Trào Ngược Dạ Dày Có Đau Bụng Không? Cách Chữa Tại Nhà

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trào ngược dạ dày là căn bệnh tiêu hóa rất phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của người mắc. Vậy trào ngược dạ dày có đau bụng không? Bài viết sau đây, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ giải đáp cụ thể câu hỏi này và hướng dẫn cách giảm đau bụng tại nhà.

Giải đáp trào ngược dạ dày có đau bụng không?

Trước câu hỏi “trào ngược dạ dày có đau bụng không?”, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết người đang bị trào ngược dạ dày thường xuyên gặp các cơn đau bụng. Đau bụng cũng chính là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày, ngoài ra còn gây ợ chua trào ngược dạ dày, ợ hơi, nóng rát cổ họng,…

Chuyên gia phân tích về nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày đau bụng này như sau:

Rối loạn chức năng cơ vòng

Tình trạng đau bụng xảy ra do cơ vòng thực quản (bộ phận có trách nhiệm ngăn acid dạ dày chảy ngược về phía thực quản) hoạt động bất thường gây ra triệu chứng khó chịu như đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng,…

Người đang bị trào ngược dạ dày thường xuyên gặp các cơn đau bụng
Người đang bị trào ngược dạ dày thường xuyên gặp các cơn đau bụng

Tăng sản xuất acid dạ dày

Nồng độ acid trong dạ dày tăng quá cao sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày và thực quản gây triệu chứng đau bụng và nôn mửa, đầy hơi, đau đầu, sốt cao, mệt mỏi.

Một số yếu tố dẫn đến tình trạng tăng sản xuất acid dạ dày như:

  • Nồng độ Cortisol tăng cao: Cortisol là hormone do tuyến thượng thận sản xuất, có tác dụng làm tăng tiết acid dạ dày. Khi lượng Cortisol tăng cao sẽ khiến lượng acid cũng tăng cao gây dư thừa.
  • Viêm dạ dày: Niêm mạc dạ dày bị viêm, tổn thương sẽ kích hoạt tăng sản xuất acid dạ dày (cơ chế của cơ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình tiêu hóa). Lượng acid được sản xuất quá nhiều gây dư thừa và tạo áp lực cho dạ dày gây đau bụng.
  • Do các loại thực phẩm: Nếu ăn quá nhiều các thực phẩm chứa nhiều acid như cam, bưởi, chanh, quất,… sẽ khiến nồng độ acid trong dạ dày tăng cao quá mức, lượng acid này trào ngược lên thực quản và gây đau bụng.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, trào ngược dạ dày có đau bụng không sẽ được tác động bởi một số nguyên nhân như:

  • Ăn uống không lành mạnh: Những thói quen ăn uống không tốt như ăn quá nhiều, nhai không kỹ, ăn nhiều đồ chiên rán, các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,… dẫn đến trào ngược acid dạ dày gây đau bụng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Tình trạng trào ngược dạ dày gây đau bụng cũng xuất phát bởi tác dụng phụ của các loại thuốc như aspirin, thuốc corticoid, thuốc chống trầm cảm,….
  • Các bệnh lý khác về dạ dày: Bên cạnh trào ngược, một số bệnh lý khác về dạ dày cũng gây triệu chứng đau bụng như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, viêm thực quản trào ngược,….
Ăn uống không lành mạnh dẫn đến trào ngược acid dạ dày gây đau bụng
Ăn uống không lành mạnh dẫn đến trào ngược acid dạ dày gây đau bụng

Trào ngược dạ dày đau bụng nguy hiểm không?

Đau bụng trào ngược dạ dày kéo dài và không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng trào ngược dạ dày nguy hiểm như:

  • Viêm loét thực quản: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh trào ngược dạ dày. Bởi dịch acid dư thừa tiết ra sẽ gây tổn thương niêm mạc, hình thành các ổ viêm loét gây chảy máu, đau tấy, buồn nôn, chán ăn,…
  • Hẹp thực quản: Thực quản tiếp xúc với acid dạ dày trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến phù nề, sưng viêm và ăn mòn lớp niêm mạc. Tình trạng này sẽ hình thành mô sẹo gây thu hẹp thực quản. Lúc này, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như khó ăn, khó nuốt, nôn trớ,…
  • Thủng thực quản: Khi niêm mạc thực quản sưng viêm, nếu vẫn tiếp tục phải tiếp xúc với acid sẽ gây các tổn thương sâu dẫn đến thủng thực quản, không chỉ gây đau bụng mà còn khiến người bệnh gặp triệu chứng khác như tắc ruột, nôn mửa, sốt cao, suy hô hấp.
  • Barrett thực quản: Đau bụng trào ngược dạ dày kéo dài khiến một số tế bào biến đổi gây biến chứng Barrett thực quản – Một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
  • Biến chứng hô hấp: Trào ngược dạ dày có đau bụng, bên cạnh đó, bệnh kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng đường hô hấp như ho mãn tính, viêm thanh quản, hen phế quản, viêm họng,…

Hướng dẫn khắc phục đau bụng trào ngược dạ dày tại nhà

Bên cạnh giải đáp “trào ngược dạ dày có đau bụng không?”, chuyên gia cũng hướng dẫn cách khắc phục và phòng ngừa đau bụng trào ngược dạ dày như sau:

Sử dụng mẹo điều trị tại nhà

Một số mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà giúp giảm triệu chứng đau bụng do trào ngược dạ dày, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng như sau:

  • uống baking soda chữa trào ngược dạ dày: Các hoạt chất trong Baking Soda có tác dụng sát khuẩn, chống viêm dạ dày. Đồng thời Baking Soda cũng có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày, giảm cảm giác đau bụng, nóng rát khó chịu do trào ngược. Mỗi ngày, pha 1 thìa Baking Soda với 200ml và uống từ 2 – 3 ly/ngày để cải thiện tình trạng.
  • Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong: Trong thành phần mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp cân bằng độ pH dịch vị dạ dày, cải thiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng. Mỗi ngày uống 1 cốc mật ong pha nước ấm để thấy sức khỏe tăng cường rõ rệt.
  • Cách uống tinh bột nghệ chữa trào ngược dạ dày: Hàm lượng cucurmin trong nghệ tươi có khả năng giảm viêm loét dạ dày, trung hòa acid dư thừa và thúc đẩy phục hồi tổn thương niêm mạc. Nhờ đó giảm triệu chứng đau bụng, khó tiêu hiệu quả. Người bệnh hòa 3 thìa tinh bột nghệ với 1 thìa mật ong và 100ml nước ấm để uống hằng ngày.
  • Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng: Gừng có tính ấm, giúp xoa dịu cảm giác đau bụng và đau thượng vị do trào ngược dạ dày gây ra. Người bệnh đun sôi 1 nhánh gừng (thái lát) cùng 300ml nước để uống trước các bữa ăn trong ngày.
Gừng có tính ấm, giúp xoa dịu cảm giác đau bụng và đau thượng vị
Gừng có tính ấm, giúp xoa dịu cảm giác đau bụng và đau thượng vị

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt là yếu tố quan trọng, tác động lớn đến tình trạng đau bụng trào ngược dạ dày. Bác sĩ hướng dẫn chế độ sinh hoạt lành mạnh để khắc phục đầy bụng trào ngược dạ dày như sau:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày nhằm giảm áp lực cho dạ dày.
  • Ăn chậm, nhai kỹ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tránh chướng bụng, đau bụng và đầy hơi khó chịu.
  • Loại bỏ các thực phẩm gây kích thích tăng tiết acid như chanh, cam, bưởi, đồ chiên rán, rượu bia thuốc lá,…
  • Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ để trung hòa dịch vị acid dạ dày như rau củ, trái cây, hạt dinh dưỡng,…
  • Tránh nằm ngay sau khi ăn no sẽ khiến dạ dày không tiêu hóa được thức ăn, gây trào ngược acid dạ dày.
  • Khi ngủ, nên dùng gối mềm kê cao đầu để tránh acid dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Giải tỏa căng thẳng, cần có các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn sẽ tăng cường chức năng cho dạ dày và hệ tiêu hóa.

Trên đây là thông tin giải đáp “trào ngược dạ dày có đau bụng không?”. Đau bụng là một triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Do đó, khi cơ thể có triệu chứng này, người bệnh cần đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ xét nghiệm, kiểm tra cụ thể.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...