Cà Gai Leo: Công Dụng, Cách Dùng Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Cà gai leo từ lâu đã được biết đến là loại dược liệu rẻ tiền giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả các căn bệnh về gan. Ngoài ra, cà gai leo còn có nhiều công dụng khác và được ứng dụng trong những bài thuốc Nam chữa bệnh của những bậc danh y. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về loại dược liệu này, công dụng và cách dùng đúng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tổng quan về cây cà gai leo

Cà gai leo là một vị thuốc Nam được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Thảo dược này có tên khoa học là Solanum procumbens. Trong dân gian, cà gai leo còn được gọi với nhiều cái tên khác như: cà vạnh, cà lù, cà gai dây, cà quýnh, cà quạnh, cà hải nam, gai cườm, quánh…

Hình ảnh cà gai leo
Hình ảnh cà gai leo

Cách nhận biết cây cà gai leo

Cà gai leo là dạng cây leo nhỡ, có vòng đời kéo dài nhiều năm, thân cây dài khoảng 1 đến 2 mét, phần thân chia ra thành nhiều nhánh nhỏ. Thân cây cà gai dây rất nhiều gai, các tán cành xòe rộng, có phủ lông. 

Phần thân và cành của cà gai dây có dạng hình trụ, màu xanh nhạt, vỏ hơi có màu nâu xám. Gai trên thân uốn ngược, dài chừng 2 – 4mm. Vì cây có nhiều gai nên quá trình thu hái cần phải cẩn thận để tránh bị thương.

Lá của loại cây này thuôn thuôn hình trứng, phần gốc của lá hơi tròn, các mép lá uốn lượn nhẹ. Là non có màu xanh nhạt, khi lá già hơn sẽ chuyển màu xanh sẫm. Mặt trên của lá màu sẫm hơn và hơi sần. Mặt dưới là phủ lớp lông dày màu trắng.

Cây cà gai dây có hoa màu trắng hoặc hơi tím, nhụy hoa vàng. Thời gian ra hoa thường vào tháng 4 – tháng 9 hàng năm. Hoa mọc thành từng chùm nhỏ từ 2 0 5 bông. Vào tháng 9 – 12 cây sẽ ra quả. Quả cà gai dây có màu đỏ, tròn, nhỏ, cuống dài, nhìn gần giống quả cà pháo nhưng màu đỏ. Khi mới mọc quả có màu vàng, sau đó chuyển dần sang đỏ. Hạt bên trong quả màu vàng.

Quả cà gai dây rất dễ bị nhầm với những loại cà khác, do đó cần thận trọng, bởi một số loại có thể chứa độc tố nguy hiểm cho sức khỏe.

Quả cà gai leo dễ bị nhầm với loại cà khác
Quả cà gai leo dễ bị nhầm với loại cà khác

Phân bố và bộ phận sử dụng

Cây cà gai dây có thể tìm thấy ở nhiều địa phương tại Việt Nam, trong đó phổ biến nhất là các vùng đồng bằng và trung du. Loại cây này ưa sáng, nên thường mọc ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Cà gai dây có sức sống khỏe, nhanh phát triển và ra nhiều hoa trái. Sau khi bị chặt, cà gai dây có khả năng tái sinh từ phần thân cây còn sót lại, hoặc mọc lên từ hạt.

Cà gai dây là loại cây mọc hoang, phát triển mạnh nhất ở những khu vực ven rừng, có độ cao thấp dưới 300m. Loại thảo dược này không chỉ phổ biến ở Việt Nam, mà còn được tìm thấy tại những quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Campuchia, Lào. Ở Việt Nam, cây phân bổ nhiều nhất ở các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình.

Bộ phận sử dụng làm thuốc: Chỉ có phần cành lá và rễ của loại cây này có giá trị về mặt y học, được sử dụng để làm thuốc. Có thể thái nhỏ, phơi sấy khô hoặc dùng tươi đều được.

Cây cà gai leo có thể thu hoặc vào bất cứ thời điểm nào trong năm bởi chúng sinh trưởng rất nhanh chóng.

Phân loại cây cà gai leo

Đa số chúng ta đều cho rằng cà gai dây chỉ có một loại duy nhất. Tuy nhiên, loại dược liệu này thực tế gồm nhiều loại khác nhau. Nếu phân chia cà gai dây theo màu sắc của hoa thì có 2 loại như sau:

  • Cà gai leo hoa trắng: Loại cà gai dây này có đặc trưng là hoa có màu trắng, bông hoa nhỏ, mọc thành chùm 2 đến 5 bông. Đây là cây cà gai dây phổ biến nhất để làm thuốc, có dược tính cao. Cà gai leo hoa trắng tập trung nhiều hơn ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
  • Cà gai leo hoa tím: Đây là loại cà gai dây có hoa màu tím rất đẹp. Loại này có giá trị dược tính thấp hơn, thường được trồng làm hàng rào cảnh. Thân của loại cà gai leo này to hơn so với cây hoa trắng.

Xem thêm: Táo Đỏ: Tổng Quan Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng

Cà gai leo hoa tím
Cà gai dây hoa tím

Nếu phân biệt theo khu vực phân bố, có thể chia thành 2 loại:

  • Cà gai dây miền Trung: Do đặc điểm khí hậu khu vực này khô nóng, nên cây cà gai leo thường có màu nâu, thân cứng cáp và cằn cỗi hơn.
  • Cây cà gai dây miền Bắc và miền Nam: Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, nên cây cà gai dây tại hai vùng này phát triển mạnh, lá xanh tốt, thân cây mập mạp hơn. 

Thành phần hóa học

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về dược tính của cây cà gai dây. Từ kết quả nghiên cứu các nhà khoa học cho biết, trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc của loại cây này là thân lá và rễ có chứa hàm lượng cao các hoạt chất như: glycoalcaloid, saponin, flavonoid, axit amin, sterol, chất béo…

Trong đó thành phần hoạt chất mang lại giá trị y học cao nhất là glycoalcaloid. Đây là một loại chất chống viêm rất mạnh mẽ, có khả năng bảo vệ gan nhờ công dụng ức chế sinh tổng hợp collagen và ngăn ngừa sự tạo thành xơ ở các mô liên kết. Từ đó giúp phòng ngừa và ngăn chặn quá trình xơ gan, viêm gan.

Tính vị, công năng, chủ trị

Tính vị: Theo Y học cổ truyền, cà gai dây có tính ấm, vị the đắng, hơi độc.

Công năng: Tiêu độc, phát tán, trừ ho, cầm máu, giảm đau, trừ phong thấp.

Chủ trị: Đau nhức xương khớp, phong thấp, ho khan, xơ gan, nhiễm trùng miệng, dị ứng.

Uống cà gai leo có tác dụng gì? Chuyên gia giải đáp

Cà gai dây là dược liệu quý trong Y học cổ truyền có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây cà gai dây có giá trị y học cao với nhiều tác dụng dược lý giúp chữa bệnh. 

Tác dụng dược lý của cây cà gai dây 

Cà gai dây là một trong những thảo dược được nhiều nhà khoa học lựa chọn nghiên cứu, trong đó có những công trình đã hoàn thiện và được giới chuyên môn công nhận. Từ những nghiên cứu này có thể chỉ ra những tác dụng dược lý nổi bật của cà gai leo như sau:

Chống viêm

Nghiên cứu về khả năng chống viêm của cà gai leo được thực hiện trên mô hình u thực nghiệm. Các nhà khoa học sử dụng dạng chiết toàn phần của dược liệu với liều lượng (15g dược liệu/kg mẫu vật) và sử dụng liên tục trong 5 ngày. Kết quả cho thấy khối u thực nghiệm đã được ức chế tương đương 42,2% so với đối chứng. Điều này đã chứng minh khả năng chống viêm tuyệt vời của cà gai leo.

Tác dụng tốt với xơ gan

Khi chức năng gan suy giảm, các tế bào gan bị tổn thương trong thời gian dài sẽ dẫn tới xơ gan. Hiện nay căn bệnh này chưa có cách chữa khỏi, các phương pháp điều trị chủ yếu giúp làm chậm quá trình xơ gan, giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng và ngăn chặn bệnh biến chứng thành ung thư.

Thử nghiệm về tác dụng của cà gai leo với bệnh xơ gan cho thấy, dược liệu này có khả năng làm chậm sự phát triển của xơ gan nhờ làm giảm lượng collagen, giảm các mô liên kết ngang và giảm độ xơ của gan xét trên khía cạnh mô học.

Cà gai dây nổi tiếng với công dụng chữa bệnh về gan
Cà gai dây nổi tiếng với công dụng chữa bệnh về gan

Chống oxy hóa

Các nhà khoa học đã sử dụng dịch chiết cây cà gai dây để thực hiện thử nghiệm về khả năng chống oxy hóa ở những nồng độ khác nhau. Kết quả cho thấy dịch chiết này có khả năng chống oxy hóa tốt ở hầu hết các nồng độ.

Tác dụng với hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, giúp ngăn chặn sự tấn công của virus, vi khuẩn gây ra bệnh tật. Trong đó, tế bào lympho T có ý nghĩa quan trọng nhất đối với hệ miễn dịch.

Nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt chất chứa trong cây cà gai dây có khả năng kích thích sự phát triển của các tế bào lympho T. Đặc biệt, dịch chiết cây cà gai leo không gây độc tính lên hệ miễn dịch. Như vậy, cây cà gai leo mang lại tác dụng tốt đối với hệ miễn dịch của con người.

Nghiên cứu về độc tính

Tất cả các loại thảo dược trước khi được đưa vào sử dụng đều phải được xem xét độc tính để tránh những tác dụng không mong muốn. Với cây cà gai dây, đã có nhiều nghiên cứu về độc tính của loại cây này và có kết quả như sau:

  • Độc tính cấp: Thử nghiệm cà gai leo trên chuột thí nghiệm với liều lượng tối đa (300g dịch chiết/kg thể trạng). Dịch chiết cà gai leo được đưa vào dạ dày chuột nhưng chuột không chết. Như vậy xác định cà gai leo có độ an toàn cao.
  • Độc tính bán mạn: Thử nghiệm thực hiện trên chuột với liều lượng 10g/kg thể trạng, cho vật thí nghiệm uống liên tục trong 30 ngày. Kết thúc thử nghiệm chuột không gặp bất cứ biến đổi khác thường nào, các chỉ số huyết học và hóa sinh không có thay đổi so với nhóm đối chứng không dùng thuốc.

Cà gai leo chữa bệnh gì?

Cây cà gai leo có rất nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó phổ biến nhất là chữa bệnh về gan. Khả năng chữa bệnh của cây cà gai dây đã được chứng minh bằng những nghiên cứu khoa học cụ thể. Từ cách đây nhiều thế kỷ, các bậc danh y đã ứng dụng dược liệu này vào điều trị hiệu quả nhiều căn bệnh. Ngày nay Y học hiện đại cũng ghi nhận nhiều công dụng chữa bệnh của cà gai leo, cụ thể, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền cho biết như sau.

Điều trị các bệnh về gan

Thành phần của cây cà gai leo có chứa nhiều hoạt chất hóa học có giá trị y học cao như: solasodinon, lanosterol, β – sitosterol, 3β – hydroxyl – 5α – pregnan – 16 – on, dihydrolanosterol… Đây đều là những thành phần hữu ích giúp điều trị các căn bệnh về gan, kích thích cơ thể tái tạo các tế bào gan mới.

Nghiên cứu cho thấy rằng, sử dụng cà gai leo có thể làm giảm bớt các triệu chứng viêm gan B. Kiên trì uống nước cà gai leo trong thời gian dài sẽ làm nồng độ virus viêm gan B trong máu hạ xuống. Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu cũng cho thấy khả năng hạ men gan của loại dược liệu này khi kiên trì sử dụng liên tục trong 2 tháng.

Nghiên cứu về tác dụng của cây cà gai leo trong điều trị bệnh xơ gan cho thấy, dược liệu này có khả năng phòng ngừa làm làm chậm quá trình phát triển của xơ gan. Sử dụng cà gai leo được coi là giải pháp an toàn giúp điều trị xơ gan giai đoạn sớm cho người bệnh.

Tác dụng này có được là nhờ trong cà gai leo có chứa hoạt chất glycoalkaloid có khả năng ức chế quá trình tổng hợp collagen tại tế bào gan. Từ đó ngăn cản quá trình hình thành các tổ chức xơ ở gan.

Cũng nhờ hoạt chất glycoalkaloid mà cây cà gai leo còn có khả năng thanh nhiệt, giải độc gan, giúp bảo vệ gan khỏi sự tấn công từ các tác nhân gây hại ngoài môi trường.

Cà gai dây giúp điều trị hiệu quả viêm gan B, làm giảm tốc độ xơ gan
Cà gai dây giúp điều trị hiệu quả viêm gan B, làm giảm tốc độ xơ gan

Tác dụng chữa đau lưng, rắn cắn

Nghiên cứu cho thấy cây cà gai leo có tác dụng giải độc rất tốt. Dược liệu này có thể sử dụng hiệu quả trong một số trường hợp bị rắn cắn, giúp ngăn chặn độc tố xâm nhập sâu vào cơ thể và đào thải độc tố ra ngoài.

Bên cạnh đó, cà gai leo còn có tác dụng làm giảm tình trạng đau lưng, đau nhức xương khớp. Loại dược liệu này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa đau lưng.

Công dụng giải rượu

Đây là công dụng của cây cà gai leo mà rất ít người biết tới. Các hoạt chất trong cà gai leo giúp giải rượu hiệu quả, nhờ khả năng tăng cường chức năng giải độc của gan, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng, rất tốt cho người uống nhiều rượu.

Chữa bệnh ho gà

Ho gà là căn bệnh có tỷ lệ mắc khá cao tại Việt Nam, nhất là ở đối tượng trẻ nhỏ. Căn bệnh này do loại vi khuẩn haemophilus pertussis gây ra. Mặc dù đã có vắc xin phòng ngừa bệnh ho gà, nhưng tại nhiều địa phương trẻ không được tiêm phòng đầy đủ vẫn có thể mắc bệnh. Nếu không chữa điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh ho gà có thể gây ra những biến chứng khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Nghiên cứu về công dụng của cây cà gai leo đã cho thấy khả năng chữa bệnh ho gà tuyệt vời của dược liệu này. Nhờ những hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, cây cà gai leo sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn gây ho gà hiệu quả và an toàn.

Chữa cảm cúm, dị ứng

Trong cà gai leo chữa rất nhiều loại hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn giúp điều trị hiệu quả tình trạng dị ứng, cảm cúm. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Ngoài những công dụng chữa bệnh kể trên, cây cà gai leo còn có tác dụng chữa mụn nhọt, vàng da, phong tê thấp, vàng mắt…

Có thể thấy đây là loại dược liệu đa công dụng, có giá trị y học cao và rất tốt cho sức khỏe của con người.

Cách sử dụng cây cà gai leo để chữa bệnh

Cây cà gai leo có vô số tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để đạt được công dụng tốt nhất cần sử dụng thảo dược này đúng cách. Cà gai leo được đưa vào nhiều bài thuốc, phối kết hợp với một số thành phần dược liệu khác để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cà gai leo mà bạn có thể tham khảo.

Bài thuốc dùng cà gai leo giải độc gan

Để chữa bệnh viêm gan, xơ gan, người ta sử dụng phần thân, lá và rễ của cây. Các bộ phận này được cắt nhỏ, phơi sấy khô. Sử dụng với liều lượng khoảng 30g cho một thang. Bổ sung thêm 10g cây chó đẻ răng cưa, 10g dừa cạn. Dược liệu đem sao vàng, rồi sắc thành thuốc. Uống mỗi ngày một thang liên tục trong 2 – 3 tháng để thấy hiệu quả tốt nhất.

Để giải độc gan và hạ men gan, người bệnh có thể sử dụng nước cà gai leo theo cách sau: dùng 35g cà gai leo khô rửa sạch, đun với 1 lít nước đến khi cạn còn khoảng 1/3 thì chia uống ngày 3 lần.

Bài thuốc chữa rắn cắn

Trong dân gian lưu truyền bài thuốc chữa rắn cắn để cấp cứu kịp thời bằng cây cà gai leo như sau: Lấy 30 – 50g rễ cây tươi, rửa sạch rồi giã thật nhuyễn. Đem rễ cây đun với 200ml nước sôi, rồi cho nạn nhân uống ngay lập tức, ngày 2 lần.

Từ ngày hôm sau dùng rễ cà gai leo khô làm sạch, sao vàng. Mỗi ngày lấy từ 10 – 30g rễ dược liệu đem sắc với 600ml nước đến khi cạn còn 1/3 thì chia uống ngày 2 lần. Làm liên tục 3 – 5 ngày sẽ thải hết độc tố của rắn cắn.

Cà gai dây có thể đào thải độc tố khi bị rắn cắn
Cà gai dây có thể đào thải độc tố khi bị rắn cắn

Bài thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi, tê thấp

Để chữa chứng đau lưng, nhức mỏi xương khớp, phong tê thấp có thể sử dụng một trong 3 bài thuốc dưới đây.

  • Bài thuốc 1: 16g cà gai dây, thêm thổ phục linh, rễ xấu hổ, kê huyết đằng, rễ có xước, rễ cỏ tranh, mỗi loại 16g. Đem sắc với 600ml nước đến khi cạn còn khoảng 200ml thì chia uống ngày 2 lần.
  • Bài thuốc 2: 20g rễ cà gai dây, thêm kê huyết đằng, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, rễ tầm xuân, mỗi loại 20g. Đem sắc với 600ml nước đến khi cạn còn khoảng 200ml thì chia uống ngày 2 lần.
  • Bài thuốc 3: 30g rễ cà gai dây, thêm quýt rừng, cốt khí củ, rễ lá lốt, rễ xuyên tiêu mỗi vị 20g. Đem sắc với 600ml nước đến khi cạn còn khoảng 200ml thì chia uống ngày 2 lần.

Bài thuốc chữa ho gà

Để chữa bệnh ho gà bạn có thể sử dụng bài thuốc đơn giản sau đây: 10ga rễ cà gai dây, thêm 30g lá chanh đem sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn 1 nửa thì chia uống này 3 lần.

Bài thuốc giải rượu

Với người đang say rượu có thể sử dụng bài thuốc đơn giản dưới đây để giải rượu nhanh chóng. Dùng rễ cây cà gai dây tươi xát nhẹ vào răng trong lúc uống rượu, hoặc lấy 30g rễ cà gai dây khô, đun với 600ml nước đến khi cạn còn một nửa thì uống.

Bài thuốc chữa vàng da, mụn nhọt, mẩn ngứa, vàng mắt

Để chữa các căn bệnh này bằng cà gai dây rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng khoảng 30g cà gai dây khô gồm cả thân, rễ và lá đem đun sôi với 1 lít nước và uống hàng ngày. Loại trà cà gai leo này rất an toàn, do đó bạn có thể uống thay nước, chia thành nhiều lần trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo

Một số người thắc mắc uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không, có nên uống cà gai leo hàng ngày không? Chuyên gia cho biết cà gia leo là loại dược liệu có rất nhiều công dụng và tính an toàn cao, tuy nhiên không vì thế mà có thể sử dụng tùy tiện với liều lượng quá nhiều. Bởi nếu quá lạm dụng dược liệu có thể gây tác dụng ngược. Khi dùng cây cà gai dây cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Cà gai dây nên không nên dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, sau sinh
Cà gai dây nên không nên dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, sau sinh

Không sử dụng cà gai leo để chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi

Mặc dù thành phần của cây cà gai dây có rất nhiều hoạt chất có khả năng chữa bệnh hiệu quả, tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra một số thành phần không tốt cho cơ địa nhạy cảm của trẻ. 

Đối tượng trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch kém và nhạy cảm do đó có thể bị kích ứng bởi một số thành phần có trong cà gai dây. Chính vì thế để đảm bảo an toàn tối đa không nên sử dụng cà gai dây cho đối tượng này.

Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Những ai không nên uống cà gai leo? Câu trả lời là phụ nữ có thai và cho con bú. Đây là những đối tượng có cơ địa rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng với những thành phần dược chất có tác dụng mạnh. Chính vì thế không nên sử dụng cà gai dây cho đối tượng này. Nếu cần thiết phải sử dụng hay tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

Người bị thận hạn chế uống cà gai leo

Nhiều người thắc mắc uống cà gai leo hại thận không? Các chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền cho biết, loại cây này có chứa thành phần rất phong phú, nên có thể gây ra những gánh nặng cho quá trình lọc của thận. Vậy nên người đang bị bệnh thận nên hạn chế tiêu thụ các chế phẩm từ cà gai leo để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Uống cà gai leo có hại dạ dày không?

Theo y học cổ truyền, cây cà gai leo có tính ấm, không độc, không gây kích ứng niêm mạc dạ dày và chắc chắn không hại dạ dày. Vì vậy người bị các bệnh liên quan đến bao tử như viêm loét bao tử, trào ngược dạ dày thực quản,…. hoàn toàn có thể uống cà gai leo.

Không lạm dụng cà gai dây để làm đẹp da

Mặc dù cây cà gai leo có khả năng giải độc, làm giảm mụn nhọt, vàng da. Tuy nhiên không nên lạm dụng loại dược liệu này để uống liên tục trong thời gian dài để tránh gây ra những tác dụng không nên có.

Uống cà gai leo không làm giảm cân

Không ít người thắc mắc uống cà gai leo có giảm cân không. Giải đáp cho vấn đề này, chuyên gia cho biết, ngoài các tác dụng như điều trị viêm gan, xơ gan, phục hồi chức năng gan, hoặc trị mụn nhọt, mẩn ngứa, giải rượu,… thì hiện nay chưa có phát hiện nào về tác dụng uống trà cà gai leo giảm cân.

Có thể mua cà gai leo ở đâu? Chi phí ra sao?

Với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là trị các bệnh về gan nên cây cà gai dây được rất nhiều người tìm mua. Hiện nay trên thị trường có nhiều cơ sở phân phối loại dược liệu này. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng có cà gai dây chất lượng và giá thành hợp lý.

Người dùng cần thông thái chọn đơn vị bán cà gai dây uy tín để chắc chắn mua được dược liệu đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.

Giá cà gai dây trên thị trường dao động từ 100.000 đến 200.000 đồng một kilogam. Rễ cà gai dây khô có giá đắt hơn từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng một kilogam.

Trung tâm Dược liệu Vietfarm là đơn vị phân phối cà gai dây uy tín trên thị trường. Đơn vị sở hữu những khu vườn trồng cà gai dây rộng hàng trăm hecta, đạt chuẩn GACP-WHO, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.

Vườn trồng cà gai leo Vietfarm
Vườn trồng cà gai dây Vietfarm

>> Mời tìm hiểu thềm về Cà gai leo Vietfarm TẠI ĐÂY.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cây cà gai leo, những công dụng và cách sử dụng an toàn. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích, giúp bạn đọc có được lựa chọn tốt để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...