Viêm Xoang Khi Mang Thai Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm xoang khi mang thai là tình trạng thường gặp, do cơ thể phụ nữ lúc này có nhiều thay đổi, đặc biệt là hệ miễn dịch yếu. Đây là điều kiện thuận lợi để hại khuẩn xâm nhập, làm viêm nhiễm đường hô hấp, viêm nhiễm hốc xoang khiến dịch tiết nhiều hơn, ứ đọng gây tắc nghẽn. Bà bầu cần phát hiện và kiểm soát triệu chứng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Viêm xoang khi mang thai là gì?

Tình trạng sưng viêm niêm mạc hốc xoang do một số vi khuẩn, virus, nấm,… gây ra hình thành bệnh viêm xoang. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp hiện nay, xuất hiện phổ biến ở người có thói quen vệ sinh không sạch sẽ, người bị dị ứng, hệ miễn dịch suy yếu,… Trong đó, viêm xoang khi mang thai là trường hợp không quá xa lạ.

Viêm xoang khi mang thai là gì?
Viêm xoang khi mang thai khiến thai phụ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu

Bởi, nội tiết tố, hormone trong cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi khi mang thai. Do đó, nếu gặp phải tác nhân gây hại, cơ thể không chống lại được sự xâm nhập của chúng dẫn đến nhiều vấn đề trong thai kỳ. Lý do này là yếu tố chính khiến phụ nữ gặp phải nhiều bệnh vặt khi mang thai, ngoài cảm cúm, cảm lạnh ra thì viêm xoang cũng thường xảy ra.

Bệnh có thể xuất hiện từ những tháng đầu của thai kỳ kéo dài cho đến khi em bé chào đời. Lớp niêm mạc xoang lúc này bị viêm nhiễm khiến cho dịch tiết ra nhiều hơn, chúng bị ứ đọng lại dần dần gây nên hiện tượng nghẹt mũi, hắt hơi thường xuyên, đau nhức mặt, hốc mắt, gây nặng đầu,… Viêm xoang khi mang thai có các triệu chứng phát triển ẩm thầm, chỉ phát hiện khi chúng đã trở nên nặng nề hơn.

Tương tự như tình trạng viêm xoang bình thường, thai phụ bị viêm cấp tính trong 3 – 4 tuần. Trường hợp không được kiểm soát, các triệu chứng ngày càng trở nên nặng nề và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi đó, việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn, triệu chứng kéo dài dai dẳng. Do đó, chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên chủ động thăm khám và điều trị khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường.

Nguyên nhân gây viêm xoang khi mang thai

Bên cạnh sự thay đổi nội tiết tố, có nhiều yếu tố tác động khác gây nên tình trạng viêm xoang khi mang thai. Theo đó, thai phụ có thể mắc bệnh do những nguyên nhân dưới đây:

Nguyên nhân gây viêm xoang khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang trong thai kỳ
  • Ảnh hưởng của thời tiết: Thời tiết chuyển mùa, từ nóng sang lạnh đột ngột khiến cơ thể thai phụ chưa kịp thích nghi, niêm mạc xoang bị khô, sưng và phù nề gây viêm, khởi phát các triệu chứng khó chịu.
  • Dị ứng: Thai phụ có thể bị viêm xoang do cơ địa mẫn cảm, dị ứng khi tiếp xúc với lông chó mèo, bụi bẩn, phấn hoa,…
  • Ăn uống thiếu chất: Trong thời gian mang thai, phụ nữ có thể bị ốm nghén khiến cho việc ăn uống gặp khó khăn. Kết hợp với sự suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất dễ bị hại khuẩn tấn công gây ra nhiều bệnh lý.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Thai phụ không vệ sinh răng miệng, mũi xoang sạch sẽ tạo điều kiện cho hại khuẩn lưu trú và tấn công gây bệnh.
  • Ảnh hưởng bệnh lý: Một số bệnh lý có thể biến chứng thành viêm xoang khi mang thai như chứng cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm nha chu, viêm VA, hay tình trạng polyp mũi,…

Cần phát hiện bệnh và nhận diện nguyên nhân gây viêm để có hướng điều trị phù hợp nhất. Do thai phụ khá nhạy cảm, nếu áp dụng biện pháp can thiệp không phù hợp có thể ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Dấu hiệu nhận biết viêm xoang khi mang thai

Viêm xoang khi mang thai gây ra các triệu chứng tương tự như một số vấn đề hô hấp khác. Do đó, nhiều thai phụ nhầm lẫn, chủ quan trong việc điều trị. Triệu chứng kéo dài có thể phát sinh nhiều hệ lụy khác, chính vì thế bạn không nên chủ quan. Một số dấu hiệu nhận biết viêm xoang khi mang thai có thể kể đến như:

Dấu hiệu nhận biết viêm xoang khi mang thai
Bên cạnh triệu chứng đau nhức hốc xoang, chảy nước mũi, nghẹt mũi,… người bệnh còn bị sốt nhẹ
  • Dịch mũi tiết ra nhiều, đặc và có màu khác thường, chẳng hạn như màu vàng, màu xanh, kèm theo mùi hôi. Nước mũi do bệnh viêm xoang có thể chảy xuống mũi hoặc sau thành họng tùy vào vị trí hốc xoang bị viêm nhiễm.
  • Thai phụ có cảm giác nhức đầu, nặng đầu thường xuyên. Đặc biệt, triệu chứng này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột và mức độ viêm nhiễm hốc xoang. Cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí, tùy vào hốc xoang bị tổn thương, chẳng hạn như đau ở trán, đỉnh đầu, sau chẩm,…
  • Dịch tiết ra nhiều nguy cơ gây tắc nghẽn xoang, khiến cho lòng xoang bị thu hẹp. Khi đó thai phụ sẽ có cảm giác ngạt mũi khó chịu, phải thở bằng miệng. Đồng thời khứu giác cũng kém hơn, không ngửi hoặc ngửi được ít mùi.
  • Sốt nhẹ cũng là triệu chứng thường gặp khi thai phụ bị viêm xoang. Ngoài ra, một số trường hợp thai phụ cũng bị sốt cao, cần nhanh chóng thăm khám để kịp thời xử lý, phòng tránh biến chứng.

Tùy vào vị trí xoang bị viêm nhiễm, mức độ tổn thương hốc xoang mà triệu chứng viêm xoang khi mang thai sẽ nặng hoặc nhẹ. Thai phụ không nên chủ quan khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường. Thay vào đó, chị em nên sớm thăm khám để chữa trị sớm, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển bình thường của thai nhi.

Viêm xoang khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo nghiên cứu, việc viêm xoang khi mang thai thường không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trường hợp triệu chứng viêm nhiễm kéo dài không được điều trị có thể phát sinh nhiều biến chứng. Khi đó, thai nhi sẽ gặp phải các rủi ro không mong muốn. Đặc biệt là khi triệu chứng viêm xoang ở thai phụ ngày càng gia tăng mức độ ảnh hưởng, chị em sẽ gặp phải những tác động tiêu cực. Chẳng hạn:

Viêm xoang khi mang thai có nguy hiểm không?
Trường hợp không điều trị, viêm xoang ngày càng nặng nề có thể phát sinh nhiều biến chứng gây hại cho mẹ và thai nhi
  • Dịch xoang tiết ra ồ ạt gây tắc nghẽn, nghẹt mũi khó thở. Điều này làm mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi cơ thể và rơi vào trạng thái lo âu. Ảnh hưởng tâm lý không chỉ gây hại sức khỏe của mẹ mà còn tác động đến tâm lý của trẻ.
  • Nguy hại hơn, khi viêm xoang gây hắt hơi thường xuyên, liên tục sẽ dẫn đến hiện tượng kích thích cơ tử cung, dẫn đến các cơn gò từ nhẹ đến nghiêm trọng.
  • Viêm nhiễm không được kiểm soát có nguy cơ lan rộng, dẫn đến các biến chứng khác như viêm tai giữa, viêm amidan, đường hô hấp dưới,…
  • Ngoài ra, một số thai phụ khi thấy biểu hiện bất thường sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc bừa bãi trong thời gian mang thai có nguy cơ gây hại nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi, do đó mẹ bầu không nên chủ quan.

Viêm xoang khi mang thai là bệnh lý thường gặp, thế nhưng nếu không điều trị kiểm soát, thai phụ và thai nhi có thể gặp phải các rủi ro không mong muốn. Nhất là đối với em bé, trẻ có thể phát triển chậm, di chứng ngay từ trong thai kỳ hoặc các rủi ro nặng nề hơn. Do đó mẹ nên chủ động thăm khám và điều trị khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường.

Cách chữa trị viêm xoang khi mang thai an toàn

Viêm xoang mặc dù không phải là bệnh lý hiếm gặp, tuy nhiên viêm xoang khi mang thai cần hết sức thận trọng, không thể chủ quan. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường diễn ra thường xuyên, kéo dài, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và chữa trị sớm. Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh lý của bà bầu và sắp xếp các biện pháp xét nghiệm kiểm tra cần thiết khác.

Có hai phương pháp điển hình như nội soi mũi hoặc xét nghiệm hình ảnh. Ngoài ra, khi cần thiết bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nuôi cấy mũi xoang để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ tiến hành chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, giúp thai phụ cải thiện triệu chứng viêm xoang. Dưới đây là hai hướng chữa trị chính, dùng thuốc hoặc không dùng thuốc, bạn đọc có thể tham khảo:

Phương pháp điều trị không dùng thuốc

Thay vì sử dụng thuốc, nhiều mẹ bầu đã lựa chọn cách chữa trị viêm xoang tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên. Đặc biệt là trường hợp viêm xoang cấp, triệu chứng lúc này có thể kiểm soát tại nhà với các loại thảo dược như gừng, nước muối sinh lý,… Tham khảo một vài cách sau đây:

Cách chữa trị viêm xoang khi mang thai an toàn
Điều trị viêm xoang khi mang thai bằng biện pháp dân gian

Trị viêm xoang khi mang thai bằng tỏi: Tỏi có chứa nhiều chất chống viêm, kháng khuẩn như allicin, scordinin, chất chống oxy hóa,… Nhờ đó, triệu chứng viêm xoang cải thiện, làm sạch xoang, loại bỏ vi khuẩn, virus gây hại. Cách áp dụng như sau:

  • Sử dụng vài tép tỏi, lột vỏ rửa sạch rồi ép lấy nước, trộn thêm vào một ít mật ong.
  • Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi trước khi dùng hỗn hợp.
  • Sau đó sử dụng một tăm bông sạch thấm hỗn hợp thoa vào mũi.
  • Khi mới dùng bạn sẽ thấy có cảm giác nóng rát khó chịu, tuy nhiên sau đó sẽ cảm thấy mũi thông thoáng dễ chịu hơn.
  • Kiên trì thực hiện mẹo chữa này mỗi ngày 2 – 3 lần giúp giảm triệu chứng viêm xoang khó chịu.

Sử dụng lá chanh chữa viêm xoang cho mẹ bầu: Lá chanh có tính bình, vị ngọt cay, tác dụng kháng khuẩn, tiêu đờm, chỉ khái,… Ngoài ra trong lá chanh chứa nhiều hoạt chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, tinh dầu thơm thư giãn tinh thần. Sử dụng theo cách sau:

  • Hái lá chanh, rửa sạch sau đó phơi hoặc sấy khô sử dụng dần
  • Mỗi lần đun một ít trong khoảng 10 phút, chắt lấy nước súc miệng mỗi ngày.
  • Cách làm này giúp khử mùi hôi trong miệng, thông họng và giảm tình trạng tiết dịch nhầy khó chịu.

Trên đây là gợi ý một vài cách chữa viêm xoang khi mang thai bằng thảo dược thiên nhiên, bà bầu có thể tham khảo. Phương pháp khá lành tính, an toàn, khả năng phát sinh tác dụng phụ thấp. Tuy nhiên mẹo dân gian chỉ thích hợp với đối tượng bị viêm nhiễm cấp, triệu chứng không quá nặng nề. Bên cạnh đó, bà bầu nên kết hợp theo dõi y tế để có biện pháp xử lý sớm khi cần thiết.

Sử dụng thuốc chữa viêm xoang cho bà bầu

Sử dụng thuốc điều trị viêm xoang khi mang thai cần thông qua thăm khám và chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bởi, thuốc tân dược thường có dược tính mạnh, có khả năng gây ra các phản ứng phụ không mong muốn nếu thai phụ dùng sai thuốc, không đúng liều lượng. Do đó, trước khi dùng, mẹ bầu nên thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách chữa trị viêm xoang khi mang thai an toàn
Bà bầu dùng thuốc Tây y cần thận trọng, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Đặc biệt, trường hợp mẹ bầu đã áp dụng một số mẹo dân gian nhưng triệu chứng không thuyên giảm có thể phải chuyển hướng điều trị bằng thuốc Tây y. Một số thuốc được chỉ định như:

  • Thuốc dạng xịt: Có tác dụng cải thiện triệu chứng khó chịu, giảm tình trạng tiết dịch mũi. Các loại thường được dùng như otrivin 0,05%-0,1%, avamys, flixonase,… Lưu ý mẹ bầu không nên dùng thuốc dạng xịt kéo dài, thời gian dùng tối đa không quá 3 ngày liên tục.
  • Thuốc kháng histamin: Có tác dụng giảm viêm trong trường hợp dị ứng gây ra. Thuốc được bác sĩ chỉ định loại phù hợp với tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như chlorpheniramine, augmentin,… Không dùng thuốc kháng sinh cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Như đã đề cập, việc dùng thuốc tân dược điều trị bệnh có thể phát sinh các phản ứng phụ không mong muốn cho phụ nữ mang thai. Do đó, chị em nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi.

Biện pháp phòng ngừa viêm xoang khi mang thai

Viêm xoang khi mang thai gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ bầu. Ngoài ra, khi bệnh chuyển biến nặng có nguy cơ phát sinh biến chứng, gây hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, các chuyên gia khuyến khích chị em nên chủ động phòng ngừa chứng bệnh này, một số vấn đề như sau:

  • Cơ thể phụ nữ khi mang thai có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm nên dễ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp. Do đó, chị em nên chủ động bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng nhiễm lạnh, cảm cúm, khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc gần với người đang mắc bệnh hô hấp.
  • Vệ sinh răng miệng, mũi xoang sạch sẽ hàng ngày để tránh nguy cơ hại khuẩn lưu trú tấn công gây hại sức khỏe. Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn hoặc sà phòng sát khuẩn, hạn chế đưa tay lên mũi, ngoáy mũi.
  • Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình mang thai. Trường hợp bị cảm, dị ứng,… nên thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn điều trị. Hạn chế tiếp xúc với tác nhân có thể gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, khói thuốc lá,…
  • Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, dùng máy tạo độ ẩm để tránh khô mũi. Khi thời tiết chuyển lạnh nên giữ ấm khu vực mũi xoang nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung.
  • Uống nhiều nước, hạn chế sử dụng nước ngọt có ga, nước uống chứa đường hóa học. Bạn có thể dùng nước ép trái cây nguyên chất để bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, không nên vận động mạnh. Mẹ bầu có thể tập các bài thể dục vừa sức, giúp rèn luyện thể chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh viêm xoang khi mang thai. Mặc dù không trực tiếp gây hại cho sức khỏe của thai nhi, tuy nhiên các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể mẹ và sự phát triển của trẻ. Nhất là khi bệnh chuyển nặng, có dấu hiệu biến chứng nguy hại. Chính vì thế, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, thai phụ nên chủ động thăm khám và điều trị sớm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...