Trào Ngược Dạ Dày Mãi Không Khỏi – Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Trào ngược dạ dày mãi không khỏi là hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại với các triệu chứng khó chịu gây chán ăn kèm theo nhiều hệ lụy khác. Tình trạng này xuất phát từ các nguyên nhân nào, cách xử lý ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Trào ngược dạ dày mãi không khỏi vì sao?
Khi hệ tiêu hóa ở trạng thái bình thường, thức ăn sẽ từ miệng trôi xuống thực quản và dạ dày. Tuy nhiên, khi bị trào ngược, dịch dạ dày sẽ bị đưa ngược trở lại thực quản, họng và thanh quản gây khó chịu cho người bệnh.
Tùy theo mức độ của bệnh mà các biểu hiện của bệnh khác nhau. Trong đó, các triệu chứng điển hình dễ nhận biết là ợ nóng, ợ chua trào ngược dạ dày, đầy bụng, tiết nhiều nước bọt, buồn nôn, trào ngược dạ dày đắng miệng, khó thở, đau thượng vị, trào ngược dạ dày gây viêm họng…
Đây đều là những dấu hiệu khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt. Khi bệnh tái phát thường xuyên sẽ khiến tình trạng trở nên nặng hơn, trào ngược dạ dày mãi không khỏi. Từ đó, người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm loét thực quản, viêm đường hô hấp, barrett thực quản, thậm chí ung thư thực quản…
Nguyên nhân dẫn đến việc trào ngược dạ dày tái đi tái lại là do người bệnh mắc phải một số sai lầm trong quá trình điều trị dưới đây:
Chưa loại bỏ được các tác nhân gây trào ngược
Các nguyên nhân gây trào ngược dạ dày xuất hiện ngay trong đời sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Nếu không chú ý và thường xuyên lặp lại những điều sau đây, bệnh của bạn sẽ khó có thể được cải thiện.
- Chế độ ăn, uống không phù hợp: Thường xuyên ăn đồ cay nóng, các loại thực phẩm có chứa chất béo, người uống nhiều rượu bia, chất kích thích có hại như caffeine, đồ uống có gas…
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Những người có thói quen nằm ngay sau khi ăn, nhịn đói hoặc ăn quá no, hút thuốc là thường xuyên, thức khuya, ít vận động đều có nguy cơ khiến bệnh trở nên trầm trọng và khó điều trị.
- Đang sử dụng thuốc điều trị bệnh lý khác: Nếu đang sử dụng một trong số các loại thuốc như thuốc chẹn canxi, thuốc an thần, hen suyễn bạn có thể dễ bị trào ngược tái lại do các tác dụng phụ của thuốc.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác về dạ dày, hen suyễn, thừa cân béo phì chưa được kiểm soát cũng là tác nhân khiến việc điều trị khó đạt được hiệu quả.
Sai lầm, mất kiên nhẫn khi sử dụng thuốc
Những sai lầm trong việc sử dụng thuốc điều trị khiến bệnh trào ngược dạ dày mãi không khỏi gồm:
- Tự ý mua và sử dụng thuốc theo phỏng đoán cá nhân, không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Không tuân thủ phác đồ điều trị cũng như dặn dò của bác sĩ dù đã đi khám và được chỉ định cụ thể.
- Sử dụng không đúng liều lượng, không đủ lượng hoặc lạm dụng thuốc gây ra tác dụng phụ.
Các biện pháp chữa trào ngược dạ dày hiệu quả
Những cách chữa trào ngược dạ dày được áp dụng phổ biến hiện nay và đem lại hiệu quả rõ rệt như:
Chữa bệnh không cần dùng thuốc
Phương pháp này thường được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày mãi không khỏi.
- Dùng trà thảo mộc: Một số trà như trà gừng, trà cam thảo… có đặc tính kháng viêm, hỗ trợ trung hòa acid dạ dày và làm lành các tổn thương do trào ngược gây ra. Ngoài ra, hãy bổ sung thêm một số loại thức uống từ nước ép trái cây, sữa tách béo, sữa hạt.
- Kê gối cao khi ngủ: Các cơn trào ngược thường gia tăng về đêm, việc kê cao gối đi ngủ sẽ hạn chế được các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn, khó thở… làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, bác sĩ khuyên người bệnh nên nằm nghiêng sang bên trái hoặc nằm ngửa để không gây áp lực cho dạ dày, hạn chế trào ngược.
- Nhai kẹo cao su không đường: Mặc dù không có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng nhưng việc nhai kẹo cao su sẽ giúp làm giảm và trung hòa acid dạ dày do có chứa bicarbonate, tăng tiết nước bọt làm sạch acid trong thực quản.
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học: Người bệnh nên ăn các loại thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa như: thực phẩm giàu chất xơ, vitamin có trong rau củ tươi, trái cây, bánh mì, ngũ cốc và các loại hạt giàu omega-3. Hạn chế sử dụng các loại dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm lên men.
- Ăn chậm, nhai kỹ, tránh vận động mạnh: Ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp thức ăn được nghiền nhỏ, giảm áp lực cho dạ dày. Sau khi ăn no không nên vận động quá mạnh, các bác sĩ khuyên người bệnh nên đi bộ nhẹ nhàng, không nên nằm ngay sau khi ăn.
- Điều chỉnh lối sống lành mạnh: Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh tình trạng tăng cân một cách đột ngột, nói không với rượu, bia, thuốc là và các chất kích thích khác. Người bệnh cũng nên tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường thể lực, cải thiện triệu chứng của trào ngược dạ dày.
- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý: Luôn duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, lạc quan, hạn chế thức khuya, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài để không làm các triệu chứng trào ngược trở nên trầm trọng.
Điều trị trào ngược dạ dày bằng cách sử dụng thuốc Tây
Đối với phương pháp này, tùy thuộc vào mức độ cụ thể cũng như các triệu chứng của trào ngược dạ dày các bác sĩ sẽ kê đơn một số loại như:
- Thuốc kháng acid dạ dày: Nhóm thuốc chữa trào ngược dạ dày này được sử dụng khá phổ biến cho các trường hợp bị trào ngược. Thành phần trong thuốc có chứa magie, nhôm, được khuyên dùng sau bữa ăn từ 1-3 giờ để có thể thẩm thấu vào niêm mạc tốt nhất.
- Thuốc ức chế thụ thể H2: Ở những người bị trào ngược dạ dày mức độ nhẹ và trung bình, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc có tác dụng hạn chế các triệu chứng của bệnh như Famotidin, Cimetidin, Nizatidin và Ranitidi. Người bệnh nên dùng thuốc trước bữa ăn khoảng 15 – 30 phút.
- Thuốc ức chế bơm Proton: Một số loại thuốc thuộc nhóm này gồm Pantoprazol, Rabeprazol, Omeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol… Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng trong 4 đến 8 tuần và dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Dù sử dụng bất lý loại thuốc nào trên đây đều cần có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế và tuân thủ liều dùng để hạn chế tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
Phẫu thuật trào ngược dạ dày dạ dày mãi không khỏi
Nếu tình trạng trào ngược dạ dày không được cải thiện với các phương pháp điều trị trên không đạt được hiệu quả, tình trạng trào ngược trở nên trầm trọng thì phẫu thuật là biện pháp được chỉ định sau cùng. Các trường hợp cụ thể cần được can thiệp gồm trào ngược thực quản gây viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa hoặc bị giãn cơ nối giữa dạ dày và thực quản. Các biện pháp phẫu thuật thường được áp dụng hiện nay gồm:
- Phẫu thuật khâu thông qua nội soi.
- Phẫu thuật thực hiện khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản.
- Phẫu thuật thắt cơ thực quản.
- Phẫu thuật nội soi xuyên qua đường miệng.
- Thủ thuật Stretta…
Tuy đem lại hiệu quả cao nhưng phẫu thuật trào ngược dạ dày không có tác dụng điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát nên cần điều trị bằng thuốc hoặc tái phẫu thuật. Do vậy, bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp này.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng trào ngược dạ dày mãi không khỏi. Để hạn chế tình trạng bệnh tái phát, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị, có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và đi khám ngay khi có các triệu chứng của trào ngược.
Xem Thêm:
- 6 Biến Chứng Của Trào Ngược Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa
- Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Có Chữa Được Không? Chữa Thế Nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!