Trào Ngược Dạ Dày Có Gây Đau Đầu Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Hiện nay, có rất nhiều người gặp tình trạng trào ngược dạ dày đi kèm với những cơn đau nhức ở vùng đầu, đau nửa đầu hoặc các vùng xoang lân cận. Vậy trào ngược dạ dày gây đau đầu không? Nguyên nhân là do dâu? Có những cách khắc phục nào hiệu quả? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết nhất.
Bệnh trào ngược dạ dày có gây đau đầu không?
Trào ngược dạ dày gây đầu đầu do acid dư thừa bị đẩy ngược lên thực quản. Lúc này, lượng acid trong dạ dày sẽ bị thiếu hụt và gây cản trở không nhỏ tới quá trình tiêu hóa. Trong dạ dày sẽ xuất hiện một lượng khí lớn tạo ra áp lực lên cơ vòng thực quản dưới khiến nó phải giãn nở, làm acid dư thừa từ dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng.
Trong quá trình này, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển, thẩm thấu qua các tế bào và cùng chất lỏng đi vào não của con người, tạo ra áp lực lên thành não, từ đó sẽ xuất hiện những cơn đau đầu. Nếu không khắc phục sớm, bạn sẽ gặp phải các cơn đau nhức thường xuyên, chỉ thuyên giảm khi bệnh trào ngược dạ dày điều trị.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đau đầu
Hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra khi axit và dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Một vài dấu hiệu điển hình bao gồm ợ nóng, ợ chua trào ngược dạ dày, ợ hơi, chán ăn, đầy bụng, đau vùng thượng vị… và cũng có thể gây đau đầu. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ngay bên dưới đây.
Do vấn đề tiêu hóa
Khi tình trạng trào ngược xảy ra, lượng axit trong dạ dày sẽ thấp hơn bình thường. Các chỉ số này cần được duy trì ở mức độ ổn định, việc tăng quá cao hoặc quá thấp sẽ đều ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Nếu quá thấp, quá trình tiêu hóa sẽ trở nên khó khăn, virus và vi khuẩn sẽ có điều kiện để phát triển. Thức ăn khi đi vào cơ thể sẽ lên men nhanh hơn, tạo ra các khí dư thừa trong dạ dày. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy tức bụng, khó chịu, gây áp lực lên cơ vòng thực quản dưới.
Tình trạng đau đầu cũng sẽ xảy ra và biến mất trong một khoảng thời gian. Trào ngược dạ dày thường xảy ra vào ban đêm, sáng sớm hay sau khi ăn uống no. Bạn sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, ăn uống không ngon miệng, khó tiêu và thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Do nhịp tim nhanh
Khi lượng máu chảy về tim quá thấp do đột ngột đứng lên sẽ dẫn tới hội chứng tim đập nhanh. Hội chứng này có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó phổ biến hàng đầu là về các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản.
Vì vậy, đối với những người mắc hội chứng tim đập nhanh sẽ có nguy cơ cao gặp tình trạng trào ngược đi kèm với những cơn đau đầu gây khó chịu. Hội chứng này thường xảy ra ở những người trong độ tuổi 15 – 50 tuổi.
Giải pháp khắc phục trào ngược dạ dày đau đầu
Tình trạng đau dạ dày do trào ngược có thể khắc phục bằng các biện pháp được liệt kê bên dưới đây.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Việc có một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các triệu chứng và tránh tái phát bệnh. Từ đó, tình trạng đau đầu cũng sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Dưới đây là các yếu tố mà người bệnh cần lưu ý:
- Người bệnh nên tránh hút thuốc lá hay khói thuốc bởi chúng sẽ khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn và còn ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
- Khi nằm ngủ, trào ngược dạ dày nằm nghiêng bên nào bạn có thể nằm nghiêng về bên trái hay sử dụng gối cao hơn để hạn chế tình trạng trào ngược thường xảy ra ở ban đêm.
- Thường xuyên vận động thể dục thể thao ít nhất là 30 phút mỗi ngày để cơ thể tăng sức đề kháng, ngăn ngừa được các bệnh tật và duy trì vóc dáng tốt nhất. Từ đó, dạ dày cũng không bị áp lực và giảm được các cơn đau đầu hiệu quả.
- Việc thức quá khuya, ăn đêm sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và nhất là đối với những người bệnh đang gặp tình trạng đau dạ dày.
- Tránh tăng cân quá mức, việc thừa cân sẽ làm tăng áp lực cho dạ dày, gây đau, khó chịu ở cả vùng bụng và đầu.
- Đọc Thêm: 7 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Tỏi Nên Áp Dụng
Chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp người bệnh giảm được các triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày gây nên. Ngoài ra, các cơn trào ngược cũng thuyên giảm nhanh chóng khi áp dụng các yếu tố được liệt kê bên dưới đây.
- Hãy ăn uống đúng giờ, đúng bữa, dừng ăn khi cảm thấy bụng đã quá no, không nên ăn quá nhiều.
- Hãy nhai thật kỹ trước khi nuốt, tránh làm tổn thương tới dạ dày khi thức ăn chưa được nghiền nát. Khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ, bạn không nên ăn thêm bất cứ thứ gì.
- Không nên ăn các loại đồ ăn sống nếu chưa nắm rõ nguồn gốc, nên ăn chín, uống sôi.
- Trong thực đơn ăn uống cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin, chất xơ, chất khoáng thường có trong rau củ, trái cây, để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
- Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa nhiều acid sẽ gây kích ứng dạ dày như cam, chanh, cà chua,…
- Cơ thể cần nạp đủ nước mỗi ngày khoảng 2 lít để cơ thể tăng sức đề kháng. Thay vì nước lạnh, bạn có thể uống nước ấm sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
- Không nên ăn quá nhiều các loại đồ ăn có tính cay nóng, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ sẽ gây khó chịu, đầy bụng và khó tiêu.
- Ngay sau khi ăn, bạn không nên nằm mà hãy đi lại nhẹ nhàng để cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn và đặc biệt sẽ hạn chế được triệu chứng trào ngược dạ dày.
- Bạn cần tránh xa các loại đồ uống có cồn như bia rượu, nước ngọt, đồ uống có chứa nhiều gas.
Nghỉ ngơi hợp lý
Sau thời gian làm việc, bạn cần cân bằng thời gian nghỉ ngơi để giúp cơ thể giải tỏa được căng thẳng và cũng từ đó mà các cơn đau đầu sẽ dần thuyên giảm đi nhanh chóng. Khi cơ thể đã quá mệt mỏi, căng thẳng sẽ làm tăng co bóp dạ dày. Do vậy, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái là biện pháp hiệu quả giúp đẩy lùi cơn đau dạ dày và đặc biệt là tình trạng đau nhức đầu.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Nếu tình trạng đau đầu không thuyên giảm khi đã thực hiện các cách như trên, bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau thông dụng nhất hiện nay là:
- Paracetamol: Loại thuốc này được sử dụng rất phổ biến, giúp làm dịu các cơn đau từ nhẹ cho tới trung bình. Paracetamol được xem là thuốc giảm đau an toàn và là lựa chọn đầu tay khi điều trị đau nói chung (theo WHO).
- Thuốc giảm đau nhóm NSAID: Nhóm thuốc này bao gồm các loại như Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,… có tác dụng làm giảm nhanh cơn đau đầu. Lưu ý rằng, loại thuốc này sẽ chống chỉ định với người mắc bệnh viêm loét dạ dày.
Đối với tình trạng trào ngược dạ dày gây đau đầu, việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ là biện pháp tạm thời. Cơn đau có thể tái phát khi thuốc hết tác dụng và dừng thuốc. Ngoài ra, có rất nhiều bệnh nhân lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, khiến tình trạng trào ngược ngày càng trở nên nguy hiểm hơn.
Xem Thêm: Top 10 Thuốc Đặc Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Nhật Tại Việt Nam
Phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày
Phương pháp phẫu thuật sẽ thường được chỉ định đối với những trường hợp người bệnh bị trào ngược dạ dày ở mức độ nặng. Đã thử nhiều phương pháp điều trị khác nhưng không đem lại hiệu quả cao. Dưới đây là các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng bao gồm:
- Phẫu thuật Nissen: Phương pháp này được bác sĩ áp dụng phổ biến để điều trị trào ngược dạ dày. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt một vòng thắt xung quanh thực quản để thắt chặt cơ thắt thực quản dưới, từ đó giúp ngăn chặn axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Phẫu thuật Toupet: Phẫu thuật Toupet là một phương pháp phẫu thuật thay thế cho phẫu thuật Nissen. Trong phẫu thuật Toupet, bác sĩ sẽ đặt một vòng thắt được xung quanh thực quản dưới nhưng vòng thắt này không bao phủ toàn bộ thực quản dưới.
Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc về vấn đề trào ngược dạ dày có gây đau đầu không cùng với đó là các cách khắc phục hiệu quả cho tình trạng này. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc về tình trạng này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!