Đau lan rộng ra vùng hai bên hông, gây khó khăn cho người bệnh trong việc cử động, làm việc. Một số trường hợp còn bị đau mỏi hai chân.
  • Cơn đau thuyên giảm khi nữ giới nghỉ ngơi, tuy nhiên sẽ trở nên nặng nề nếu chị em làm việc nặng, đi lại liên tục.
  • Trong 1 – 2 ngày sau khi kinh nguyệt xuất hiện, hiện tượng đau bụng sẽ thuyên giảm và dần biến mất hẳn.

Đau lưng khi đến tháng rất dễ nhận biết nếu phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng. Thông thường cơn đau nhẹ không quá nghiêm trọng, do tử cung co bóp để bắt đầu đẩy máu kinh hay còn gọi là nguyệt san ra ngoài âm đạo.

Bên cạnh tình trạng đau lưng dưới, đau hông, bụng dưới, phụ nữ còn gặp phải các triệu chứng khác khi sắp đến kỳ kinh như: Đau đầu, bốc hỏa, nổi mụn trứng cá, khó ngủ, táo bón, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, suy nhược, cảm giác lo âu, đau nhức toàn thân,…

Đau lưng mấy ngày trước khi đến tháng?

Kinh nguyệt xuất hiện ở nữ giới bắt đầu giai đoạn dậy thì cho đến tuổi mãn kinh. Mỗi người phụ nữ sẽ có một chu kỳ kinh nguyệt riêng biệt, không hoàn toàn giống nhau. Số ngày trong một chu kỳ bình thường kéo dài từ 21 – 35 ngày. Tuy nhiên cũng có một số chị em sớm hơn hoặc muộn hơn thời gian này.

Đau lưng mấy ngày trước khi đến tháng?
Tình trạng đau lưng, đau bụng thường diễn ra trước 3 – 7 ngày kinh nguyệt xuất hiện

Máu kinh hay còn gọi là nguyệt san là lớp nội mạc tử cung và máu bên trong tử cung được loại bỏ ra ngoài mỗi tháng theo chu kỳ rụng trứng, nếu người phụ nữ không mang thai. Thời gian hành kinh thường kéo khoảng 3 – 7 ngày. Nữ giới thường cảm nhận được những thay đổi của cơ thể trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

Bên cạnh hiện tượng đau bụng dưới, khoảng 2 – 7 ngày trước khi máu kinh xuất hiện, vùng hông và lưng dưới của nữ giới có cảm giác đau mỏi khá khó chịu. Cơn đau âm ỉ kéo dài vài ngày, đôi khi dữ dội gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày.

Tình trạng đau lưng khi đến tháng được các chuyên gia lý giải là do cơ thể phụ nữ trước khi hành kinh sẽ tiết ra một loại hormone có tên là prostaglandin. Chất này sẽ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nữ giới đột ngột để đẩy trứng ra khỏi tử cung. Đồng thời lúc này cơ tử cung sẽ co thắt nhằm tăng áp lực khiến cho vùng bụng dưới, lưng hông đau mỏi.

Mặc dù cơ chế là vậy, tuy nhiên không phải người phụ nữ nào trước chu kỳ đều gặp phải hiện tượng đau lưng. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa, thói quen sinh hoạt và nhiều yếu tố liên quan khác. Theo thống kê có khoảng 40% nữ giới trước ngày hành kinh sẽ cảm nhận thấy cơn đau lưng xảy ra. Thông thường đây là dấu hiệu sinh lý tự nhiên, không đáng lo ngại.

Đau lưng khi đến tháng do đâu?

Tình trạng đau lưng khi đến tháng thường gặp ở nhiều phụ nữ. Nguyên nhân gây đau có liên quan đến quá trình rụng trứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, thông thường đau lưng dưới, đau bụng sẽ diễn ra âm ỉ, sau đó thuyên giảm khi máu kinh xuất hiện.

Trường hợp nhận thấy đau kéo dài, đau ê ẩm khó chịu nên thận trọng, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Một số nguyên nhân gây đau lưng khi đến tháng như:

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Hội chứng tiền kinh nguyệt, viết tắt là PMS, là hội chứng xảy ra ở hầu hết nữ giới có kinh nguyệt, liên quan đến những rối loạn bên trong cơ thể và sự thay đổi hành vi cũng như tâm sinh lý trước khi kinh nguyệt xuất hiện. Thông thường tình trạng này sẽ xảy ra trước 3 – 7 ngày.

Đau lưng khi đến tháng do đâu?
Hội chứng tiền kinh nguyệt không chỉ gây đau lưng mà còn khiến nữ giới đau bụng, choáng váng, khó chịu, thay đổi tâm trạng,…

PMS không gây nguy hiểm cho nữ giới và sẽ biến mất khi bắt đầu hành kinh. Trường hợp kéo dài, hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây ra một số triệu chứng ảnh hưởng sinh hoạt và sức khỏe phụ nữ như rối loạn giấc ngủ, thay đổi tâm trạng, đau lưng, tức ngực, cảm giác chướng hơi, đầy bụng, tăng cân, mệt mỏi cơ thể, chuột rút ở bụng,…

Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD)

So với hội chứng tiền kinh nguyệt, tình trạng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có mức độ nghiêm trọng hơn, gây ra các triệu chứng tương tự PMS tuy nhiên với mức độ nặng nề. PMDD gây ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của nữ giới.

Cụ thể, nữ giới có thể gặp phải các biểu hiện bất thường như đau lưng, đau thắt lưng, đầy hơi, chướng bụng, nổi mụn trứng cá, khó ngủ, tiêu chảy, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tim đập nhanh,… Có thể kiểm soát tình trạng này thông qua thuốc kê đơn và điều chỉnh thói quen sống.

Nhiễm trùng bộ phận sinh dục

Tình trạng nhiễm trùng bộ phận sinh dục của nữ giới có thể khiến chị em cảm thấy đau lưng, kèm theo các biểu hiện viêm nhiễm khác. Mức độ đau tỷ lệ thuận với tình trạng nhiễm trùng. Trường hợp nặng, cơn đau dữ dội có thể xuất hiện ngay cả khi máu kinh xuất hiện.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, trong chu kỳ hành kinh, nữ giới có nguy cơ bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục cao hơn những giai đoạn khác. Nhất là khi chị em không vệ sinh “cô bé” sạch sẽ, không thường xuyên thay băng vệ sinh mới mỗi 3 – 4 tiếng/lần.

Tình trạng viêm nhiễm có thể gây đau lưng, đau thắt hông và kèm theo các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Thông thường cơn đau thường xảy ra nhiều ở bụng hay còn gọi là hiện tượng chuột rút ở bụng. Cần thăm khám để điều trị sớm nến sau hành kinh cơn đau vẫn không thuyên giảm.

Bệnh phụ khoa

Tình trạng đau lưng khi đến tháng có thể do các bệnh lý phụ khoa gây ra. Trong đó có thể kể đến như bệnh lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,… Các bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng đến chu kỳ trứng rụng, hình thành các tổn thương bên trong khiến cho quá trình hành kinh kéo dài hoặc rút ngắn.

Đau lưng khi đến tháng do đâu?
Cơn đau có thể do ảnh hưởng từ bệnh lý phụ khoa

Bên cạnh triệu chứng đau bụng, đau lưng bất thường, người bệnh còn có nhiều dấu hiệu nhận biết khác. Tùy mức độ viêm nhiễm, tổn thương cơ quan sinh dục mà người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng từ nhẹ đến nặng nề. Chẳng hạn:

  • Bệnh lạc nội mạc tử cung: Gây đau bụng kinh dữ dội, đau lưng khi đến tháng không kiểm soát, kỳ kinh kéo dài hơn binh thường, đau khi quan hệ tình dục, khi tiểu tiện, di chuyển, máu kinh ra nhiều, một số trường hợp bị vô kinh, rối loạn tiêu hóa,… làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Bệnh u xơ tử cung: Bệnh khiến phụ nữ bị đau bụng dưới, đau lưng kéo dài, đau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, chu kỳ hành kinh đôi khi dài hơn bình thường, máu kinh ra nhiều. U xơ tử cung khiến nữ giới có nguy cơ bị sảy thai hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả thụ thai. Trường hợp thai phụ bị u xơ tử cung khiến bé chậm phát triển hơn bình thường, dị dạng ngôi thai,…

Bệnh xương khớp

Một số bệnh lý về xương khớp gây đau lưng, nhức mỏi cơ thể có thể xảy ra trùng hợp với thời gian rụng trứng, hành kinh. Các bệnh như gai cột sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,… Những căn bệnh này gây ra triệu chứng liên quan đến xương khớp, trong đó có đau lưng.

Tùy vào dạng bệnh lý, mức độ hư tổn xương khớp mà triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng nề. Nhiều phụ nữ nhầm lẫn hai cơn đau là một. Tuy nhiên cần xác định đau lưng sinh lý trước chu kỳ và đau lưng do bệnh xương khớp gây ra. Bởi, trường hợp bệnh lý xương khớp kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng.

Nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, hiện tượng đau lưng khi đến tháng có thể do nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng. Chẳng hạn như nguy cơ xuất hiện khối u ở vùng chậu gây đau, ảnh hưởng từ cơn đau bụng kinh, nhiễm trùng tử cung,…

Trường hợp đau lưng không thuyên giảm sau khi máu kinh xuất hiện, đau dữ dội kèm theo các triệu chứng khác, nữ giới nên chủ động đến bệnh viện thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra, xem xét tình trạng chị em đang gặp phải để sớm có biện pháp can thiệp điều trị, phòng tránh rủi ro gây hại sức khỏe.

Cách điều trị tình trạng đau lưng khi đến tháng

Đau lưng khi đến tháng là biểu hiện thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Cơn đau sẽ thuyên giảm và biến mất sau khi máu kinh xuất hiện. Tuy nhiên, một số trường hợp đau nặng, kèm theo nhiều triệu chứng, chị em phụ nữ cần được kiểm tra, theo dõi và điều trị khi cần thiết.

Cách điều trị tình trạng đau lưng khi đến tháng
Đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm

Bác sĩ sẽ dựa trên biểu hiện lâm sàng, tiến hành khám và xét nghiệm nhằm xác định nguy cơ. Đồng thời, kết hợp với biện pháp chụp MRI, siêu âm, nội soi tử cung, ổ bụng,… để nhận diện bệnh lý và đưa ra hướng can thiệp phù hợp cho người bệnh.

Sau khi có chẩn đoán cuối cùng, tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp. Dưới đây là những cách điều trị đau lưng khi đến tháng, bạn đọc có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc

Điều trị đau lưng khi đến tháng bằng thuốc chỉ thực hiện khi được bác sĩ chỉ định. Bởi, thuốc tân dược có dược tính cao, khả năng gây tác dụng phụ có thể làm ảnh hưởng sức khỏe của phụ nữ. Thông thường, loại thuốc được dùng là thuốc nội tiết hoặc thuốc chống viêm không steroid. Cụ thể:

  • Thuốc nội tiết: Tác dụng của thuốc giúp kiểm soát sinh sản, giảm đau lưng, đau bụng kinh cho chị em phụ nữ. Ngoài ra, thuốc còn giúp kiểm soát số lần xuất hiện của cơn đau, điều trị nguyên nhân gây đau lưng, đau bụng, giảm mệt mỏi, điều trị rong kinh, cường kinh hiệu quả. Nhất là giúp ổn định thần kinh, giảm tình trạng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, hội chứng tiền kinh nguyệt hay các bệnh lý phụ khoa liên quan. Thuốc được dùng như loại ngừa thai có chứa estrogen, prodesterone.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc được dùng trong trường hợp đau bụng dưới, đau lưng trước hành kinh cho nữ giới mức độ nhẹ đến trung bình. Tác dụng của thuốc giúp tác động lên hệ thần kinh, ức chế yếu tố gây viêm, giảm đau lưng, bụng dưới. Một số loại như Ibuprofen, aspirin, naproxen,…

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi để phòng tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ hoặc các hệ lụy khác ảnh hưởng sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể.

Sử dụng xung điện qua da

Phương pháp dùng xung điện kích thích thần kinh qua da được chỉ định cho người bị đau lưng, đau bụng kinh từ trung bình đến nặng, đã áp dụng các phương pháp điều trị khác tuy nhiên không hiệu quả. Ngoài ra, phương pháp còn được chỉ định cho đối tượng dị ứng với thuốc điều trị.

Thủ thuật dùng xung điện kích thích qua da mang lại tác dụng giúp cơ thể sản sinh ra endorpin, chất có khả năng giảm đau tự nhiên. Thực hiện bằng cách sử dụng điện tạo ra cú sốc dưới da của người bệnh. Tùy tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp.

Các liệu pháp giảm đau

Ngoài sử dụng thuốc, trường hợp đau bụng, đau lưng nhẹ khi đến tháng, chị em phụ nữ có thể áp dụng một số cách giảm đau đơn giản tại nhà như sau:

  • Chườm ấm

Chườm ấm là cách được nhiều chị em áp dụng, giúp xoa dịu cảm giác khó chịu, thư giãn và giúp cơ thể thoải mái hơn. Bạn có thể sử dụng túi chườm, đổ đầy nước nóng và chườm lên bụng, lên vùng thắt lưng bị đau. Nhiệt độ của nước sẽ giúp giảm co thắt, kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn.

Cách điều trị tình trạng đau lưng khi đến tháng
Chườm ấm giảm đau lưng là cách được áp dụng rộng rãi

Ngoài cách này, bạn cũng có thể sử dụng nước ấm để tắm mỗi ngày. Tắm nước ấm giúp thư giãn toàn bộ cơ thể, giảm khó chịu, mệt mỏi. Ngoài ra, cách này còn giúp chị em ngủ ngon giấc hơn. Có thể kết hợp một số thảo dược hoặc tinh dầu nấu lấy nước, hòa vào nước tắm để tăng hiệu quả làm sạch và thư giãn.

  • Massage, bấm huyệt

Massage giảm đau bụng, đau lưng khi đến tháng là cách đơn giản, bạn có thể áp dụng. Thông qua tác động khi xoa bóp cơ thể, máu huyết được kích thích lưu thông đều, giảm đau và thư giãn cơ thể. Ngoài ra, nếu hiểu biết về huyệt đạo trên cơ thể, bạn cũng có thể kết hợp massage và bấm huyệt để giảm đau lưng, đau bụng kinh.

  • Dùng thảo dược

Một số loại trà thảo dược có tác dụng giảm đau bụng, đau lưng khi đến tháng được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng như trà hoa cúc, trà mâm xôi đỏ, trà gừng,… Sử dụng khi nhận thấy tình trạng đau nhẹ, âm ỉ khó chịu. Vì là thảo dược tự nhiên nên trà khá lành tính, an toàn cho người dùng.

Tác dụng của trà thảo dược là giúp chống viêm, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, tác động đến hệ thần kinh, giúp giảm đau bụng, đau lưng, cải thiện giấc ngủ cho phụ nữ. Sử dụng loại trà phù hợp, không lạm dụng, chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải, hợp lý.

Can thiệp ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định cho trường hợp đau do các bệnh lý phụ khoa không đáp ứng điều trị bằng các phương pháp thông thường khác. Trong đó đặc biệt là hai bệnh lý u xơ hoặc lạc nội mạc tử cung. Phẫu thuật giúp loại bỏ khối u và các mô tử cung đã bị hư hỏng, tổn thương.

Thông qua đó, triệu chứng được khắc phục, giúp người bệnh giảm đau bụng, đau lưng mỗi khi đến tháng. Trường hợp người bệnh có mô sẹo lớn ở tử cung, bác sĩ có thể cân nhắc loại bỏ hoàn toàn tử cung hoặc cắt bỏ cổ tử cung, tử cung, buồng trứng các phần nhất định, để tránh bệnh biến chứng.

Chăm sóc phòng ngừa đau lưng khi đến tháng

Bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, để phòng ngừa đau lưng khi đến tháng, chị em phụ nữ cần xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Việc chủ động bảo vệ sức khỏe giúp bạn đọc phòng tránh được nhiều rủi ro không mong muốn. Các lưu ý như:

Chăm sóc phòng ngừa đau lưng khi đến tháng
Uống đủ nước, ăn đầy đủ dinh dưỡng, kết hợp tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe
  • Uống nhiều nước: Cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết giúp giảm mệt mỏi, đau thắt lưng do tử cung co bóp mạnh. Đây cũng là phương pháp giúp bạn xoa dịu cơn đau hiệu quả. Mỗi người có thể bổ sung 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên tùy cơ địa, cân nặng để điều chỉnh lượng nước phù hợp. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng nước ép hoa quả tươi để tăng cường chất điện giải, bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Lựa chọn tư thế nằm: Để giảm tình trạng đau lưng khi đến tháng, bạn nên lựa chọn tư thế nằm phù hợp. Có thể nằm ngửa, nằm nghiêng và dùng gối kê chân, nằm với tư thế thoải mái và hạn chế tác động đến cột sống lưng. Hạn chế nằm sấp vào ngày đèn đỏ, nếu nằm nên dùng gối đệm vào ngực, bụng để giảm sự chèn ép lên nội tạng và gây áp lực lên vùng lưng.
  • Nghỉ ngơi đúng cách: Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động, chạy nhảy liên tục có thể khiến tình trạng đau bụng, đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn. Duy trì tư thế ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai, chạm chân xuống sàn,… để giảm áp lực cho vùng lưng, tránh tình trạng đau nặng nề thêm gây ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày.
  • Luyện tập thể dục hợp lý: Lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp để tránh tác động đến tình trạng đau nhức. Vận động nhẹ nhàng trong ngày hành kinh giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên cần tránh các bài tập, động tác mạnh, nhanh.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Lựa chọn thực phẩm phù hợp, bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi, kiêng dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, nên hạn chế ăn mặn, ăn quá ngọt, không nên uống rượu bia, hút thuốc lá,…
  • Hạn chế làm việc nặng: Trong giai đoạn hành kinh, phụ nữ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, đồng thời kiêng làm việc nặng để tránh ảnh hưởng đến hoạt động co bóp tử cung, giảm nguy cơ đau lưng, đau bụng.
  • Không tắm nước lạnh: Chị em nên sử dụng nước ấm để tắm, tránh tắm nước lạnh vào thời gian hành kinh. Bởi, nước lạnh có thể khiến cơn đau mỏi trở nên nặng nề hơn.

Đau lưng khi đến tháng là tình trạng thường gặp, cơn đau xuất hiện phổ biến ở vùng lưng dưới. Ngoài ra, phụ nữ còn cảm nhận thấy nhiều biểu hiện thay đổi khác của cơ thể trước ngày kinh. Trường hợp cơn đau lưng không thuyên giảm, đau liên tục và ngày càng dữ dội, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám chữa càng sớm càng tốt.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...