Top 10 Những Lá Cây Trị Ho Hiệu Quả An Toàn Nên Sử Dụng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Những lá cây trị ho quen thuộc có thể kể đến như cây tía tô, thì là, đu đủ, xương sông, me đất,… Các bài thuốc từ những thảo dược thiên nhiên này giúp kiểm soát cơn ho, khắc phục một số vấn đề về hệ hô hấp. Do lành tính, an toàn nên hiện nay các phương pháp dân gian vẫn được lưu truyền rộng rãi.

Top 10 những loài cây trị ho hiệu quả, an toàn

Ho là phản ứng bình thường khi đường hô hấp xuất hiện dị vật. Cơn ho mạnh giúp đẩy chúng ra ngoài, tránh tình trạng tắt nghẽn đường thở. Ngoài ra, ho cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, hen suyễn,…

Top 10 những loài cây trị ho hiệu quả, an toàn
Ho là phản ứng thường gặp khi đường hô hấp xuất hiện dị vật hoặc các bệnh lý viêm nhiễm khác

Nhiều nguyên nhân gây ho được ghi nhận, với mỗi trường hợp sẽ có biện pháp can thiệp để khắc phục riêng. Nêu bạn nhận thấy cơn ho tái phát thường xuyên, kèm theo biểu hiện sốt, đau họng, khó chịu, mệt mỏi cơ thể,… nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng giúp người bệnh đẩy lùi cơn ho, cải thiện các vấn đề về hệ hô hấp. Trong đó, bên cạnh các thuốc tân dược hay phương pháp can thiệp chuyên sâu, sử dụng những loài cây trị ho cũng được nhiều người áp dụng.

Bởi, đa số các loài cây này đều là thảo dược thiên nhiên lành tính, mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe. Tuy nhiên hướng điều trị theo phương pháp dân gian tại nhà chỉ nên áp dụng cho đối tượng ho nhẹ, ho do nhiễm lạnh, cảm cúm,… Trường hợp ho do các bệnh lý nặng nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Dưới dây là top 10 những lá cây trị ho hiệu quả, an toàn hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:

1. Cây húng chanh trị ho tại nhà

Cây húng chanh hay còn được gọi là cây rau tần, tần dày lá hoặc rau thơm lông. Loại cây này mọc đứng, lá nhiều lông, mọng nước, có mùi thơm đặc trưng, vị chua nhẹ. Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng cây húng chanh làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau.

Top 10 những loài cây trị ho hiệu quả, an toàn
Dùng lá cây húng chanh trị ho là phương pháp dân gian quen thuộc

Theo ghi chép, cây húng chanh có tính ấm, thơm, có tác dụng phong hàn, sát khuẩn, tiêu đờm,… Nhiều người trong dân gian sử dụng lá của cây húng chanh sắc nấu nước uống giúp giải cảm, trị đau họng, ho do viêm họng, cảm cúm, sốt ra nhiều mồ hôi,…

Không những thế, y học hiện đại ngày nay cũng chỉ ra trong loại cây này chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Trong đó có thể kể đến như vitamin A, B, C, omega 6, tinh dầu chứa phenolic, codeine,.. Nhờ thế cây húng chanh mang lại nhiều lợi ích, có tác dụng kháng sinh tự nhiên cho đường hô hấp.

Sử dụng cây húng chanh trị ho là mẹo chữa dân gian được lưu truyền rộng rãi, an toàn và lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. Tham khảo ngay cách chữa đơn giản như sau:

  • Cách 1: Sử dụng 10 – 15 lá húng chanh tươi, rửa cho thật sạch hết lớp bụi bẩn bám trên lá. Sau đó cho lá húng chanh vào nồi, nấu với 500ml nước đến khi cạn còn khoảng 250ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc, chia thành 2 lần uống trong ngày.
  • Cách 2: Tương tự cách làm trên, bạn dùng 10 – 15 lá húng chanh, rửa sạch rồi xay nhuyễn cùng với 3 – 4 quả quất tươi, vỏ xanh. Cho hỗn hợp ra chén, thêm đường phèn và tiến hành hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Sau đó lấy nước uống, phần bã có thể ngậm giảm ho.

Lưu ý trong thời gian dùng lá húng chanh trị ho, bạn nên tránh ăn hải sản hoặc các thực phẩm lạnh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

2. Sử dụng cây cỏ mực trị ho

Cây cỏ mực hay còn được gọi là cây nhọ nồi, hàn liên thảo, thủy hạn liên,… Loại cây này thường mọc hoang ở những khu vực đồng bằng trên những vùng đất ẩm. Theo ghi chép, cây cỏ mức có vị ngọt, chua, tính hàn, tác dụng tốt trong chỉ khí, tính lương, thanh can nhiệt, bổ thận,… Do đó, cây cỏ mực được sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có trị ho hen, ho lao, viêm họng.

Top 10 những loài cây trị ho hiệu quả, an toàn
Cây cỏ mực hay còn được gọi là cây nhọ nồi, hàn liên thảo, thủy hạn liên,… là loài cây trị ho được sử dụng rộng rãi

Ngoài ra, y học hiện đại ngày nay cũng chỉ ra trong cỏ mực chứa các hoạt chất như tanin, carotin, ancaloit, một ít tinh dầu,… và không chứa độc. Vì thế, loại cây này giúp cầm máu, giảm ho mà không tác động đến thành mạch, huyết áp hay gây ngộ độc cho cơ thể người bệnh.

Mẹo chữa ho với cây cỏ mực được nhiều người truyền tai nhau thực hiện, tuy nhiên bạn nên thận trọng trước khi dùng cho trẻ em và phụ nữ có bầu hoặc đang cho con bú. Tốt hơn hết nên thăm khám bác sĩ trước khi áp dụng cho các đối tượng này. Dưới đây là cách dùng cỏ mực trị ho đơn giản:

  • Cách 1: Sử dụng nắm cây cỏ mực tươi, rửa và ngâm với nước muối pha loãng vài phút. Sau đó để cho ráo nước rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, phần bã không sử dụng. Phần nước cốt thu được chia thành 2 lần uống hết trong ngày, kiên trì 3 – 4 ngày sẽ nhận thấy cơn ho giảm dần.
  • Cách 2: Kết hợp cỏ mực cùng với củ sắn dây, cây sài đất mỗi vị khoảng 20g, cây cối xây, cam thảo mỗi vị 16g và 12g ké đầu ngựa. Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi nấu với 1 lít nước. Sau 30 – 45 phút thấy nước cô đặc lại thì tắt bếp. Chắt nước thuốc chia thành nhiều lần uống trong ngày, áp dụng 3 – 4 ngày liên tục.

3. Bách bộ – Loài cây trị ho quen thuộc

Nhắc đến những loài cây trị ho không thể không kể đến cây bách bộ. Loại cây này là thực vật thân leo, sống lâu năm. Theo ghi chép từ xa xưa, cây bách bộ là thảo dược được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn chữa ho hoặc các vấn đề về đường hô hấp.

Top 10 những loài cây trị ho hiệu quả, an toàn
Chữa ho bằng củ cây bách bộ cũng là bài thuốc hay được áp dụng hiện nay

Theo nghiên cứu, trong củ bách bộ chứa các thành phần như glucid, protit lipid, alkaloid,… cùng với nhiều acid hữu cơ khác. Nhờ thế, củ của cây bách bộ có tác dụng kháng khuẩn, giảm ho, chữa bệnh viêm phổi, viêm phế quản,… Bạn có thể sử dụng vị thuốc này theo các cách sau:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng khoảng 20g củ bách bộ khô, rửa rồi để cho ráo nước. Tiếp đến cho nguyên liệu vào ấm sắc với 100ml nước đến khi cạn còn một nửa. Chắt lấy nước thêm mật ong, chia thành 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Kết hợp cây bách bộ cùng với các nguyên liệu khác như thổ bối mẫu, dây tóc tiên, kinh giới, tang bạch bì mỗi vị 19g, tô diệp, sắn dây mỗi vị 12g, sa sâm, cát cánh, vỏ cam mỗi vị 9g và 6g cam thảo. Nguyên liệu rửa sạch sau đó nấu với nước cho đến khi cô đặc thành hỗn hợp siro ho. Trẻ em trên 6 tuổi và người lớn uống mỗi ngày 5 – 10ml, ngày dùng 2 – 3 lần tới khi triệu chứng ho thuyên giảm hẳn.

4. Dùng cây xương sông uống chữa ho

Trong tự nhiên có rất nhiều loài cây trị ho mà không phải ai cũng biết. Chẳng hạn dùng cây xương sông giảm ho, đẩy lùi các vấn đề về đường hô hấp như sốt, cảm, sổ mũi,… Ngoài công dụng làm thực phẩm chế biến món ăn, gia vị, loại cây này còn được ví là thảo dược quý mang lại nhiều lợi ích co sức khỏe, đặc biệt là công dụng chữa ho cho trẻ em và người lớn.

Top 10 những loài cây trị ho hiệu quả, an toàn
Trị ho tại nhà cho trẻ em và người lớn bằng lá xương sông đơn giản

Bên cạnh tên gọi là cây xương sông, nhiều người con gọi loại cây này là húng ăn tỏi. Hiện cây được trồng ở nhiều nơi trên nước ta, một số tự mọc hoang. Lá cây xương sông chứa các hoạt chất như methylthmol, p-cymen, limonen,…Tác dụng hữu hiệu trong việc kháng viêm, sát khuẩn, tiêu đờm, thông đường thở, giảm đau rát cổ họng.

Chính vì thế, dùng cây xương sống trị ho tại nhà cho trường hợp nhẹ là cách được nhiều người áp dụng. Bạn có thể tham khảo:

  • Cách 1: Sử dụng khoảng 3 lá xương sông già, rửa sạch để ráo nước rồi thái nhỏ. Cho lá xương sông vào chén, thêm một ít mật ong vào trộn đều. Tiến hành hấp cách thủy hỗn hợp trong khoảng 20 – 30 phút. Dùng phần hỗn hợp pha uống với nước ấm mỗi ngày 3 – 4 lần.
  • Cách 2: Kết hợp lá xương sông với lá hẹ, rửa sạch rồi cắt nhỏ, trộn với mật ong hoặc đường phèn. Tương tự như cách làm trên, hấp cách thủy hỗn hợp khoảng 20 – 30 phút, sau đó lấy ra uống khi còn ấm. Kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

5. Cây me đất – Loài cây trị ho hữu hiệu

Mẹo trị ho bằng cây me đất có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người. Me đất hoa vàng hay còn được gọi là toan tương thảo, tam diệp toan,… từ lâu đời được lưu truyền có tá dụng thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể, giúp lợi tiểu, giảm ho, trị đau họng,… và nhiều vấn đề khác.

Top 10 những loài cây trị ho hiệu quả, an toàn
Mẹo trị ho bằng cây me đất có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người

Theo y học hiện đại, loại cây này chứa các chất như acid oxalic, oxalat acid K,… Nhờ đó, cây me đất hoa vàng giúp giảm nhẹ cơn ho cho người bệnh. Mẹo chữa đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, cách thực hiện đơn giản, bạn có thể tham khảo theo cách làm sau đây:

  • Cách 1: Dùng 1 nắm me đất hoa vàng cả thân và lá, rửa sạch nhiều lần với nước, để ráo. Sau đó cho vào chén, thêm mật ong và tiến hành hấp cách thủy. Khoảng 10 – 15 phút lấy phần nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm ho.
  • Cách 2: Sử dụng khoảng 20g me đất hoa vàng cùng với 20g măng tre mới nhú, kết hợp 10g vỏ rễ dâu tẩm mật sao vàng, 8g gừng đã giã nhuyễn. Cho tất cả vào chén, thêm mật ong hoặc đường phèn vào và tiến hành hấp cách thủy. Chắt lấy phần nước uống trong ngày.
  • Cách 3: Kết hợp 10g cây me đất hoa vàng cùng với 12g rễ chanh, 8g lá xương sông tươi, 5g hạt khổ qua và lá hẹ khoảng 8g. Nguyên liệu sau khi rửa sạch cho vào nồi sắc với nước và 2g đường phèn đến khi cô đặc. Uống hỗn hợp thuốc thảo dược trị ho, có thể thêm một ít đường cho dễ uống hơn.

6. Giảm ho tại nhà với cây mướp hương

Mướp hương được trồng lấy quả chế biến món ăn. Không những thế, loại cây này còn mang lại nhiều hữu ích đối với việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn có thể sử dụng quả, lá, hoa, hoặc hạt mướp hương. Chúng chứa các chất giúp hỗ trợ khắc phục nhiều vấn đề của cơ thể, trong đó đặc biệt là hệ hô hấp.

Top 10 những loài cây trị ho hiệu quả, an toàn
Dùng mướp hương chữa ho nhẹ tại nhà là phương pháp dân gian an toàn

Đối với tình trạng ho hen, ho kèm theo sốt,… bạn có thể áp dụng mẹo chữa với lá và hoa mướp hương tại nhà. Tham khảo cách làm sau:

  • Cách 1: Trị ho hen kéo dài với 15g lá mướp hương, rửa sạch sau đó nấu với nước uống. Bạn cũng có thể nấu thành dạng cao lỏng, mỗi lần dùng khoảng 0,5ml để giảm ho.
  • Cách 2: Trị ho kèm theo đau đầu sốt với 20g hoa mướp hương tươi, 100g đậu xanh. Đậu xanh để vỏ, ninh cho nhừ. Tiếp đến vớt đậu xanh ra, cho hoa mướp vào nấu với nước đậu xanh trong khoảng 5 – 10 phút. Chắt lấy nước thu được chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
  • Cách 3: Sử dụng 12g hoa mướp rửa sạch rồi nấu với 2 chén nước, đun trên lửa vừa trong khoảng 10 phút. Chắt lấy nước hoa mướp, thêm một ít mật ong vào tạo vị ngọt nhẹ, chia thành 2 lần uống trong ngày để giảm ho.

7. Cây thiên môn trị ho hiệu quả

Cây thiên môn là loài cây trị ho được sử dụng phổ biến hiện nay. Cây sinh trường theo dạng dây leo, sống lâu năm, chứa nhiều rễ củ. Người ta thường dùng củ của loại cây này làm thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh ho, hen suyễn, lao phổi, tiểu đường,…

Top 10 những loài cây trị ho hiệu quả, an toàn
Cây thiên môn là loài cây trị ho được sử dụng phổ biến hiện nay

Thành phần có trong cây thiên môn có thể kể đến như các acid amin, tinh bột, chất nhầy, sucrose, glucose, glutamic, acid,… Ngoài ra vị thuốc này còn được đánh giá cao trong Đông y, có tình bình, đắng nhưng không chứa độc.

Theo ghi nhận, cây thiên môn mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Chẳng hạn như tăng cường hệ miễn dịch, kháng liên cầu khuẩn, chữa bệnh hô hấp như ho, ho lâu ngày, ho ra máu, ho có đờm,… Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác.

Đối với trường hơp ho do các bệnh lý về đường hô hấp, bạn có thể áp dụng cách chữa với cây thiên môn như sau:

  • Cách 1: Sử dụng 60g thiên môn, kết hợp với 30g mỗi vị như bách hợp, xuyên bối, tiền hồ, trang bạch bì, tử uyển, phòng kỷ,… Thuốc được thầy thuốc bốc phù hợp với tình trạng của từng người bệnh. Tất cả được tán thành bột rồi trộn với mật ong vo viên như hạt bắp. Mỗi ngày uống 8 – 10g, dùng 2 – 3 lần chung với nước gừng.
  • Cách 2: Dùng khoảng 25g mỗi vị địa môn đông, mạch môn đông kết hợp với 9g mỗi vị trần bì, can thảo và 15g bách bộ. Nguyên liệu rửa rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày 3 lần sau khi ăn 60 phút.

8. Loài cây trị ho quen thuộc là mạch môn

Mạch môn là dạng cây lan, thân thảo, thường mọc thành từng đám độ cao trong khoảng 50cm. Đây cũng là vị thuốc quen thuộc được sử dụng trong các thang thuốc chữa ho, trị viêm phế quản, chảy máu cam, đau họng, khan họng có loét,…

Top 10 những loài cây trị ho hiệu quả, an toàn
Sử dụng cây mạch môn trị ho – Bạn đã thử chưa?

Trong củ mạch môn chứa nhiều hoạt chất có thể kể đến glucose, saccharose, fructose, vitamin các loại, stigmasterol,… Theo ghi nhận, củ của cây mạch môn mang lại tác dụng chống rối loạn cơ tim, tăng huyết lượng động mạch, an thần, tăng đề kháng cho người bệnh.

Ngoài ra, các hoạt chất có trong củ mạch môn còn giúp kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các hại khuẩn trong cơ thể, trong đó có hệ hô hấp. Bạn có thể sử dụng cây mạch môn chữa ho theo cách làm sau:

  •  Cách 1: Sử dụng khoảng 20g mạch môn cùng với các nguyên liệu kèm theo như 6g bán hạ chế, đảng sâm 12g, cam thảo 4g và ngạnh mễ 20g. Sắc nấu cùng với 4 quả đại táo vào 1 lít nước. Đến khi nước cạn còn 3 chén, chia thành 3 lần uống trong ngày.
  • Cách 2: Dùng khoảng 40g mạch môn cùng với 20g hoàng liên tán thành bột mịn. Trộn thêm mật ong hoặc hồ giấm để kết dính vo thành từng viêm uống. Mỗi ngày dùng 20 viên với nước sắc đến khi cơn ho, đau họng, khan họng có loét giảm dần.

9. Dùng cây xạ can trị ho

Cây xạ can là loại cây sống lâu năm, sinh trưởng theo hệ thân thảo. Bạn có thể tìm thấy chúng mọc ở nhiều nơi hoặc được trồng làm cảnh. Người ta thường sử dụng phần rễ hay còn gọi là củ xạ can để làm thuốc. Theo Đông y loại cây này có tính hàn, vị đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm và tán huyết.

Top 10 những loài cây trị ho hiệu quả, an toàn
Cây xạ can hay còn gọi là cây rẻ quạt được dùng trong hỗ trợ trị ho nhẹ

Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng nghiên cứu phát hiện trong loại cây này chứa nhiều thành phần như irigenin, tectorigenin, tectoridin, iridin,…. Tác dụng mang lại như kháng sinh, kháng viêm, khử đờm,… Do đó bạn có thể sử dụng cây xạ can trị ho. Tham khảo cách làm sau:

  • Cách 1: Sử dụng 50g củ cây xạ can, rửa sạch sau đó nướng chín, giãn nhuyễn. Cho củ xạ can vào lọ, thêm một ít muối, đậy nắp kín bảo quản sử dụng dần. Mỗi ngày lấy ra 2 – 3g ngậm giảm ho, áp dụng trong 5 – 7 ngày cơn ho sẽ cải thiện đáng kể.
  • Cách 2: Kết hợp 8g xạ can với 10g sài đất và 8g đậu chiều sao vàng. Mang nguyên liệu sắc với 600ml nước đến khi cạn còn khoảng 1/3. Chắt lấy nước thuốc chia thành 2 lần uống, áp dụng liên tục 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

10. Cây bán hạ chữa ho

Ngoài những loài cây trị ho kể trên, bạn có thể tham khảo sử dụng cây bán hạ trị ho. Loại cây này còn được gọi với tên khác là củ chóc, mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta, đặc biệt tại các khu vực đất ẩm. Sử dụng củ bán hạ chữa ho là bài thuốc được lưu truyền trong dân gian.

Top 10 những loài cây trị ho hiệu quả, an toàn
Ngoài những loài cây trị ho kể trên, bạn có thể tham khảo sử dụng cây bán hạ trị ho

Theo y học cổ truyền, để chế biến củ bán hạn giảm bớt độ độc thường kết hợp với cam thảo, để tăng hiệu quả chữa ho người ta thường tẩm với gừng hoặc bồ kết. Bạn có thể áp dụng cách chế biến và sử dụng như sau:

  • Cách 1: Sử dụng bán hạ rửa sạch, ngâm vào nước liên tục 2 – 3 ngày, mỗi ngày thay nước mới 1 lần. Theo liều lượng 1kg bán hạ thêm 100g cam thảo, 100g bồ kết. Cho nước đủ ngập rồi tiến hành đun đến khi nước cạn, vớt nguyên liệu ra phơi sấy khô sử dụng dần.
  • Cách 2: Tương tự như cách trên, bạn ngân củ bán hạ vài ngày. Sau đó tẩm cùng với gừng và phèn chua theo liều lượng 1kg bán hạ và 50g phèn chua, 300g gừng tươi giã nhỏ. Đổ ngập nước rồi ngâm trong 24 tiếng, lấy củ bán hạ ra rửa sạch. Đồ chín rồi thái mỏng, tiếp tục tẩm nước gừng theo liều lượng 1kg bán hạ, 150g gừng tươi giã nát, ngâm 1 đêm. Tiếp đến lấy ra sao vàng là có thể dùng.

Trên đây là một số loài cây trị ho được lưu truyền rộng rãi từ xưa đến nay. Chúng đều là các thảo dược quý, mang lại nhiều giá trị đối với sức khỏe. Ngoài chữa ho, sử dụng thảo dược còn hỗ trợ khắc phục một số vấn đề khác trong cơ thể. Tuy nhiên phương pháp dân gian chỉ áp dụng đối với tình trạng ho nhẹ. Trường hợp cơn ho nặng, ho xuất huyết, ho do các bệnh lý nguy hiểm cần thăm khám y tế để điều trị chuyên sâu hơn.

Một số lưu ý khi dùng trị ho bằng các loài cây thảo dược

Sử dụng những loài cây trị ho giúp giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên đối với trường hợp ho bắt nguồn từ các nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng, phương pháp dân gian không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Trong quá trình sử dụng, bạn đọc cũng đừng quên một vài lưu ý sau đây:

Một số lưu ý khi dùng trị ho bằng các loài cây thảo dược
Một số lưu ý khi dùng trị ho bằng các loài cây thảo dược
  • Tùy cơ địa của từng người, các bài thuốc với thảo dược sẽ phát huy hiệu quả nhanh hay chậm. Điều này đòi hỏi sự kiên trì của mỗi người.
  • Không lạm dụng, chỉ sử dụng với liều lượng vừa đủ. Tránh tự ý kết hợp dùng thảo dược với các loại thuốc khác, nhiều thảo dược khác nếu chưa hiểu hết về thành phần, công dụng của chúng để tránh gặp phải các phản ứng không mong muốn.
  • Tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ, người có chuyên môn đối với trường hợp mẹ bầu, sản phụ sau sinh, trẻ nhỏ bị ho. Không nên tự ý cho các đối tượng này dùng thuốc tân dược hoặc các nguyên liệu thiên nhiên bừa bãi để tránh các rủi ro gây hại sức khỏe.
  • Ăn uống đầy đủ, ưu tiên các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi,.. Tránh ăn những thực phẩm có thể kích thích cơn ho nghiêm trọng hơn, kiêng thuốc lá, rượu bia, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, sinh hoạt hợp lý. Dành thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tinh thần thoải mái giúp phục hồi sức khỏe tốt hơn. Tham gia tập luyện thể dục, vận động cơ thể để tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch.

Hy vọng với bài viết trên đây bạn đọc đã biết thêm các lá cây trị ho được dùng phổ biến hiện nay. Nếu áp dụng một thời gian không nhận thấy cơn ho cải thiện, đặc biệt có xu hướng chuyển nặng nên thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ sớm. Phòng tránh một số vấn đề trong cơ thể phát sinh biến chứng nguy hại.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Rối Loạn Cương Dương Không Còn Là Nỗi Lo Với Phát Hiện Mới Từ Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Rối Loạn Cương Dương Không Còn Là Nỗi Lo Với Phát Hiện Mới Từ Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Rối loạn cương dương là nỗi lo của nhiều nam giới, ảnh hưởng trực tiếp...

Xuất Tinh Sớm Ở Đàn Ông Việt Nam Và Cách Kéo Dài Thời Gian Quan Hệ Từ Thuốc Nam

Xuất tinh sớm là rối loạn chức năng sinh lý thường gặp gây ảnh hưởng...

Yếu Sinh Lý Nam Và Cách Xử Lý Từ Nghiên Cứu Khoa Học Chuyên Sâu

Muốn hỗ trợ điều trị yếu sinh lý hiệu quả và an toàn cần hiểu...