Thoái Hoá Khớp Gối Ở Người Trẻ: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Thoái hoá khớp gối ở người trẻ thường xảy ra do thói quen lười vận động, sai tư thế, lao động nặng nhọc, thừa cân – béo phì, chấn thương trong quá trình lao động, sinh hoạt. Ngoài ra, bệnh cũng có thể là hệ quả của một số bệnh lý tiềm ẩn và rối loạn tự miễn.

Nhận biết thoái hoá khớp gối ở người trẻ

Thoái hoá khớp gối là bệnh xương khớp thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên thực tế, tỷ lệ người trẻ bị thoái hoá khớp đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Không giống với người cao tuổi, người trẻ thường có tâm lý chủ quan với các biểu hiện bất thường của cơ thể. Do đó, tổn thương do thoái hoá khớp gối thường không được phát hiện, xử lý sớm và có xu hướng tiến triển nặng theo thời gian.

Thoái Hoá Khớp Gối Ở Người Trẻ: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Thoái hoá khớp gối ở người trẻ thường xảy ra do thói quen lười vận động, sai tư thế, lao động nặng nhọc,…

Thoái hoá khớp nói chung và thoái hoá khớp gối ở người trẻ nói riêng thường có các triệu chứng tương đối đa dạng. Mức độ cơn đau có thể dao động từ nhẹ, âm ỉ đến đau dữ dội tuỳ thuộc vào nguyên nhân cụ thể và khả năng chống chịu cơn đau. Nhìn chung, tình trạng đau nhức do bệnh lý gây ra ở người trẻ tuổi thường kéo dài dai dẳng, diễn tiến âm thầm và gần như không thể điều trị dứt điểm.

Một số dấu hiệu nhận biết thoái hoá khớp gối ở người trẻ tuổi, bao gồm:

  • Đau nhức khớp gối: Đau khớp gối là triệu chứng thường gặp nhất khi bị thoái hoá khớp gối. Cơn đau thường nghiêm trọng hơn khi vận động, di chuyển, thời tiết thay đổi và có xu hướng thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi.
  • Khớp kêu lục cục và cứng khớp: Các biểu hiện khớp kêu lục cục và cứng khớp là biểu hiện thường gặp ở người lớn tuổi khi bị thoái hoá khớp gối. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, triệu chứng này xuất hiện ở nhiều người trẻ tuổi, nhất là đối tượng làm công việc văn phòng, ít vận động.
  • Khớp gối nóng hơn vùng da xung quanh: Trong một số trường hợp bị thoái hoá khớp gối gây ra tình trạng nóng rát, sưng đỏ tại chỗ so với những vùng da xung quanh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do bị va đập, chấn thương, tăng ma sát giữa các ổ khớp.
  • Sưng đỏ khớp: Sưng đỏ khớp gối do thoái hoá có thể xảy ra ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do khớp bị va đập mạnh, mô sụn bị xơ hoá dẫn đến hình thành gai xương, kích thích mô mềm bao xung quanh ổ khớp.

Nguyên nhân gây thoái hoá khớp gối ở người trẻ tuổi

So với người trung niên và cao tuổi, hệ thống xương khớp của người trẻ có độ linh hoạt, dẻo dai và cứng chắc hơn. Do đó, đa số người trẻ bị thoái hoá khớp là do chấn thương, vận động, sinh hoạt không khoa học, ăn uống thiếu dưỡng chất, duy trì các thói quen xấu,… Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể là hệ quả của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Nguyên nhân gây thoái hoá khớp gối ở người trẻ tuổi
Lười vận động trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý ở người trẻ tuổi

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh lý:

  • Vận động quá mức: Khớp gối phải chịu toàn bộ áp lực từ trọng lượng cơ thể và các hoạt động thể chất. Chính vì vậy, nếu vận động quá mức (chơi thể thao với cường độ mạnh, lao động nặng nhọc,…), khớp gối có thể bị kích thích, đau nhức và làm tăng nguy cơ bị thoái hoá.
  • Chấn thương: Chấn thương là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thoái hoá khớp gối ở người trẻ tuổi. Tình trạng này khiến ổ khớp bị tổn thương, đau nhức, nghiêm trọng hơn có thể mất khả năng phục hồi và không thể vận động.
  • Lười vận động: Lười vận động trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý ở người trẻ tuổi. Thông thường, ổ khớp sẽ tiết dịch nhờn để làm giảm ma sát khi vận động, đi lại. Tuy nhiên, lượng dịch nhờn có thể giảm đi nếu khớp không được vận động thường xuyên. Lâu dần, khớp gối sẽ bị khô, gây đau nhức khi đi lại và gây thoái hoá.
  • Tính chất công việc: Thực tế nhận thấy, tính chất công việc có mối liên hệ mật thiết với bệnh thoái hoá khớp và các bệnh xương khớp khác ở người trẻ. Theo đó, người trẻ làm công việc văn phòng, thợ may, thợ xây, công việc vận động nhiều/ ít có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý.
  • Thừa cân – béo phì: Với trọng lượng cơ thể có thể gây chèn ép lên các mô sụn, đầu xương khớp gối. Tình trạng này kéo dài có thể khiến mô sụn bị bào mòn, tổn thương và thoái hoá nhanh chóng. Hơn nữa, người bị thừa cân – béo phì còn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khoẻ khác nhau như đau thắt lưng, đau mỏi vai gáy, đau dây thần kinh tọa.
  • Sai tư thế: Nếu duy trì các tư thế sai lệch trong thời gian dài sẽ khiến sụn khớp bị bào mòn, dẫn đến thoái hoá và mất cân bằng cấu tạo của ổ khớp.
  • Thiếu hụt canxi: Hiện nay có nhiều người trẻ không chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, chủ yếu dùng những món ăn nhanh, tiện lợi. Tuy nhiên, thói quen ăn uống không khoa học có thể khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là canxi. Thiếu hụt canxi là một trong những nguyên nhân gây thoái hoá khớp gối, tăng nguy cơ loãng xương, vôi hoá dây chằng.
  • Cấu trúc khớp gối bị dị tật bẩm sinh: Trường hợp có giải phẫu khớp gối bất thường có thể gây đau nhức, khó khăn trong quá trình vận động, sinh hoạt,… Thống kê cho thấy, dị tật bẩm sinh ở khớp gối có thể làm tăng tốc độ thoái hoá ở cơ quan này và các vấn đề xương khớp khác.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, thoái hoá khớp gối ở người trẻ tuổi cũng có thể tăng nguy cơ khởi phát bởi một số yếu tố như mắc bệnh tiểu đường, các bệnh xương khớp mãn tính, yếu tố di truyền,…

Cách khắc phục và phòng ngừa thoái hoá khớp gối ở người trẻ

Mặc dù có tính chất mãn tính và không thể điều trị dứt điểm nhưng thoái hoá khớp gối ở người trẻ thường ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động. Các triệu chứng của bệnh lý có thể được kiểm soát và ngăn ngừa diễn tiến nặng nề bằng một số biện pháp cải thiện sau:

1. Sử dụng thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị bảo tồn thường được áp dụng đối với bệnh thoái hoá khớp và thoái hoá khớp gối ở người trẻ. Các loại thuốc được chỉ định có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạn chế cứng khớp, từ đó cải thiện khả năng vận động.

Sử dụng thuốc giảm đau
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị bảo tồn thường được áp dụng đối với bệnh thoái hoá khớp gối ở người trẻ

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh lý, bao gồm:

  • Capsaicin gel: Capsaicin gel là loại thuốc giảm đau dùng bôi ngoài da. Thuốc được chiết xuất từ quả ớt có tác dụng giảm thụ cảm cơn đau và gây tê. Loại thuốc này thường được dùng trong những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, vùng da xung quanh không có vết thương hở, nhiễm trùng, lở loét.
  • Voltaren Emulgel: Thuốc giảm đau dạng bôi có thành phần chính là Diclofenac (thuốc chống viêm không steroid). Voltaren Emulgel có tác dụng giảm đau, cải thiện tình trạng nóng rát ở khớp gối. Tương tự như Capsaicin gel, thuốc không được sử dụng khi vùng gối có vết thương hở.
  • Miếng dán Salonpas: Salonpas là loại thuốc giảm đau ở dạng miếng dán có chứa thành phần chính là Menthol 3% và Methyl salicylate 10%. Thuốc có tác dụng giảm đau nhức, nóng rát ở khớp gối. Salonpas là loại thuốc giảm đau không tê được dùng phổ biến hiện nay.
  • Paracetamol: Paracetamol là thuốc giảm đau thường được sử dụng phổ biến. Trường hợp thoái hoá khớp gối gây ra cơn đau ở mức độ vừa và nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc để cải thiện. Paracetamol được đánh giá có độ an toàn cao ở liều điều trị và phù hợp với nhiều đối tượng.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): NSAID có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Thuốc thường được dùng trong trường hợp không đáp ứng Paracetamol. Tuy nhiên, không sử dụng nhóm thuốc này cho người bị loét dạ dày tiến triển, có tiền sử xuất huyết tiêu hoá, rối loạn đông máu.

Các loại thuốc giảm đau trên có thể dùng mà không cần toa của bác sĩ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được xem xét và tư vấn liều dùng, thời gian dùng thuốc phù hợp.

Đối với những trường hợp bệnh tiến triển ở mức độ nặng, ảnh hưởng đến khả năng vận động hoặc xuất hiện biến chứng. Bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp như điều trị thoái hoá bằng chất nhờn, tế bào gốc hoặc cân nhắc can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật) để kiểm soát bệnh lý.

2. Thay đổi thói quen xấu

Số liệu thống kê nhận thấy, đa số các trường hợp người trẻ tuổi bị thoái hoá khớp gối đều xuất phát từ các thói quen xấu. Do đó, sau khi sử dụng thuốc kiểm soát cơn đau và các biểu hiện đi kèm, người bệnh cần thay đổi các thói quen để làm giảm áp lực lên khớp gối, hạn chế cơn đau bùng phát và làm chậm quá trình thoái hoá.

Thay đổi thói quen xấu 
Khi mang vác vật nặng, người bệnh cần thực hiện tư thế nâng nhắc đúng cách nhằm làm giảm áp lực lên thắt lưng và khớp gối

Để kiểm soát bệnh lý, người trẻ tuổi cần thay đổi một số thói quen xấu như sau:

  • Điều chỉnh tư thế ngồi, nằm, đứng đúng cách để làm giảm áp lực lên khớp gối, cột sống và khớp háng. Việc duy trì các tư thế xấu trong thời gian dài có thể khiến cơn đau bùng phát nặng và đẩy nhanh quá trình thoái hoá.
  • Khi mang vác vật nặng, người bệnh cần thực hiện tư thế nâng nhắc đúng cách nhằm làm giảm áp lực lên thắt lưng và khớp gối. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể sử dụng thiết bị, máy móc hỗ trợ để tránh bùng phát cơn đau nhức.
  • Lười vận động được xem là thói quen phổ biến gây ra thoái hoá khớp gối ở người trẻ. Do đó, để kiểm soát cơn đau, cải thiện chức năng vận động, người bệnh nên thường đi bộ và áp dụng một số bài tập thể dục có cường độ nhẹ nhàng.
  • Ít người biết rằng, thoái hoá khớp có thể là hệ quả của thói quen hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, thức uống chứa cồn và các chất kích thích gây tổn thương, hư hại cho mạch máu, cản trở quá trình chuyển hóa dinh dưỡng ở khớp gối, gây suy yếu, đau nhức.
  • Thói quen mang giày cao gót có thể khởi phát cơn đau nhức và đẩy nhanh quá trình thoái hoá. Để kiểm soát triệu chứng, người bệnh nên lựa chọn các loại giày có độ cao phù hợp (từ 3 – 5cm) nhằm làm giảm áp lực lên khớp gối. Nếu không cần thiết, người bệnh nên ưu tiên các loại giày đế bệt, giày vải để giúp thả lỏng khớp gối, giảm đau nhức.
  • Tránh các hoạt động gây tăng áp lực lên khớp gối như ngồi xổm, khom lưng, ngồi bó chân, vắt chéo chân,… Bởi những thói quen này có thể làm tăng áp lực lên khớp gối, cổ chân và khiến cơn đau nhức trở nên nặng nề hơn.
  • Mỗi ngày chỉ nên làm việc từ 7 – 8 giờ đồng hồ và hạn chế áp lực, căng thẳng thần kinh. Thực tế, stress không chỉ tác động đến hoạt động của não bộ mà còn là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hoá. Bởi tình trạng căng thẳng thần kinh khiến lưu tượng máu tuần hoàn đến các chi bị giảm. Lâu dần, khớp gối và bàn chân giảm khả năng chuyển hóa dinh dưỡng gây bùng phát cơn đau, tê cứng khớp, giảm chức năng vận động.

3. Kiểm soát cân nặng

Số liệu thống kê nhận thấy, trong những năm trở lại đây tỷ lệ người bị thừa cân – béo phì có xu hướng tăng lên đáng kể. Chỉ số cân nặng vượt mức làm tăng áp lực lên hệ thống xương khớp, bao gồm khớp gối và khiến mô sụn bị bào mòn nhanh chóng, xơ hoá, đau nhức. Ngoài ra, tình trạng thừa cân – béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, tiểu đường,…

Kiểm soát cân nặng
Cơn đau nhức do bệnh lý gây ra sẽ thuyên giảm đáng kể khi cân nặng được kiểm soát

Do đó, bạn cần chủ động áp dụng biện pháp giảm cân nếu bệnh lý có mối liên hệ với tình trạng thừa cân – béo phì. Trong trường hợp này, cơn đau nhức và các biểu hiện đi kèm sẽ thuyên giảm đáng kể khi cân nặng được kiểm soát. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ, người bệnh cần giảm cân khoa học bằng cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện thể dục đều đặn.

4. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là biện pháp giúp cải thiện chức năng vận động, tăng cường khả năng dẻo dai và độ chắc khỏe của xương khớp. Sau khi các biểu hiện bệnh lý được cải thiện, người bệnh cần xây dựng chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe để giúp duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hoá.

Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, người trẻ nên dành từ 30 phút mỗi ngày để thực hiện một số bộ môn thể thao như đạp xe, đi bộ, bơi lội, yoga, gym,… Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể dành từ 3 – 4 buổi/ tuần để tập thể dục cải thiện bệnh lý và phòng ngừa các bệnh xương khớp khác.

Bên cạnh đó, hoạt động thể chất còn giúp kiểm soát cân nặng, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì – một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoái hoá thoái khớp gối ở người trẻ tuổi và người cao tuổi.

Thoái hoá khớp gối ở người trẻ mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp đơn giản như ăn uống điều độ, điều chỉnh tư thế, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng. Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe xương khớp, các biện pháp này còn giúp tăng cường sức khoẻ tổng thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...