Bệnh Ho Gà Ở Người Lớn: Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Không chỉ nguy hại cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, bệnh ho gà ở người lớn, đặc biệt là những người tuổi cao, sức đề kháng yếu gặp phải các triệu chứng diễn biến khá phức tạp. Ho gà kéo dài không có biện pháp can thiệp có khả năng biến chứng tổn thương nghiêm trọng cho phổi và các cơ quan khác.

Nguyên nhân gây bệnh ho gà ở người lớn

Ho gà là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp, phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên chứng bệnh này cũng có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người cao tuổi có sức khỏe và sức đề kháng suy giảm. So với trẻ em, mức độ ảnh hưởng của bệnh ho gà ở người lớn ít nghiêm trọng hơn, tuy nhiên người bệnh cũng cần được theo dõi và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây bệnh ho gà ở người lớn
Ho gà không chỉ xuất hiện phổ biến ở trẻ em mà có thể xảy ra ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi

Bệnh ho gà ở người lớn hình thành do bị vi khuẩn ho gà có tên khoa học là Bordetella Pertussis gây ra. Chúng tấn công vào đường hô hấp thông qua quá trình tiếp xúc dịch, hơi thở,… từ người bệnh. Do đó, đây là một loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan giữa người sang người, thậm chí theo ghi nhận bệnh có nguy cơ bùng thành dịch.

Không gian kín là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn ho gà phát tán, chẳng hạn như trong lớp học, nhà ở, công xưởng,… Do đó, nếu tiếp xúc với người bệnh trong môi trường khép kín, người khỏe mạnh cũng có nguy cơ mang phải mầm bệnh ho gà. Vì thế, chuyên gia khuyến khích người bệnh chủ động cách ly để phòng nguy cơ bệnh lan ra những người xung quanh.

Triệu chứng bệnh ho gà ở người lớn

Các triệu chứng bệnh ho gà ở người lớn có thể bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường, chẳng hạn như tình trạng sổ mũi, sốt nhẹ, mệt mỏi cơ thể, đặc biệt là xuất hiện các cơn ho bất chợt hoặc kéo dài. Trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể bị ho trong vài tuần, thậm chí kéo dài vài tháng không khỏi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, trong số bệnh nhân đến thăm khám triệu chứng ho thì có khoảng 5% trong số đó được chẩn đoán mắc bệnh ho gà. Cơn ho kéo dài 2 – 3 tuần tùy từng mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu người bệnh trước đó đã được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, các triệu chứng sẽ nhẹ hơn những người không tiêm đủ hoặc chưa tiêm chủng.

Triệu chứng bệnh ho gà ở người lớn
Cơn ho xuất hiện kèm theo các triệu chứng khó chịu

Dưới đây là một số triệu chứng bệnh ho gà ở người lớn, bạn đọc có thể tham khảo và sớm nhận biết tình trạng đang gặp phải:

  • Ho kéo dài khiến việc hô hấp trở nên khó khăn.
  • Người bệnh có thể bị nôn khi ho thường xuyên, mức độ nặng.
  • Cơ thể người bệnh bị suy nhược, kiệt sức do cơn ho tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống.

Người bệnh còn nhận thấy khi thở có tiếng khò khè như tiếng gà rít, đây là triệu chứng đặc trưng thường gặp ở những người mắc phải chứng bệnh này. Tuy nhiên biểu hiện thường xuất hiện ở trẻ em, đối với người lớn khá mờ nhạt khó nhận biết.

Các giai đoạn bệnh ho gà ở người lớn

Giai đoạn vi khuẩn ho gà xâm nhập vào cơ thể thường phải mất vài 1 – 2 tuần ủ bệnh sau đó mới khởi phát triệu chứng. Tùy vào cơ địa của từng người mà mức độ ảnh hưởng của bệnh sẽ khác nhau. Có người sau vài tuần bệnh sẽ thuyên giảm, cũng có nhiều người chịu ảnh hưởng của cơn ho từ 2 – 3 tháng. Bác sĩ chia chứng bệnh thành 3 giai đoạn chính như sau:

Các giai đoạn bệnh ho gà ở người lớn
Bệnh ho gà làm khởi phát triệu chứng từ nhẹ đến nặng theo các giai đoạn
  • Giai đoạn 1: Giai đoạn 1 – 2 tuần ủ bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi đó người bệnh có triệu chứng gần như cảm lạnh thông thường. Giai đoạn này bệnh có khả năng lây nhiễm cao, không nên chủ quan.
  • Giai đoạn 2: Cơn ho bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn với mức độ ngày càng dữ dội. Người bệnh ho nhiều, ho nặng gây thở khó, thở hổn hển kèm theo các triệu chứng như nôn, chảy nước mắt, kiệt sức. Thời gian tiến triển từ 1 – 6 tuần, vài trường hợp kéo dài đến 10 tuần.
  • Giai đoạn 3: Cơn ho bắt đầu thuyên giảm dần, ở giai đoạn này khả năng lây nhiễm thấp. Thời gian phục hồi có thể kéo dài 3 tuần sau đó. Cũng vì thời gian phục hồi chậm nên khi người bệnh tiếp tục gặp phải tác nhân gây hại có thể mắc phải các bệnh lý về hô hấp khác một cách dễ dàng.

Cần nhận biết sớm các bất thường của cơ thể để kịp thời điều trị. Bởi, bệnh ho gà ở người lớn có thể phát sinh các biến chứng ảnh hưởng đến hệ hô hấp, không nên chủ quan. Giai đoạn bệnh tiến triển nặng, cơn ho kéo dài có nguy cơ làm tổn thương phổi và gây hại đến các cơ quan khác.

Bệnh ho gà ở người lớn có nguy hiểm không?

Mặc dù các trường hợp gặp biến chứng ho gà thường rơi vào trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên người lớn mắc bệnh ho gà không nên chủ quan. Tình trạng cơn ho kéo dài, ho nặng nề cũng có nguy cơ phát sinh các vấn đề nguy hại sức khỏe.

Theo đó, người bệnh có thể gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể, giảm cân nhanh nếu cơ ho dai dẳng không dứt. Việc ăn uống, sinh hoạt trở nên khó khăn hơn, người bệnh ăn không ngon, chán ăn, lâu dần khiến cơ thể kiệt sức. Ngoài ra cơn ho còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, người bệnh ngủ không ngon khiến thần kinh suy nhược.

Bệnh ho gà ở người lớn có nguy hiểm không?
Bệnh ho gà ở người lớn có nguy hiểm không?

Đặc biệt, tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp kéo dài làm phổi bị viêm nhiễm, tổn thương. Vi khuẩn có thể theo máu đi đến các cơ quan xa như xương khớp, tiết niệu làm người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nguy hại khác. Do đó, người lớn khi mắc bệnh ho gà không nên chủ quan, cần thăm khám và điều trị nếu cơn ho dai dẳng không có dấu hiệu thuyên giảm.

Chẩn đoán và điều trị bệnh ho gà ở người lớn

Bệnh ho gà ở người lớn không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên khả năng bệnh kéo dài vẫn gây ra không ít biến chứng nguy hại sức khỏe. Vì thế, chuyên gia khuyến khích người bệnh khi nhận thấy triệu chứng bất thường nên chủ động đến gặp bác sĩ.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thông qua các triệu chứng người bệnh khai báo chỉ định phương pháp xét nghiệm kiểm tra phù hợp. Theo đó, người bệnh có thể được xét nghiệm máu, chụp X quanh, CT để chẩn đoán bệnh lý đang gặp phải. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị tương ứng.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh ho gà ở người lớn, bạn đọc có thể tham khảo:

Điều trị bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây giúp kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng, tuy nhiên thuốc cũng có nguy cơ gây tác dụng phụ. Do đó người bệnh nên thăm khám và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số thuốc được chỉ định điều trị bệnh ho gà như:

Chẩn đoán và điều trị bệnh ho gà ở người lớn
Uống thuốc Tây trị ho gà mang lại hiệu quả nhanh chóng
  • Erythromycin: Thường dùng cho người mắc chứng ho gà và các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp khác. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn ho gà, dùng liên tục trong khoảng 14 ngày. Liều dùng mỗi ngày 50mg/kg.
  • Thuốc kháng sinh Ampicillin: Thuốc giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại trong đường hô hấp, được chỉ định điều trị nhiều bệnh lý như viêm xoang, viêm họng, ho có đờm, ho khan và bệnh ho gà. Liều dùng 70 – 100mg/ kg/ ngày, sử dụng trong 8 – 10 ngày.

Ngoài hai dạng thuốc kể trên, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc Cephalosporin, amoxicillin để ngăn nguy cơ bội nhiễm hoặc thuốc kháng sinh histamin tổng hợp, siro phenergan,… Mỗi bệnh nhân được chỉ định liều lượng và phác đồ điều trị riêng.

Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nếu trong quá trình dùng thuốc nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý sớm.

Uống thuốc Đông y

Điều trị bệnh ho gà ở người lớn bằng thuốc Đông y cũng được nhiều người áp dụng. Theo đó, thuốc Đông y sẽ điều trị từ nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, đồng thời bồi bổ và phục hồi một số vấn đề khác cho cơ thể. Dưới đây là một số bài thuốc tương ứng với từng giai đoạn bệnh như sau:

Chẩn đoán và điều trị bệnh ho gà ở người lớn
Dùng thuốc Đông y trị ho gà cũng được nhiều người quan tâm
  • Bài thuốc 1: Thường được thầy thuốc bốc cho người bệnh ho gà giai đoạn viêm long. Các vị thuốc gồm 12gram hạnh nhân, 8gram bách bộ, 6gram trần bì, 4gram mỗi vị ma hoàng, cam thảo. Trường hợp nhân ho liên tục thêm vào 12gram tang bạch bì và 8gram hoàng cầm. Sắc thuốc uống mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi ngày 1 thang giúp giảm triệu chứng ho gà.
  • Bài thuốc 2: Dành cho giai đoạn bệnh bắt đầu phát các triệu chứng nặng nề hơn. Thang thuốc gồm 18gram thạch cao, 9gram cam thảo, 6gram hạnh nhân, 5gram ma hoàng. Thêm vào 6gram tô tử và 4gram bạch tử nếu ho có đờm, trường hợp ho ra máu thêm vào 6gram a giao và chi tử. Sắc thuốc chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Thuốc được bốc cho đối tượng trong giai đoạn phục hồi. Thang thuốc gồm các vị như 16gram bách bộ, 12gram mỗi loại vỏ rễ dâu, sa sâm và mạch môn. Sắc thuốc uống tương tự như 2 bài thuốc trên.

Thuốc Đông y an toàn và lành tính, phù hợp với nhiều người, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên tùy vào cơ địa của từng người mà thời gian phát huy tác dụng khác nhau. Bên cạnh đó, quá trình sắc thuốc cũng tốn nhiều thời gian, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện.

Bạn đọc nên tìm hiểu địa chỉ thăm khám Đông y uy tín để điều trị, tránh trường hợp dùng thuốc không chất lượng gây hại sức khỏe. Trong thời gian sử dụng nên tuân thủ theo hướng dẫn, không tự ý kết hợp thuốc Đông y và các dạng thuốc khác có nguy cơ gây tương tác thuốc ảnh hưởng sức khỏe.

Dùng mẹo chữa dân gian

Trường hợp ho gà ở người lớn mới khởi phát, tình trạng nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa dân gian tại nhà. Mẹo đơn giản, sử dụng nguyên liệu dễ tìm giúp người bệnh tiết kiệm nhiều chi phí. Tham khảo ngay:

Chẩn đoán và điều trị bệnh ho gà ở người lớn
Giảm ho nhẹ tại nhà bằng mẹo chữa dân gian lành tính, an toàn

Dùng trứng gà: Trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, không chỉ dùng chế biến món ăn, trứng gà còn có công dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Cụ thể là tình trạng đau rát cổ họng do ho gà gây ra. Sử dụng trứng gà chữa bệnh còn tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch giúp người bệnh sớm đẩy lùi được chứng bệnh này. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm trứng gà, mật ong, nước nóng.
  • Cho 2 – 3 muỗng cà phê mật ong vào trong cốc, khuấy đều với nước nóng.
  • Sau đó đập 1 quả trứng gà cho vào, khuấy đều.
  • Uống khi còn ấm, mỗi ngày 1 lần. Mẹo chữa giúp làm dịu cổ họng, giảm ho.

Dùng lá hẹ: Sử dụng lá hẹ chữa bệnh ho là cách làm dân gian quen thuộc. Trong lá hẹ chứa các hoạt chất giúp giảm triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, điều trị ho khan, ho gà, viêm phế quản,… Cách làm như sau:

  • Sử dụng 200g hẹ tươi, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng trong vài phút.
  • Sau đó cho lá hẹ vào máy xay nhuyễn với một ít nước, lọc lấy nước uống mỗi ngày 1 – 2 lần để giảm ho.

Sử dụng gừng: Củ gừng chứa các chất kháng viêm, sát khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, gừng có đặc tính nóng, ấm, cay tự nhiên giúp giảm ho, mùi thơm thông họng, phù hợp cho bệnh nhân bị cảm cúm, mắc ho gà, cảm lạnh,… Tăng sức đề kháng với trà gừng giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, sớm đẩy lùi bệnh ho gà. Cách làm:

  • Chuẩn bị một củ gừng tươi, rửa sạch rồi thái lát mỏng.
  • Cho vào trong ấm nước sôi vài lát, hãm trong khoảng 15 phút như hãm trà.
  • Rót nước trà gừng ra ly, cho thêm vài muỗng mật ong để tăng thêm hiệu quả điều trị. Uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

Áp dụng mẹo chữa dân gian trị ho gà ở người lớn là cách làm được nhiều người thực hiện. Tuy nhiên mẹo chữa chỉ phù hợp đối với tình trạng nhẹ. Trường hợp người bệnh bị ho thường xuyên, cơn ho kéo dài nặng nề cần thăm khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị sớm.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh ho gà hiệu quả

Bệnh ho gà ở người lớn có thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên khả năng bệnh tái phát cũng khá cao, nhất là khi gặp phải điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn xâm nhập cơ thể. Do đó, bạn đọc nên chủ động chăm sóc cơ thể và phòng bệnh ho gà tái phát. Một số vấn đề như:

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh ho gà hiệu quả
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh ho gà hiệu quả
  • Mỗi ngày nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, phòng nguy cơ cổ họng khô gây ho và phát sinh các bệnh lên hô hấp.
  • Bổ sung cho cơ thể thực phẩm tốt, giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch như trái cây, rau củ quả, các loại thịt tốt,… Nhất là bổ sung vitamin từ các loại trái cây tươi. Tránh ăn những món cay nóng, nhiều dầu mỡ, tránh uống rượu bia và các chất kích thích làm bùng phát cơn ho.
  • Vệ sinh không gian sống, sinh hoạt và phòng ngủ, tránh để vi khuẩn trú ngụ tiếp tục tấn công gây hại đường hô hấp.
  • Khi đi ra ngoài, nhất là nơi đông người, môi trường nhiều khói bụi nên chủ động bảo vệ đường hô hấp, đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Dùng riêng đồ dùng cá nhân để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh ho gà với người thân trong gia đình.
  • Khi ho, hắt hơi nên dùng tay che mũi, miệng, rửa tay bằng xà bông sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là những lúc thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Nếu phát hiện bệnh và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh phòng tránh được nhiều rủi ro.

Bệnh ho gà ở người lớn mặc dù ít gặp hơn so với trẻ em, tuy nhiên bệnh vẫn có khả năng phát sinh biến chứng nguy hại cho hệ hô hấp. Do đó, bạn đọc nên chủ động điều trị và phòng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn ho gà cho những người xung quanh.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Rối Loạn Cương Dương Không Còn Là Nỗi Lo Với Phát Hiện Mới Từ Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Rối Loạn Cương Dương Không Còn Là Nỗi Lo Với Phát Hiện Mới Từ Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Rối loạn cương dương là nỗi lo của nhiều nam giới, ảnh hưởng trực tiếp...

Xuất Tinh Sớm Ở Đàn Ông Việt Nam Và Cách Kéo Dài Thời Gian Quan Hệ Từ Thuốc Nam

Xuất tinh sớm là rối loạn chức năng sinh lý thường gặp gây ảnh hưởng...

Yếu Sinh Lý Nam Và Cách Xử Lý Từ Nghiên Cứu Khoa Học Chuyên Sâu

Muốn hỗ trợ điều trị yếu sinh lý hiệu quả và an toàn cần hiểu...