21 Cách Hạn Chế Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Dễ Thực Hiện
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Trào ngược dạ dày là bệnh lý phổ biến của đường tiêu hóa. Bệnh diễn biến âm thầm và gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe. Vì vậy, để kiểm soát căn bệnh này, bạn cần phối hợp việc điều trị bằng thuốc cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn người bệnh cách hạn chế trào ngược dạ dày hiệu quả, hãy cùng tham khảo.
21 cách hạn chế trào ngược dạ dày đơn giản dễ thực hiện
Thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt cho người trào ngược dạ dày hàng ngày có tác động rất lớn đến bệnh trào ngược dạ dày. Dưới đây là những cách hạn chế trào ngược dạ dày bạn cần tham khảo thực hiện:
Đi ngủ đúng giờ
Thức khuya sẽ khiến dạ dày tăng cường sản sinh axit dịch vị và khiến tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy thời gian tốt nhất để bạn đi ngủ là trước 11 giờ đêm. Bên cạnh đó mỗi đêm bạn cần duy trì ngủ đủ 7-8 tiếng. Điều này không chỉ giúp tốt cho dạ dày mà còn cải thiện sức khỏe, không tác động xấu tới các cơ quan khác trong cơ thể.
Nằm ngủ đúng cách
Nằm ngủ đúng cách là cách giúp hạn chế trào ngược dạ dày hiệu quả. Bởi thông thường các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày đều thường xuất hiện vào ban đêm. Do đó các chuyên gia khuyên bạn nên nâng cao đầu khi đi ngủ. Đồng thời nên nằm nghiêng sang bên trái để tránh làm axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Hạn chế căng thẳng stress
Căng thẳng, lo âu, stress có thể khiến cho các triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Khi có sự căng thẳng, lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa cũng bị suy giảm, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, stress và lo âu có thể làm tăng áp lực trong dạ dày, tăng sản sinh axit và đẩy axit trào ngược lên thực quản. Vì vậy người bệnh cần hạn chế trào ngược dạ dày bằng cách cải thiện tâm trạng, giảm tải áp lực trong công việc và cuộc sống.
Không vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn no
Đối với người bị trào ngược dạ dày, bạn nên hạn chế vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn để tránh làm tăng tình trạng co thắt dạ dày. Thay vào đó bạn nên ngồi nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút đến 1 tiếng để thức ăn được tiêu hóa rồi mới đi nằm hoặc tiếp tục làm việc.
Không nên ăn quá nhiều
Theo cơ chế sinh lý tự nhiên, thức ăn sẽ từ miệng đi thẳng xuống thực quản và dạ dày. Quá trình này có sự tham gia của các cơ vòng thực quản. Nếu cơ vòng bị suy yếu hoặc rối loạn chức năng, hiện tượng trào ngược sẽ xảy ra, đặc biệt là sau khi người bệnh ăn quá no.
Việc ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm tăng lượng axit, khiến cho thức ăn và dịch vị bị đẩy ngược lên thực quản. Do đó người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày. Đồng thời giảm bớt khẩu phần ăn trong mỗi bữa, đặc biệt là vào buổi tối.
Giảm cân
Những người bị thừa cân, béo phì, đặc biệt là béo bụng sẽ làm tăng triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là bởi việc béo phì sẽ khiến áp lực trong bụng tăng cao, khiến cơ vòng thực quản dưới bị đẩy lên xa khỏi vị trí được cơ hoành hỗ trợ. Từ đó gây ra tình trạng ợ chua trào ngược dạ dày, ợ hơi, chướng bụng…
Ăn theo chế độ low-carb
Low-carb là chế độ ăn ít đường và ít tinh bột. Đây là chế độ ăn uống đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả vô cùng tích cực, giúp làm giảm chứng trào ngược dạ dày. Các chuyên gia cho rằng, carbohydrate nếu không được cơ thể tiêu hóa hết sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng áp lực cho đường ruột. Từ đó gây ra tình trạng chướng bụng, ợ hơi, đầy hơi trào ngược dạ dày, ợ nóng,…
Tập luyện hàng ngày
Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày không chỉ giúp người bệnh có được sức khỏe tốt mà còn hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Các chuyên gia cho biết, trung bình mỗi ngày người bệnh nên dành ra khoảng 60 phút để tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng như yoga chữa trào ngược dạ dày, đi bộ, ngồi thiền, bơi lội…. Đồng thời hạn chế tập luyện các bài tập nặng nhọc, cần dùng nhiều sức như chạy bộ, nâng tạ.
Dùng tỏi
Nếu bạn đang băn khoăn về việc ăn gì để hạn chế trào ngược dạ dày thì có thể sử dụng tỏi. Theo Đông y cho biết, tỏi có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là hợp chất allicin, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, cải thiện tiêu hóa và tăng cường lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thường xuyên sử dụng tỏi sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng…
Cách hạn chế trào ngược dạ dày bằng tỏi được thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần cho đập dập nhánh tỏi, ngâm với mật ong và sử dụng trước khi ăn cơm 30 phút. Kiên trì áp dụng cách làm này trong thời gian dài sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ bị trào ngược dạ dày hiệu quả.
Giảm bớt việc sử dụng thuốc Tây
Lạm dụng thuốc Tây y cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh dạ dày. Một số loại thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc, khiến cho dạ dày bị co bóp mạnh, đẩy ngược thức ăn và dịch vị lên thực quản, gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn mửa… Vì vậy nếu muốn làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về việc hạn chế dùng một số loại thuốc sau:
- Thuốc kháng viêm loại không chứa steroid.
- Thuốc chẹn kênh canxi giúp điều trị tăng huyết áp.
- Một số loại thuốc điều trị hen, bao gồm thuốc chủ vận beta.
- Thuốc kháng cholinergic được dùng để điều trị bệnh như dị ứng và tăng nhãn áp.
- Bisphosphonate dùng để tăng mật độ xương.
- Thuốc an thần.
- Thuốc giảm đau.
- Một số loại thuốc kháng sinh.
Tránh dùng đồ ăn cay nóng
Với câu hỏi trào ngược dạ dày hạn chế ăn gì thì chắc chắn đó là các loại đồ ăn cay nóng. Những loại thực phẩm này sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày thực quản, khiến chúng bị sưng tấy và tổn thương nghiêm trọng.
Nếu quá trình này diễn ra trong thời gian dài sẽ không chỉ gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày mà còn làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Vì vậy cách hạn chế trào ngược dạ dày đó là ngưng sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Không uống đồ có gas
Những loại đồ uống có gas được rất nhiều người yêu thích bởi nó giúp bữa ăn trở nên ngon hơn. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo người bị trào ngược dạ dày không nên sử dụng đồ uống này. Lý do là bởi trong thành phần của chúng có chứa nhiều khí cacbondioxit. Khi vào cơ thể sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit, từ đó gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng,…
Hạn chế dùng cà phê
Uống nhiều cà phê sẽ làm giãn cơ thắt thực quản khiến cho bộ phận này hoạt động một cách bất thường. Từ đó, axit dạ dày dễ bị trào ngược lên trên thực quản. Ngoài ra, chất cafein cũng kích thích sản xuất axit dạ dày, làm tăng tần suất các đợt trào ngược axit, gây co thắt dạ dày và kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì vậy người bị các bệnh về dạ dày cần hạn chế sử dụng cà phê.
Dùng nha đam tươi
Cách làm nha đam chữa trào ngược dạ dày là phương pháp được rất nhiều người bệnh áp dụng. Trong thành phần của nha đam có chứa rất nhiều vitamin C, E, nhóm B, kẽm, natri, canxi,…. giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vết loét vùng niêm mạc dạ dày, thực quản. Ngoài ra, nha đam còn có các chất chống viêm tự nhiên, giúp điều tiết axit dịch vị, giải trừ độc tố và cân bằng hệ thống tiêu hóa. Bạn có thể chế biến nha đam thành nước ép, sử dụng mỗi ngày 2 ly, uống trước bữa ăn 20 phút để ngăn ngừa trào ngược axit dạ dày.
Sử dụng mật ong
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong:Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có chứa các thành phần giúp kháng viêm, diệt khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở niêm mạc. Bên cạnh đó, mật ong còn giúp điều tiết axit dịch vị, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày. Mỗi ngày người bệnh chỉ cần dùng 1-2 ly trà mật ong vào buổi sáng và tối sẽ giúp sức khỏe được cải thiện rõ rệt.
Uống trà gừng
Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng: Gừng có chứa các thành phần quan trọng như shogaol, gingerol, zingerone và curcumin. Các chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày như buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, đầy bụng,…
Các chuyên gia khuyên bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên sử dụng mỗi ngày từ 2-3 tách trà gừng. Bạn nên sử dụng vào trước các bữa ăn 1 tiếng để giúp trung hòa axit, giảm co thắt và làm dịu dạ dày.
Hạn chế trào ngược dạ dày bằng cam thảo
Cam thảo là một dược liệu tự nhiên có tác dụng cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng. Thảo dược này có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin và lipoxygenase, giúp làm giảm viêm, ngăn ngừa sự điều tiết axit dịch vị quá mức. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu mỗi ngày dùng khoảng 75g chiết xuất từ cam thảo, sau 1 tháng tình trạng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi của người bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
- Đọc Thêm: 7 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Tỏi Nên Áp Dụng
Cách hạn chế trào ngược dạ dày bằng nghệ
Nghệ vàng có rất nhiều công dụng tốt cho người bị mắc các bệnh về dạ dày. Cụ thể, hàm lượng curcumin, tinh dầu, các vitamin và khoáng chất trong nghệ đều có khả năng chống viêm loét niêm mạc, tiêu diệt vi khuẩn Hp, kháng khuẩn, cải thiện tiêu hóa và chống oxy hóa tế bào.
Vì vậy sử dụng nghệ là cách giúp làm giảm trào ngược dạ dày tại nhà một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ, đem pha với nước ấm và uống trước mỗi bữa ăn 30 phút. Kiên trì áp dụng đều đặn trong ít nhất 2 tháng, tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện.
Hạn chế thực phẩm nhiều axit
Những thực phẩm có tính axit đặc biệt là axit ascorbic và axit citric có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày thực quản. Từ đó làm tăng các triệu chứng của bệnh trào ngược như ợ chua, ợ nóng. Vì vậy người bệnh nên tránh sử dụng các loại nước ngọt có gas, rượu, phomai, sữa, trái cây có múi, cà chua để làm hạn chế trào ngược dạ dày.
Lá trầu không
Lá trầu không có thể dùng để cải thiện các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, đau dạ dày,… Lý do là bởi trong thành phần của lá trầu không có chứa hoạt chất tanin, vitamin và khoáng chất, giúp kháng khuẩn, giảm viêm, điều tiết lượng axit dịch vị, cân bằng độ pH, chữa lành vết loét ở niêm mạc,… Để hạn chế trào ngược dạ dày, người bệnh có thể nhai trực tiếp lá trầu không hoặc uống nước lá trầu không trước bữa ăn 1 giờ đồng hồ.
Sử dụng Baking Soda
Baking Soda là loại muối có đặt tính chống viêm, diệt khuẩn, sát trùng, giúp ngăn ngừa tình trạng trào ngược axit dạ dày. Ngoài ra, nguyên liệu này còn giúp trung hòa axit, giúp giảm cảm giác nóng rát do trào ngược dạ dày gây ra. Để cải thiện trào ngược, người bệnh chỉ cần pha 1 thìa baking soda với 200ml nước, khuấy đều và uống mỗi ngày từ 2-3 ly.
- Tìm Hiểu Thêm: Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Cây Rau Mương
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Việc áp dụng các cách hạn chế trào ngược dạ dày tại nhà kể trên mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu trong quá trình theo dõi bệnh, bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường dưới đây thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra:
- Các triệu chứng của bệnh ngày càng nặng hoặc xảy ra với tần suất thường xuyên hơn.
- Người bệnh đã mua thuốc về uống được 2-3 tuần nhưng bệnh vẫn không cải thiện.
- Tình trạng trào ngược dạ dày ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
- Người bệnh có hiện tượng tức ngực, khó thở, đau ngực, đau tim, cơn đau có thể lan ra cánh tay, cổ, hàm.
- Có hiện tượng nóng rát cổ họng, chóng mặt, khàn giọng, ho dai dẳng, thở khò khè.
- Miệng tiết nhiều nước bọt.
- Người bệnh bị trào ngược dạ dày nôn ra máu, đi ngoài phân có màu đen.
- Cơ thể xanh xao, bị sụt cân không rõ nguyên nhân.
Trên đây là những cách hạn chế trào ngược dạ dày khá đơn giản và hiệu quả, người bệnh nên thực hiện. Như vậy có thể thấy các thói quen ăn uống sinh hoạt thường ngày cũng có tác động không nhỏ tới quá trình điều trị trào ngược dạ dày. Do đó, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, tập luyện, làm việc khoa học để giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh
Xem Thêm:
- Trào Ngược Dạ Dày Mãi Không Khỏi – Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
- 6 Biến Chứng Của Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!