Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em 3 Tuổi: Triệu Chứng, Cách Chữa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chứng bệnh trào ngược dạ dày xuất hiện ngày càng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em 3 tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác gây chậm trễ trong điều trị, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi để trang bị thêm kiến thức hữu ích trong quá trình nuôi nấng con nhỏ.

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi

Trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi là tình trạng acid từ dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng như:

  • Trẻ ợ nóng, ợ chua, đặc biệt sau bữa ăn.
  • Nôn ói, trớ sữa thường xuyên.
  • Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng, đau bụng.
  • Hơi thở của trẻ có mùi hôi.
  • Trẻ thở khò khè, khó nuốt hoặc dễ bị nghẹn khi ăn uống.
  • Trẻ ho dai dẳng.
  • Hay quấy khóc, ăn uống ít hơn bình thường.
  • Tăng cân chậm, thường nấc cụt.

Các triệu chứng này khiến cha mẹ nhầm lẫn các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa đơn giản khác. Do đó, việc điều trị thường bị chậm trễ, khiến bệnh tiến triển nặng. Vậy nên, ngay khi trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện thăm khám sớm nhất.

Trào ngược dạ dày khiến trẻ ợ nóng, ợ chua
Trào ngược dạ dày khiến trẻ ợ nóng, ợ chua

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi

Chuyên gia phân chia nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em như sau:

Nguyên nhân sinh lý:

  • Do cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện: Ở giai đoạn 3 tuổi, hệ cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, do đó, các chức năng co thắt dạ dày, tiêu hóa thức ăn gặp nhiều trục trặc khiến trẻ dễ bị trào ngược dịch acid.
  • Ăn uống không khoa học: Trẻ tiêu thụ quá nhiều thực phẩm và thức uống kích thích dạ dày tiết acid gây tình trạng trào ngược, ví dụ như nước ngọt có ga, socola, hành tây, đồ ăn chiên rán, bánh ngọt,…
  • Nằm sau khi ăn uống: Trẻ có thói quen nằm ngay sau khi ăn sẽ khiến thức ăn ứ đọng tại dạ dày, gây áp lực cho cơ vòng và tăng nguy cơ trào ngược.
  • Vận động mạnh ngay sau khi ăn: Việc chạy nhảy, vận động mạnh ngay sau khi ăn cũng gây áp lực cho hệ tiêu hóa, khiến thức ăn cùng dịch vị acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản của trẻ.

Nguyên nhân bệnh lý:

Chuyên gia cho biết, những trẻ đang mắc bệnh lý dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày:

  • Bệnh lý đường tiêu hóa: Bao gồm sa dạ dày, thoát vị cơ hoành, viêm loét dạ dày tá tràng,… khiến cơ thắt thực quản dưới suy yếu, dễ gây trào ngược dịch vị acid lên dày.
  • Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa: Bao gồm nhiễm trùng, dị ứng, kích ứng,… khiến chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình co bóp của dạ dày và kích thích trào ngược.
  • Các bệnh bẩm sinh: Như Down, bại não hay hở van tim,… khiến chức năng các cơ quan trong cơ thể suy yếu, trong đó có hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi nguy hiểm không?

Chuyên gia cho biết, trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi do nguyên nhân sinh lý không gây nguy hiểm cho trẻ, đặc biệt có thể tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, nhưng trường hợp khởi phát do bệnh lý nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng tác động tiêu cực đến sức khỏe như:

  • Biến chứng về thực quản: Tình trạng acid trào ngược kéo dài sẽ ăn mòn thực quản, dẫn đến các biến chứng như viêm thực quản, huyết thực quản, hẹp thực quản, Barrett thực quản,…
  • Gây biến chứng về dạ dày: Trẻ 3 tuổi không điều trị trào ngược dạ dày sẽ khiến chức năng tiêu hóa tại đây dần suy yếu, lâu dần làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,…
  • Biến chứng về hô hấp: Acid trào ngược lên thực quản và tác động đến đường hô hấp, đặc biệt là thanh quản, cổ họng, amidan, gây ra các biến chứng như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,…
  • Một số biến chứng khác: Khi acid dạ dày trào ngược kèm theo cả thực ăn thừa, vi khuẩn, virus. Chúng trú tại răng miệng, hốc xoang khiến trẻ dễ mắc các bệnh như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, viêm tai mũi họng,…
Trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 gây nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe
Trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 gây nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe

Chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi?

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp sau đây:

Chẩn đoán lâm sàng: Trẻ 3 tuổi thường có thể nói tốt nên bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng trẻ gặp phải hằng ngày. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, trẻ không thể mô tả rõ ràng các triệu chứng đang gặp, do đó bác sĩ cũng đồng thời trao đổi kỹ hơn với bố mẹ về các dấu hiệu bất thường của con. Ngoài ra cũng thảo luận với cha mẹ về thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của con hằng ngày.

Chẩn đoán cận lâm sàng: Bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán chính xác về nguyên nhân và mức độ bệnh ở trẻ:

  • Chụp Xquang: Chụp Xquang có chất cản quang nhằm kiểm tra sự bất thường ở dạ dày và xác định mức độ viêm loét (nếu có).
  • Kiểm tra nồng độ PH: Phương pháp này nhằm xác định chỉ số acid trong dạ dày, đồng thời xác định hoặc loại trừ các bệnh tiêu hóa liên quan.
  • Nội soi dạ dày: Nhằm xác định vị trí niêm mạc dạ dày bị tổn thương và đánh giá mức độ tổn thương.

Cách điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ 3 tuổi

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể về cách điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ 3 tuổi:

Áp dụng mẹo dân gian

Trường hợp trào ngược dạ dày mức độ nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh:

Nha đam

  • Tác dụng: Các loại vitamin như vitamin E, vitamin C, vitamin B trong nha đam có tác dụng trung hòa acid dạ dày, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, các chất này sẽ tạo thành lớp màng mỏng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của acid dịch vị.
  • Cách thực hiện: Dùng nha đam tươi gọt vỏ, rửa sạch và lấy phần thịt. Sau đó đem chúng đi xay nhuyễn, trộn cùng mật ong. Cuối cùng thêm nước ấm uống hàng ngày.

Gừng tươi

  • Tác dụng: Gừng có chứa hàm lượng lớn chất kháng viêm, giảm đau, ngăn ngừa viêm loét tại dạ dày do acid dịch vị. Các chất trong gừng cũng giúp trung hòa acid dạ dày, giảm tần suất trào ngược hiệu quả.
  • Cách thực hiện: Chuẩn bị 1 củ gừng, đem rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành lát mỏng. Đun sôi gừng với 250ml nước, sau đó chắt ra cốc cho trẻ uống khi còn ấm.
Dùng gừng tươi giúp giảm triệu chứng của bệnh hiệu quả
Dùng gừng tươi giúp giảm triệu chứng của bệnh hiệu quả

Dùng củ nghệ

  • Tác dụng: Trong củ nghệ có chứa hàm lượng lớn curcumin giúp làm dịu triệu chứng trào ngược dạ dày như đau bụng, ợ chua, ợ nóng rát, khó tiêu, chướng bụng,… đồng thời thúc đẩy làm lành các tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nhánh nghệ tươi, đem rửa sạch rồi xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt nghệ, đem hòa với 100ml nước ấm và 1 thìa mật ong, khuấy đều rồi cho trẻ uống trước bữa ăn.

Điều trị Tây y

Những trường hợp bị trào ngược dạ dày trung bình đến nặng, không thuyên giảm sau khi áp dụng mẹo chữa dân gian sẽ cần điều trị bằng Tây y.

Sử dụng thuốc Tây y

Một số loại thuốc trào ngược dạ dày cho bé được sử dụng để kiểm soát tiết dịch acid dạ dày, từ đó thuyên giảm triệu chứng bệnh trào ngược gồm:

  • Thuốc kháng axit: Bao gồm Mylanta, Maalox,…
  • Thuốc kháng Histamine: Gồm Pepcid, Prevacid, Zantac, Axis, Tagamet,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Nexium, Aciphex, Prilosec, Protonix,…

Phụ huynh cần lưu ý việc sử dụng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng sẽ gây kháng thuốc, nhờn thuốc hoặc tăng nguy cơ đối diện tác dụng phụ cho trẻ nhỏ như đau bụng, nôn mửa, phát ban,…

Phẫu thuật ngoại khoa

Phẫu thuật sẽ được áp dụng ở trường hợp trào ngược dạ dày nặng hoặc trào ngược do nguyên nhân bệnh lý. Do phương pháp này sử dụng dao kéo phẫu thuật nên cũng tiềm ẩn một số rủi ro như: Chảy máu, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim, hôn mê,…

Vậy nên, để đảm bảo an toàn, cha mẹ cần tìm hiểu và lựa chọn các đơn vị bệnh viện uy tín thực hiện. Đồng thời, trước khi phẫu thuật cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, kiểm tra nhằm đảm bảo trẻ có đủ sức khỏe để tiến hành điều trị.

Hỗ trợ cải thiện trào ngược dạ dày tại nhà

Chuyên gia khuyến nghị cha mẹ nên thực hiện một số biện pháp dưới đây nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày cho trẻ nhỏ ngay tại nhà.

  • Massage bụng cho trẻ

Phương pháp này giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày và ổn định nhu động ruột cho trẻ.

Cách thực hiện: Bôi 1 ít dầu dừa hoặc dầu oliu lên bụng trẻ, sau đó dùng tay nhẹ nhàng massage theo chiều kim đồng hồ trong 5 – 10 phút. Nhưng cần lưu ý không massage vào ngay sau khi ăn cơm.

  • Thay đổi cách ăn uống cho trẻ

Cha mẹ nên cho trẻ bị trào ngược ăn các món lỏng, dễ tiêu hóa như canh, cháo, soup. Đồng thời bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày như rau xanh, khoai lang, ngũ cốc, trứng gà,…

Bên cạnh đó, hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm như đồ cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ muối chua, nước uống có gas,….

Ngoài ra, mẹ nên chia thành 4 – 5 bữa ăn/ngày cho trẻ, không ép con ăn quá nhiều, không ăn trước khi đi ngủ để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.

 

Mẹ nên chia thành 4 - 5 bữa ăn/ngày cho trẻ để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa
Mẹ nên chia thành 4 – 5 bữa ăn/ngày cho trẻ để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa
  • Cho trẻ tập thể dục

Cha mẹ cần cho trẻ vận động, tập một số động tác để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.

Cách thực hiện: Để trẻ nằm ngửa, điều chỉnh chân ở tư thế gập, sau đó nhẹ nhàng vận động như đang đạp xe đạp.

Cách phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ nhỏ

Để phòng ngừa chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi, chuyên gia tiêu hóa hướng dẫn như sau:

  • Tránh để trẻ mặc đồ quá sát, quá chật vì sẽ gây áp lực cho vùng bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và quá trình co bóp của dạ dày,
  • Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá vì sẽ gây suy giảm sức đề kháng và chức năng hệ tiêu hóa, kích thích triệu chứng trào ngược.
  • Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường cảnh báo trào ngược dạ dày, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám để điều trị kịp thời.
  • Không tự ý sử dụng bất cứ thuốc nào vì sẽ có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến trào ngược hoặc các bệnh về dạ dày khác.
  • Có thể cho trẻ sử dụng gối chống trào ngược mỗi khi nằm hoặc đi ngủ.
  • Không để trẻ vận động quá mạnh ngay sau khi ăn xong.
  • Duy trì cân nặng theo đúng từng giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ, tránh để béo phì hoặc suy dinh dưỡng đều làm tăng nguy cơ bị trào ngược.

Trên đây là thông tin về tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi. Tuy không gây nguy hiểm đến tính trạng nhưng nếu điều trị chậm trễ sẽ gây ra những biến chứng tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cha mẹ trang bị những kiến thức hữu ích cho hành trình nuôi dưỡng trẻ.

Xem Thêm:

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Mỹ Đức, Hà Nội

Ngày 12/07/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức một buổi tư...
Quang cảnh buổi tư vấn sức khỏe với sự tham gia đông đảo của người dân phường Đại Mỗ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Đại Mỗ, NTL

Ngày 5/7/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức thành...
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Phượng thăm khám, tư vấn cho bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí – Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thu Hút Hàng Trăm Bà Con Thổ Quan

Ngày 3/7/2024 vừa qua, tại UBND phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội trở...