Huyệt Vĩ Lư (Trường Cương) Là Gì? Cách Châm Cứu Chuẩn Nhất

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Vĩ Lư (hay còn gọi là huyệt Trường Cương) được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý của cơ thể, đặc biệt là trực tràng sa, trĩ, cột sống đau, tiêu ra máu,… Để hiểu sâu hơn về huyệt đạo cũng như cách tác động nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất, cùng Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc tham khảo bài viết sau đây.

Tổng quan về đặc tính, vị trí huyệt Vĩ Lư

Huyệt Vĩ Lư là một trong những huyệt đạo quan trọng của cơ thể. Dưới đây là thông tin về đặc tính và vị trí của huyệt.

Huyệt Vĩ Lư là gì?

Huyệt Vĩ Lư được biết đến là huyệt Lạc của Đốc mạch, là đường mạch giáp ngay cột sống, đi lên đầu và tản rộng khắp vùng đầu. Chính vì đường phân bố vừa dài (trường) và vừa cường như vậy nên huyệt đạo còn được gọi là huyệt Trường Cương.

Ngoài ra, một số tên khác của huyệt Vĩ Lư như huyệt Cùng Cốt, Khí Chi Âm Khích, Hà Xa Lộ, Mao Cốt Hạ Không, Mao Thúy Cốt, Mao Lư, Quy Mao, Quyết Cốt, Tào Khê Lộ, Tam Phân Lư, Triêu Thiên Sầm, Thượng Thiên Thê.

Huyệt có xuất xứ từ Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh Khu 10), sở hữu một số đặc điểm như:

  • Là huyệt thứ 1 của Đốc mạch.
  • Huyệt Lạc nối với Nhâm mạch (qua huyệt Hội Âm).
  • Hội của Đốc mạch với kinh Đởm và Thận.
  • Thuộc nhóm huyệt đạp Tủy Không (Phong Phủ –  Đc.16), Á Môn (Đc.15), Ngân Giao (Đc. 28), Trường Cường (Đc. 1) và Não Hộ (Đc. 17). Đây đều là những huyệt của tủy xương (thiên ‘Cốt Không Luận’, (Tố Vấn 60)).
Hình ảnh huyệt Vĩ Lư (hay còn gọi là huyệt Trường Cương)
Hình ảnh huyệt Vĩ Lư (hay còn gọi là huyệt Trường Cương)

Xem thêm: Huyệt Thứ Liêu: Tìm Hiểu Vị Trí Và Công Năng Đối Với Sức Khỏe

Vị trí huyệt Vĩ Lư

Trong châm cứu, bấm huyệt trị bệnh, việc xác định vị trí huyệt đạo vô cùng cần thiết. Không ít trường hợp xảy ra tai biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do tác động sai huyệt.

Huyệt nằm tại chỗ lõm sau hậu môn và ở trước điểm đầu xương cụt 0.3 thốn. Xác định huyệt rất đơn giản, chỉ cần cúi gập người xuống, huyệt chính là điểm lõm giữa hậu môn và xương cụt.

Giải phẫu huyệt đạo:

  • Huyệt nằm trên đường thớ hậu môn và xương cụt, có cơ nâng hậu môn (phần thắt) và cơ thắt ngoài hậu môn bám vào đường thở này. Vào sâu hơn là khoang dưới phúc mạc.
  • Da vùng huyệt đạo chịu sự chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S5.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh đáy chậu dây thần kinh thẹn trong.

Công dụng của huyệt Trường Cường

Với vị trí và đặc tính đang sở hữu, huyệt Vĩ Lư có tác dụng điều trị một số bệnh lý như:

  • Khi tác động chính xác vào huyệt đạo sẽ giúp điều trường phủ và thông mạch Đốc, Nhâm, giúp thúc đẩy tuần hoàn khí huyết, tăng cường sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
  • Châm cứu huyệt đạo có khả năng điều trị các bệnh lý như: Đau cột sống, tiểu ra máu, tiểu đục. sa trực tràng,…
  • Đối với nam giới, huyệt Vĩ Lư được dùng trong trường hợp cấp cứu khi bị “thượng mã phong” – tình trạng nam giới bất tỉnh do thất thoát khí dương khi đang quan hệ tình dục.

Ngoài ra, khi được phối cùng những huyệt đạo phù hợp còn có thể điều trị một số bệnh khác như: Bệnh máu không đông, trĩ lâu năm, hạ đường huyết,…

Huyệt đạo có khả năng điều trị bệnh lý đau cột sống
Huyệt đạo có khả năng điều trị bệnh lý đau cột sống

Cách châm cứu huyệt Vĩ Lư

Huyệt Vĩ Lư nằm tại khu vực nhạy cảm của cơ thể, nếu tác động sai cách có thể gây đến những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Khác với các huyệt đạo khác có thể tác động trị bệnh bằng châm cứu và bấm huyệt, trong Y học cổ truyền, huyệt Vĩ Lư chỉ được khai thông bằng phương pháp châm cứu.

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ kỹ thuật châm cứu Vĩ Lư huyệt như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí của huyệt theo hướng dẫn trên.
  • Bước 2: Dùng kim châm cứu chuyên dụng châm thẳng xuống vị trí huyệt đã xác định với độ sâu từ 0.3 – 1 thốn. Nếu châm đúng, người bệnh có cảm giác đắc khí, nghĩa là có cảm giác căng tức lan dần tới bộ phận sinh dục.
  • Bước 4: Cứu từ 10 – 30 phút tùy thể trạng người bệnh và mức độ bệnh ra sao.
  • Bước 5: Rút kim và nhẹ nhàng massage vùng huyệt đạo.

Lưu ý, không châm cứu quá sâu để tránh vượt thành đại tràng, gây tình trạng chảy máu trong, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không tự ý chấm cứu huyệt Vĩ Lư hay bất cứ huyệt đạo nào tại nhà vì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.

Châm cứu huyệt với độ sâu từ 0.3 - 1 thốn
Châm cứu huyệt với độ sâu từ 0.3 – 1 thốn

Hướng dẫn phối huyệt Vĩ Lư trị bệnh hiệu quả

Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc hướng dẫn cách phối huyệt Vĩ Lư trị bệnh hiệu quả:

  • Phối cùng huyệt Tiểu Trường Du (Bq.27): Điều trị táo bón, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu bí (Theo Thiên Kim Phương).
  • Phối cùng huyệt Cư Liêu (Đ.29) + huyệt Bàng Quang Du (Bq.28) + huyệt Hạ Liêu (Bq.34) + huyệt Khí Xung (Vi.30) + huyệt Thượng Liêu (Bq.31) + huyệt Yêu Du (Đc.2): Điều trị lưng đau (Theo Thiên Kim Phương).
  • Phối cùng huyệt Thân Trụ (Đc.13): Điều trị động kinh (Theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt Thừa Sơn (Bq.57) + huyệt Tinh Cung (Chí Thất – Bq.52) + huyệt Tỳ Du (Vi.20): Điều trị tiểu ra máu do tạng bị độc (Theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Bá Hội (Đc.20) + huyệt Nhị Bạch + huyệt Tinh Cung (Chí Thất – Bq.52): Điều trị trĩ lâu ngày (Theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Phối cùng huyệt Thừa Sơn (Bq.57): Điều trị trường phong hạ huyết (Theo Bách Chứng Phú).
  • Phối cùng huyệt Bá Hội (Đc.20): Điều trị thoát giang (Theo Bách Chứng Phú).
  • Phối cùng huyệt Thừa Sơn (Bq.57): Điều trị trĩ, tiểu ra máu (Theo Bách Chứng Phú).
  • Phối cùng huyệt Cách Du (Bq.17) + huyệt Can Du (Bq.18) + huyệt Nội Quan (Tb.6) + huyệt Thừa Sơn (Bq.57): Điều trị tiêu ra máu không cầm, tạng độc sưng đau (Theo Châm Cứu Đại Toàn).
  • Phối cùng huyệt Ẩn Bạch (Ty.1) + huyệt Hạ Liêu (Bq.34) + huyệt Hội Dương (Bq.35) + huyệt Lao Cung (Tb.8) + huyệt Phục Lưu (Th.7) + huyệt Thái Bạch (Ty.3) + huyệt Thái Xung (C.3) + huyệt Thừa Sơn (Bq.57): Điều trị đại tiện ra máu (Theo Thần Cứu Kinh Luân).
  • Cứu huyệt Trường Cường (Đc.1) 3 tráng + cứu huyệt Thủy Phân (Nh.9) 100: Điều trị thoát giang do khí huyết hư hạ hãm (Theo Thần Cứu Kinh Luân).
Phối huyệt Vĩ Lư cùng các huyệt đạo phù hợp giúp trị bệnh hiệu quả
Phối huyệt Vĩ Lư cùng các huyệt đạo phù hợp giúp trị bệnh hiệu quả
  • Phối cùng huyệt Nhị Bạch + huyệt Thừa Sơn (Bq.57): Điều trị trĩ lâu ngày (Theo Tạp Bệnh Huyệt Pháp Ca).
  • Phối cùng huyệt Bá Hội (Đc.20): Điều trị thoát giang (Theo Trung Hoa Châm Cứu Học).
  • Phối cùng huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + huyệt Tam Âm Giao (Ty.6): Thúc đẻ (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Bá Hội (Đc.20) + huyệt Đại Trường Du (Bq.26) + huyệt Thừa Sơn (Bq.57): Điều trị trực tràng sa (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Hội Dương (Bq.35): Điều trị đại tiện ra máu (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Bá Hội (Đc.20) + huyệt Khí Hải (Nh.6) + huyệt Thừa Sơn (Bq.57): Điều trị trực tràng sa (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối cùng huyệt Bạch Hoàn Du (Bq.28) + huyệt Hội Dương (Bq.35): Điều trị trực tràng lở loét (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Dùng kim tam lăng chích 4 phía quanh huyệt đạo Trường Cường (Đc.1), độ sâu 0.5 – 1 thốn, nặn ra máu, rồi phối cùng huyệt Yêu Kỳ + huyệt Điên Khốn: Điều trị động kinh (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).

Lưu ý khi tác động huyệt Vĩ Lư đảm bảo an toàn

Để đảm bảo hiệu quả khi trị liệu và phòng tránh nguy cơ bị tai biến khi châm cứu huyệt, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khuyến nghị một số nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo vệ sinh: Trước khi châm cứu, cần sát khuẩn sạch sẽ tay, vùng da huyệt đạo và kim châm cứu.
  • Không châm cứu lên vùng có vết thương: Những vùng da đang bị tổn thương, có vết thương hở, bị viêm nhiễm sưng đau,… tuyệt đối không châm cứu để tránh khiến tình trạng trên nghiêm trọng hơn.
  • Không ăn quá no – quá đói khi châm cứu: Không thực hiện châm cứu huyệt Vĩ Lư ngay sau khi ăn quá no hoặc quá đói vì điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả trị liệu.
  • Không dùng chất kích thích: Chất kích thích sẽ làm giảm hiệu quả trị liệu, đồng thời có thể khiến người bệnh có nguy cơ phải đối diện với  các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi,…
  • Kiên trì thực hiện: Phương pháp châm cứu thường có tác dụng chậm bởi phương pháp này dựa trên nguyên tắc tác động sâu từ căn nguyên bệnh. Vậy nên người bệnh cần theo liệu trình điều trị ít nhất 1 tháng để cảm nhận được bệnh tình thuyên giảm.
  • Những trường hợp không châm cứu: Phụ nữ có thai, người bị bệnh tim mạch, bệnh nhiễm trùng, ngoại khoa, hay người có sức khỏe yếu không nên thực hiện trị liệu bằng phương pháp châm cứu huyệt đạo.

Trên đây là thông tin về huyệt Vĩ Lư. Để việc ứng dụng huyệt đạt được hiệu quả và an toàn, quý vị nên tìm tới các bệnh viện, phòng khám Y học cổ truyền uy tín để được theo quy trình và kỹ thuật chuẩn.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...