Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em 4 Tuổi: Nguyên Nhân, Cách Chữa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trào ngược dạ dày là một vấn đề phổ biến gặp ở nhiều lứa tuổi, kể cả ở trẻ 4 tuổi. Sự xuất hiện của triệu chứng bệnh không chỉ gây lo lắng cho phụ huynh mà còn đặt ra câu hỏi về mức độ nguy hiểm và cách chữa trị hiệu quả, đảm bảo cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của các con. Trong bài viết này, bố mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi để nắm rõ triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, cách chữa và phòng ngừa hiệu quả.

Nhận biết dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi

Trào ngược dạ dày ở trẻ 4 tuổi là bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (GERD – Gastroesophageal Reflux Disease) xuất hiện ở trẻ nhỏ tầm 4 tuổi. Đây là một tình trạng mà dịch tiêu hóa trong dạ dày hoặc thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu và đau rát. GERD ở trẻ em thường gặp khi thể trạng cơ thể của trẻ bao gồm cả hệ thống tiêu hóa, cơ vòng thực quản,… chưa hoàn thiện hoàn toàn.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 4 tuổi là căn bệnh khiến nhiều phụ huynh lo lắng
Trào ngược dạ dày ở trẻ 4 tuổi là căn bệnh khiến nhiều phụ huynh lo lắng

Dưới đây là một số dấu hiệu để các phụ huynh nhận biết triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi:

  • Ợ nóng và ợ chua: Trẻ thường xuyên bị đầy hơi, liên tục ợ nóng, ợ chua,..
  • Thường xuyên nôn trớ: Một triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là trẻ thường xuyên nôn trớ sau khi ăn hoặc uống, đặc biệt sau bữa ăn.
  • Cảm giác khó chịu ở dạ dày và thực quản: Phụ huynh hãy để ý tần suất trẻ phàn nàn về cảm giác chua, nóng, đầy bụng, đau bụng hoặc đau ở phía sau xương ức.
  • Thay đổi trong hành vi ăn uống: Nếu trẻ bỗng trở nên lười ăn, từ chối ăn hoặc chỉ ăn ít do cảm giác không thoải mái ở vùng dạ dày thì nguy cơ bị trào ngược dạ dày khá cao.
  • Quấy khóc thường xuyên: Trẻ quấy khóc thường xuyên sau bữa ăn hoặc khi nôn trớ do cảm giác không thoải mái từ trào ngược dạ dày.
  • Khó ngủ: Cảm giác không thoải mái từ triệu chứng trào ngược dạ dày sẽ làm cho trẻ khó ngủ và thức dậy nhiều lần trong đêm.
  • Gặp vấn đề về tiêu hóa khác: Trẻ thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa như ợ chua, ợ hơi, đầy hơi hoặc đau bụng,…
  • Vấn đề về răng: Trẻ có thể gặp vấn đề về răng như sâu răng do tác động của acid từ dạ dày khi trào ngược.
  • Tình trạng suy dinh dưỡng: Nếu triệu chứng kéo dài và gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất, nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ tăng cao.

Việc bố mẹ nhận biết được triệu chứng bệnh để đưa con đi điều trị kịp thời tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi là rất quan trọng để giảm bớt tác động của bệnh và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe và cuộc sống của con.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ 4 tuổi

Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ 4 tuổi như:

  • Chức năng cơ vòng thực quản chưa hoàn thiện: Trẻ em ở độ tuổi này thường chưa phát triển hoàn chỉnh hệ thống cơ vòng thực quản. Trong khi đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể để ngăn chặn việc thức ăn và acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Sự thiếu hoàn thiện này có thể khiến cho việc kiểm soát chất thức ăn và acid dạ dày không hiệu quả, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Hệ tiêu hóa chưa ổn định: Hệ tiêu hóa của trẻ 4 tuổi đang trong quá trình phát triển và chưa hoàn toàn ổn định. Sự không ổn định này sẽ gây ra các vấn đề trong quá trình tiêu hóa thức ăn, bao gồm cả việc trào ngược dạ dày.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Nếu trẻ nhỏ có một chế độ dinh dưỡng không cân đối, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm kích thích tạo acid dạ dày và gây mất cân bằng acid trong dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho trào ngược dạ dày.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Một số thói quen phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng rất không tốt như nằm nghỉ ngơi hoặc chạy nhảy ngay sau khi no, nằm ngủ sai tư thế,… sẽ tạo áp lực lên dạ dày và thực quản, gây ra các triệu chứng của trào ngược dạ dày.
  • Các nguyên nhân bệnh lý: Một số vấn đề bệnh lý như nhiễm khuẩn HP, viêm loét dạ dày, thoát cơ hoành hoặc các vấn đề bẩm sinh như bệnh Down, bại não,… cũng góp phần làm tăng nguy cơ trẻ bị trào ngược dạ dày.
Nhiều nguyên nhân sinh lý, bệnh lý và tác nhân bên ngoài có thể khiến trẻ 4 tuổi bị GERD
Nhiều nguyên nhân sinh lý, bệnh lý và tác nhân bên ngoài có thể khiến trẻ 4 tuổi bị GERD

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ 4 tuổi thường gây ra một số vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của bệnh này thường không nghiêm trọng như ở người lớn. 

Dưới đây là một số ảnh hưởng và biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 4 tuổi:

  • Suy dinh dưỡng và thiếu máu: Trẻ sẽ gặp vấn đề về dinh dưỡng do việc ăn không đủ hoặc không thể hấp thụ đủ dưỡng chất từ thức ăn do cảm giác buồn nôn và đau ở bụng. Thiếu máu có thể xảy ra do việc dạ dày, thực quản bị xuất huyết khi bị tổn thương do dịch acid.
  • Tình trạng khó chịu và mất ngủ: Cảm giác ợ chua, đầy bụng và đau ở phía sau xương ức,… sẽ làm cho trẻ cảm thấy không thoải mái và gặp khó khăn trong việc ngủ.
  • Rối loạn về hệ tiêu hóa: Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ làm tăng nguy cơ các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu và tiêu chảy,… từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ.

Mặc dù những tác động này dù không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ nhỏ về mặt lâu dài, tuy nhiên bệnh này vẫn khiến chất lượng cuộc sống của trẻ giảm sút và trong nhiều trường hợp sẽ biến chứng nặng, gây nguy hiểm. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên quá mức lo lắng vì hầu hết trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống kết hợp với sự can thiệp y tế từ bác sĩ chuyên khoa.

Làm gì khi trẻ 4 tuổi bị trào ngược dạ dày?

Khi trẻ 4 tuổi bị trào ngược dạ dày, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác

Khi nhận ra trẻ có dấu hiệu trào ngược dạ dày, trước hết bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Để chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi, các bác sĩ thường sẽ thực hiện các xét nghiệm và quan sát dưới đây:

  • Kiểm tra nồng độ pH: Phương pháp này giúp xác định mức độ acid trong dạ dày để đánh giá các triệu chứng và bệnh lý liên quan. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra bằng cách đặt một dây nhỏ qua mũi và dừng tại dạ dày để đo mức độ acid.
  • Xét nghiệm khả năng tiêu hóa thức ăn: Kiểm tra xem thức ăn có được xử lý từ dạ dày vào ruột non một cách bình thường hay không. Thông qua quá trình tiêu hóa ở trẻ, các bác sĩ sẽ đánh giá sự hấp thụ và xử lý thức ăn trong cơ thể của trẻ.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang sẽ giúp kiểm tra sự bất thường ở dạ dày và đánh giá tình trạng viêm loét nếu có.
  • Nội soi dạ dày: Giúp bác sĩ xác định vị trí tổn thương trong dạ dày và đánh giá mức độ tổn thương. Phương pháp này sử dụng một ống dẫn mềm có camera để kiểm tra bên trong dạ dày và thực hiện các xét nghiệm tại chỗ nếu cần thiết.
  • Test khuẩn HP: Nếu nghi ngờ bệnh nhi trào ngược dạ dày do dạ dày bị tổn thương bởi nhiễm khuẩn HP, bác sĩ sẽ chỉ định test bằng hơi thở, lấy mẫu dạ dày hoặc xét nghiệm máu.
Khi phát hiện trẻ bị trào ngược dạ dày, hãy đưa bé đi khám bác sĩ
Khi phát hiện trẻ bị trào ngược dạ dày, hãy đưa bé đi khám bác sĩ

Các biện pháp này sẽ giúp xác định chính xác tình trạng của dạ dày, xác định trẻ bị trào ngược dạ dày hay không và nguyên nhân do đâu, mức độ tổn thương như thế nào, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và an toàn nhất cho trẻ.

Điều trị chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi bằng Tây y

Trong trường hợp trẻ nhỏ có triệu chứng nặng và có dấu hiệu kéo dài, nguy cơ biến chứng và tổn thương cao, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc Tây để điều trị. Việc sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi cần có chỉ dẫn và giám sát của bác sĩ chuyên khoa, đảm bảo loại thuốc và liều lượng an toàn cho bệnh nhi. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được kê cho liệu trình điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ từ 4 – 6 tuổi:

  • Thuốc kháng Histamin: Nhóm thuốc này có thể kể đến một số loại quen thuộc như Zantac, Pepcid, Tagamet. Thuốc kháng Histamin đúng như tên gọi của nó, có tác dụng kích thích tăng sản xuất chất kháng Histamin để ngăn chặn sự sản xuất acid trong dạ dày, từ đó giảm lượng dịch trong dạ dày trẻ, dứt điểm triệu chứng trào ngược lên thực quản.
  • Thuốc kháng acid: Một số loại thuốc kháng acid an toàn cho trẻ 4 tuổi là Maalox, Mylanta,… Nhóm thuốc này có tác dụng giảm sản xuất và tiết dịch acid trong dạ dày bệnh nhân, cải thiện nhanh tình trạng trào ngược gây nôn nhiều, đau rát thực quản và họng,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Prevacid, Nexium, Protonix, Aciphex hay Prilosec,… là những loại thuốc ức chế hoạt động của enzyme bơm proton, từ đó giảm sự sản xuất dịch acid trong dạ dày.
  • Một số loại thuốc khác: Ngoài các loại thuốc điều trị triệu chứng trên, bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc hỗ trợ đường tiêu hoá và thuốc làm trống dạ dày để giảm các triệu chứng khó chịu và cải thiện quá trình tiêu hóa của trẻ. 
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bệnh nhân trào ngược dạ dày do viêm loét dạ dày bởi tác động của vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trẻ em 4 tuổi đang trong giai đoạn phát triển và cơ thể nhạy cảm, do đó việc sử dụng loại kháng sinh nào và liệu trình ra sao cần được chỉ định chính xác, được theo dõi và hướng dẫn bởi bác sĩ.

Các phương pháp không dùng thuốc cải thiện GERD ở trẻ 4 tuổi

Dưới đây là một số phương pháp không dùng thuốc mà thông qua thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ để giúp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bố mẹ nên tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ và dễ tiêu hóa cho trẻ với các nhóm thực phẩm nhiều rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt,… Hạn chế hoặc tránh cho bé ăn các thức ăn kích thích acid dạ dày như đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm cay nóng và đồ uống có gas. Ngoài ra, bố mẹ nên xây dựng cho bé chế độ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn quá nhiều trong một bữa, nhằm giúp giảm áp lực lên dạ dày và trẻ sẽ tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Khuyến khích trẻ vận động thật nhẹ nhàng bằng các bài đi bộ, đi dạo sau khi ăn thay vì nằm ngay hoặc chạy nhảy, vận động mạnh. Mặt khác, phụ huynh nên đảm bảo trẻ không ăn quá sát giờ đi ngủ, nên cho trẻ ăn trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng để tránh áp lực lên dạ dày và giảm nguy cơ bị trào ngược dạ dày khi ngủ.
  • Sử dụng gối nâng đầu khi ngủ: Đặt gối nâng đầu dưới đầu trẻ khi ngủ để tạo góc nghiêng khoảng 30 độ. Điều này giúp ngăn acid dạ dày trào ngược lên thực quản và làm giảm triệu chứng của bệnh.
  • Chăm sóc sức khỏe tâm lý của trẻ: Phụ huynh cũng cần đảm bảo trẻ có thời gian nghỉ ngơi đủ và ngủ đủ giấc, hạn chế gây căng thẳng và stress ở bé. Hãy luôn tránh gây áp lực tâm lý và hãy cố gắng tạo môi trường thoải mái, ấm cúng cho trẻ.
  • Sử dụng một số biện pháp hỗ trợ: Khi trẻ xuất hiện triệu chứng trào ngược dạ dày, bố mẹ hãy massage bụng của trẻ một cách nhẹ nhàng, chường ấm cho vùng dạ dày, cho trẻ uống nước ấm,…
Chế độ dinh dưỡng khoa học, nhiều rau xanh giúp hạn chế và hỗ trợ trị trào ngược
Chế độ dinh dưỡng khoa học, nhiều rau xanh giúp hạn chế và hỗ trợ trị trào ngược

Các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào cũng cần thảo luận và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Lưu ý cách phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống của trẻ giàu chất xơ, dễ tiêu hóa và ít kích thích acid dạ dày.
  • Hạn chế cho trẻ tiêu thụ những thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều gia vị cay nóng, đồ uống có gas và đồ ngọt nhiều đường.
  • Hạn chế cho trẻ vận động mạnh hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn.
  • Duy trì trọng lượng lý tưởng cho trẻ bằng cách kết hợp chế độ ăn uống cân đối và hoạt động thể chất.
  • Đưa trẻ đến kiểm tra y tế định kỳ và thảo luận với bác sĩ về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà trẻ gặp phải, đặc biệt là về hệ tiêu hóa và dạ dày.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp và giúp phòng ngừa trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, với sự hiểu biết và sự can thiệp, chăm sóc kịp thời, đúng đắn từ phía bố mẹ cùng với sự hỗ trợ từ bác sĩ, vấn đề này sẽ được điều trị và kiểm soát hiệu quả.

Xem Thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...