Trẻ Bị Ho Khan Về Đêm: Nguyên Nhân, Cách Chữa, Phòng Ngừa
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Tình trạng trẻ bị ho khan về đêm xảy ra thường xuyên gây ra không ít ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Có nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề này. Trường hợp ho do bệnh về hô hấp cần được điều trị sớm để tránh rủi ro nguy hại cho trẻ nhỏ.
Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị ho khan về đêm
Ho khan về đêm là tình trạng thường gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó phổ biến là trẻ em, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Bố mẹ có thể nhận biết tình trạng trẻ bị ho khan về đêm thông qua các cơn ho xuất hiện bất thường, không kèm theo đờm nhớt.
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng ở mỗi trẻ sẽ có đặc trưng riêng. Nếu ho khan kéo dài có thể làm lượng dịch nhầy bắt đầu tăng lên khiến trẻ bị khó thở, thở khò khè. Kèm theo đó là một số triệu chứng đi kèm như đau rát cổ họng, mệt mỏi, ợ nóng, khàn tiếng,… Tình trạng nghiêm trọng bố mẹ có thể thấy con bị kiệt sức, cơ thể tím tái.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan về đêm
Vậy nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan về đêm là gì? Có nhiều vấn đề gây nên tình trạng này. Trong đó, chẳng hạn đường thở của trẻ bị dị vật tấn công như bụi bẩn, lông vật nuôi, chất kích thích,… Cơn ho khan giúp trẻ tống dị vật gây khó chịu ra ngoài.
Tuy nhiên cũng không thể loại trừ khả năng ho là dấu hiệu của bệnh lý khi đường hô hấp bị viêm nhiễm gây ra. Dưới đây là các vấn đề thường gặp khiến trẻ bị ho khan, đặc biệt là tập trung vào ban đêm làm ảnh hưởng giấc ngủ và sức khỏe của trẻ:
Viêm đường hô hấp
Viêm đường hô hấp khiến trẻ bị ho khan về đêm. Theo đó, đường hô hấp trên gồm tai – mũi – họng, các cơ quan này dễ bị hại khuẩn xâm nhập, tấn công gây viêm nhiễm. Trẻ có thể mắc các bệnh lý như viêm xoang, cảm cúm,… khiến cơn ho khan xuất hiện, nhất là vào ban đêm.
Bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan thường xuyên. Cơn hen tái phát khiến trẻ khó thở, ho khan dai dẳng, đặc biệt là khi trẻ ngủ. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục không điều trị có thể gây ra các vấn đề nguy hại sức khỏe của trẻ. Bố mẹ nên theo dõi và sớm can thiệp nếu nhận thấy cơn ho khan về đêm kèm theo mất ngủ, ngáy to, khó thở, thở rít,…
Do dị ứng
Ban đêm nếu trẻ hít phải các dị vật như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo, khói thuốc,… có thể dẫn đến các cơn ho khan khó chịu. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng, sức đề kháng yếu. Do đó, để phòng nguy cơ trẻ bị ho khan về đêm, phụ huynh nên lưu ý giữ không gian sinh hoạt và nơi ngủ của trẻ được thông thoáng, sạch sẽ.
Trào ngược dạ dày
Bên cạnh bị viêm nhiễm đường hô hấp gây ho, trẻ có thể bị ho khan do mắc phải chứng trào ngược dạ dày. Khi đó, axit tiêu hóa từ dạ dày cùng với thức ăn trào ngược lên thực quản làm khu vực này bị kích thích hình thành cơn ho bất thường. Ngoài ho, trẻ còn bị ngứa rát cổ họng do axit bào mòn lớp niêm mạc, khi ăn và nuốt thức ăn có thể gây đau rát khó chịu.
Bệnh phổi tắc nghẽn
Phổi tắc nghẽn mãn tính hay còn gọi là COPD, bệnh có xảy ra khi ống thở bị viêm, sưng trong thời gian dài. Điều này khiến quá trình hô hấp của người bệnh trở nên khó khăn hơn. Bệnh có thể xuất hiện ở người lớn và cả trẻ nhỏ. Nhất là đối tượng bệnh nhi thường xuyên tiếp xúc khói thuốc lá thụ động, sống trong môi trường hô nhiễm, nhiều bụi bẩn hoặc hóa chất độc hại,…
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ho về đêm cho trẻ em. Đặc biệt xảy ra khi nhiệt độ môi trường xuống thấp. Khi đó, nhiệt độ lạnh làm cho ống thở bị co thắt sinh ra phản ứng ho khan kéo dài dai dẳng.
Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng trẻ bị ho khan về đêm có thể là hệ lụy của việc không giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Lúc này vi khuẩn lưu trứ trong khoang miệng, mũi sẽ tiếp tục phát triển và tấn công vào các cơ quan như thanh quản, phế quản, làm kích thích phản ứng co thắt, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ ho khan vào ban đêm.
Trẻ bị ho khan về đêm là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan. Bởi nếu ho khan phát sinh từ các bệnh lý đường hô hấp cần sớm được điều trị khắc phục để phòng tránh rủi ro khác làm hại sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Trẻ bị ho khan về đêm có nguy hiểm không? Khi nào gặp bác sĩ?
Tình trạng ho về cơ bản là phản ứng sinh lý bình thường khi cơ thể gặp phải dị vật xâm nhập đường hô hấp. Ho giúp tống dịch đờm, dị vật ra khỏi cơ thể. Trường hợp trẻ bị ho khan về đêm trong thời gian ngắn, bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, ngược lại khi cơn ho kéo dài, lặp lại trong nhiều ngày, cần nhanh chóng xác định nguyên do và có hướng khắc phục sớm.
Ho khan về đêm diễn ra thường xuyên không chỉ làm ảnh hưởng sức khỏe của trẻ mà còn gây hại về mặt tinh thần. Trong đó, giấc ngủ bị tác động làm cơ quan trong cơ thể không phục hồi hoạt động và có thời gian nghỉ ngơi. Khi đó, trẻ có thể gặp phải các biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, phát triển chậm, khả năng tiếp thu kém,… ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, học tập.
Do đó bạn không nên chủ quan nếu nhận thấy các bé có triệu chứng ho khan xuất hiện thường xuyên vào ban đêm. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ có các biểu hiện sau đây:
- Ho kéo dài, không thuyên giảm mặc dù có áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà.
- Ho khan về đêm tiếp tục tái phát sau khi đã sử dụng thuốc điều trị trước đó.
- Cơn ho từ nhẹ chuyển sang nặng khiến trẻ bị ho đến khó thở, kèm theo đau tức ngực, mệt mỏi, suy nhược thần kinh và thể chất,…
Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định vấn đề trẻ đang gặp phải để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Bố mẹ nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để trẻ sớm phục hồi, đảm bảo an toàn sức khỏe và sự phát triển bình thường sau này.
Biện pháp khắc phục ho khan về đêm cho trẻ
Trẻ bị ho khan về đêm nếu không sớm điều trị có thể gây hại đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bé. Do đó, để khắc phục tình trạng này, bố mẹ có thể áp dụng cách biện pháp như:
Giảm ho khan bằng mẹo dân gian
Một số mẹo chữa dân gian thích hợp điều trị ho khan cho bé nhất là vào giai đoạn giao mùa, nhiệt độ giảm mạnh khiến trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp nhẹ. Nếu tình trạng ho khan của trẻ không quá nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo và áp dụng một trong các cách chữa sau:
Uống chanh ấm và mật ong: Nước chanh giúp làm sạch cổ họng, xoa dịu cơn ho khan hiệu quả. Ngoài ra, mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin giúp làm lành vết thương nhanh chóng, đẩy lùi triệu chứng khó chịu cho trẻ nhỏ. Bạn chỉ cần pha một ly chanh ấm cùng với mật ong cho trẻ uống, cách làm đơn giản như sau:
- Dùng 1/2 quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt.
- Sau đó cho nước ấm vào, thêm mật ong nguyên chất và khuấy đều.
- Thưởng thức khi nước chanh mật ong còn ấm giúp giảm ho hiệu quả.
- Áp dụng mẹo chữa khi cơn ho bùng phát, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Hẹ chưng đường phèn: Hẹ được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị ho cho cả người lớn và trẻ em. Mẹo chữa dân gian lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng. Trong hẹ chứa nhiều hoạt chất giúp kháng khuẩn mạnh mẽ. Bạn chỉ cần áp dụng cách làm đơn giản như sau:
- Sử dụng 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch sau đó ngâm với nước muối loãng trong khoảng 10 – 15 phút.
- Vớt hẹ ra để ráo, lấy hẹ cắt đoạn nhỏ cho vào chén, thêm đường phèn.
- Hấp cách thủy đến khi hẹ chín, đường phèn tan hết thì tắt bếp.
- Cho trẻ ăn lá hẹ chưng đường phèn mỗi ngày 2 lần giúp cải thiện tình trạng ho khan, nhất là khi cơn ho xuất hiện vào ban đêm.
Dùng diếp cá và nước vo gạo: Rau diếp cá chứa nhiều chất giúp kháng sinh, diệt khuẩn mạnh mẽ. Cùng với đó là nhiều chất dinh dưỡng khác, vitamin thiết yếu giúp tăng cường đề kháng cho trẻ. Kết hợp bài thuốc lá rau diếp cá và nước vo gạo giúp đẩy lùi cơn ho hiệu quả. Bạn thực hiện theo cách sau:
- Dùng 1 nắm lá diếp cá tươi, ngâm nước muối loãng và rửa cho thật sạch.
- Sau đó để ráo rồi giã nhuyễn, thêm vào trong chén một lượng nước vo gạo vừa đủ.
- Đun trên lửa nhỏ khoảng 20 phút rồi lọc lấy phần nước, cho bé uống khi còn ấm.
Ngoài những cách kể trên, để giảm ho khan về đêm cho trẻ tại nhà, bố mẹ có thể vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, xoa dầu nóng vào gan bàn chân trẻ,… Áp dụng các phương pháp giảm ho đối với tình trạng nhẹ. Khuyến khích bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ thăm khám sớm nếu cơn ho khan tái phát thường xuyên không khỏi.
Dùng thuốc trị ho theo hướng dẫn bác sĩ
Dựa vào tình trạng của mỗi bệnh nhi, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Trường hợp trẻ bị hen suyễn thường dùng thuốc xịt giúp mở rộng đường thở để trẻ cải thiện hô hấp, tránh khó thở. Bé cũng có thể phải dùng siro trị ho, thuốc chống viêm, dị ứng để kiểm soát bệnh lý.
Bố mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị ho khan về đêm cho trẻ nhỏ đạt hiệu quả và an toàn nhất. Không nên tự ý mua và cho bé dùng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của các bé về sau.
Cách chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị ho khan về đêm
Trẻ bị ho khan về đêm xảy ra do nhiều yếu tố như dị vật lọt vào đường hô hấp hoặc các bệnh lý liên quan khác. Trường hợp ho khan do viêm nhiễm đường hô hấp không sớm điều trị có nguy cơ phát sinh biến chứng. Do đó, việc chủ động phòng tránh ho khan về đêm cho trẻ được chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên thực hiện.
Dưới đây là một số lưu ý về chế độ chăm sóc và phòng ngừa ho khan về đêm cho trẻ, bạn đọc tham khảo:
- Thường xuyên lau dọn, giữ vệ sinh phòng ngủ, không gian sinh hoạt cho trẻ nhỏ, giặt chăn màn, ga giường để đảm bảo trẻ không hít phải bụi bẩn, lông thú nuôi.
- Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để tránh làm khô mũi, họng khiến trẻ ho khan thường xuyên. Bạn cũng có thể thêm vào vài giọt tinh dầu để giúp giấc ngủ ngon hơn, giảm nguy cơ ho khan vào ban đêm cho bé.
- Điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ, kê đầu với gối mềm giúp nâng cao phần trên sẽ giảm nguy cơ gây ho.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý gây ho cho trẻ, tránh tình trạng bệnh chuyển sang mãn tính khiến việc điều trị trở nên khó khăn và nguy cơ phát sinh biến chứng cao.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tập cho trẻ thói quen đánh răng, súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng và cổ họng.
- Bảo vệ cơ thể bé khi thời tiết giao mùa, đặc biệt giữ ấm cho khu vực cổ, bàn tay, bàn chân.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh cho trẻ ăn muộn, nên ăn tối cách giờ ngủ 2 giờ để cơ thể tiêu hóa thức ăn, hạn chế nguy cơ trào ngược gây ho.
- Không nên cho bé ăn những món cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Tránh để trẻ sinh hoạt ở nơi có nhiều khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, bụi bẩn, hóa chất độc hại,…
- Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch thông qua các hoạt động thể chất cùng trẻ. Phụ huynh có thể cùng con chơi đùa, vận động nhẹ, chạy nhảy để cơ thể linh hoạt, dẻo dai.
Trẻ bị ho khan về đêm nếu diễn ra trong thời gian ngắn, bố mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên trường hợp cơn ho xuất hiện thường xuyên, kèm theo các triệu chứng khó chịu khác, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám, tìm nguyên nhân gây ho. Nếu cơn ho do bệnh lý gây ra, cần sớm can thiệp điều trị để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
Xem Thêm:
- Ngứa Cổ Ho Khan Lâu Ngày: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
- Ho Khan Kéo Dài Không Khỏi: Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!