Trào Ngược Dạ Dày Có Cần Nội Soi Không? Lưu Ý Khi Nội Soi

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý của đường tiêu hóa mà hầu hết ai cũng có nguy cơ mắc phải. Các dấu hiệu nhận biết bệnh phổ biến như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn, đau thượng vị,… Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác thì cần phải thực hiện các biện pháp chuyên nghiệp hơn. Vậy người bệnh bị trào ngược dạ dày có cần nội soi không? Cần lưu ý gì khi đi khám bệnh? Cùng Viện Y Dược Dân Tộc tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau đây.

Người bệnh bị trào ngược dạ dày có cần nội soi không?

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý thường gặp liên quan đến đường tiêu hóa. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thắt thực quản hoạt động bất thường khiến cho axit dịch vị và thức ăn từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Nếu không được thăm khám và chữa trị trào ngược dạ dày từ sớm, bệnh có thể tiến triển nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm thực quản mạn tính, Barrett thực quản, viêm phổi, viêm phế quản, ung thư thực quản,….

Trào ngược dạ dày có cần nội soi không là câu hỏi mà người bệnh rất quan tâm
Trào ngược dạ dày có cần nội soi không là câu hỏi mà người bệnh rất quan tâm

Trong đó, nội soi dạ dày là một phương pháp chẩn đoán bệnh rất an toàn và đảm bảo tính chính xác cao. Vì vậy nếu bạn đang băn khoăn không biết đi khám “trào ngược dạ dày có cần nội soi không” thì câu trả lời là .

Nội soi là phương pháp sử dụng một chiếc ống mềm, dài có gắn camera và đèn chiếu sáng. Sau đó luồn từ miệng, qua thực quản rồi xuống đến dạ dày, tá tràng. Hình ảnh thu được sẽ chiếu trên màn hình có độ phân giải cao, giúp bác sĩ quan sát và phát hiện được mọi tổn thương bên trong thực quản, dạ dày. Trong quá trình nội soi, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết để lấy mẫu mô mang đi xét nghiệm.

Khi nào cần nội soi dạ dày?

Phương pháp nội soi trào ngược dạ dày thường được bác sĩ thực hiện nếu người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ bị các bệnh về dạ dày, cụ thể như: 

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
  • Đầy bụng, chướng bụng và tiêu hóa kém.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Tiêu chảy, đi ngoài ra máu
  • Chán ăn, sụt cân nhanh.
  • Ho liên tục, viêm họng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần.
  • Trong gia đình có người từng bị nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Đau bụng thượng vị, nặng ngực, nóng rát thượng vị dạ dày… 
  • Khó nuốt, nuốt vướng, nghẹn cổ, khó thở.
  • Cảm giác đắng miệng.
  • Đau họng, khàn giọng, ho, tăng tiết nước bọt.
Người bệnh nên đi nội soi nếu thấy có dấu hiệu trào ngược, đau bụng, buồn nôn
Người bệnh nên đi nội soi nếu thấy có dấu hiệu trào ngược, đau bụng, buồn nôn

Ngoài ra, việc nội soi cũng sẽ được thực hiện nếu kết quả xét nghiệm hoặc chụp X-quang chỉ ra được những bất thường bên trong dạ dày, thực quản. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để đánh giá xác định được mức độ tổn thương và các vấn đề liên quan.

Có thể thấy, việc nội soi dạ dày là một phương pháp quan trọng giúp chẩn đoán bệnh một cách chính xác và mang lại những thông tin cần thiết về tình trạng sức khỏe của bạn. Người bệnh có thể thực hiện phương pháp nội soi qua đường mũi hoặc đường miệng, nội soi gây mê hoặc không gây mê tùy vào nhu cầu của bản thân.

Những cách chẩn đoán trào ngược dạ dày khác

Bên cạnh thắc mắc đi khám trào ngược dạ dày có phải nội soi không, bạn cũng có thể thực hiện một số phương pháp thăm khám và chẩn đoán bệnh như sau:

Đo nồng độ pH 24 giờ 

Đây được coi là phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày chính xác nhất. Kỹ thuật này sử dụng một dây đo có các thụ thể để đo nồng độ pH trong dạ dày và các cơn trào ngược ở dạ dày. Thiết bị này có các nút bấm giúp ghi nhận các triệu chứng như trào ngược dạ dày gây ho, đau ngực do trào ngược dạ dày, khó thở,… của người bệnh. 

Bác sĩ sẽ đặt ống đo độ pH ở trong thực quản của người bệnh, sau đó bạn sẽ được phép về nhà để theo dõi trong 24 giờ. Trong quá trình này, người bệnh vẫn có thể ăn uống nghỉ ngơi thoải mái. Đây là cách giúp xác định nồng độ pH trong dạ dày và mức độ trào ngược axit lên thực quản của người bệnh.

Chụp X-quang

Chụp X-quang hệ tiêu hóa vừa giúp chẩn đoán tình trạng trào ngược dạ dày, vừa giúp xác định tổn thương tại một số cơ quan bên trong hệ tiêu hóa. Phương pháp này được thực hiện đơn giản, mang lại kết quả chính xác và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh.

Chụp X-quang dạ dày giúp phát hiện những tổn thương ở niêm mạc
Chụp X-quang dạ dày giúp phát hiện những tổn thương ở niêm mạc

Đo áp lực và nhu động của thực quản

Đây là kỹ thuật đánh giá khả năng co bóp của thực quản và áp lực các cơ thắt thực quản. Từ đó biết được các yếu tố nguy cơ của trào ngược dạ dày, đồng thời loại trừ các rối loạn nhu động thực quản nặng có biểu hiện giống như trào ngược dạ dày. Những trường hợp bị bệnh nặng có chỉ định phẫu thuật cũng sẽ áp dụng kĩ thuật này trước khi tiến hành điều trị.

Kiểm tra pepsin trong nước bọt 

Kỹ thuật được sử dụng để phát hiện sự có mặt của chất pepsin trong nước bọt. Bởi chất này vốn chỉ tìm thấy ở dịch vị dạ dày. Kết quả dương tính cho thấy người bệnh có hiện tượng trào ngược dịch dạ dày thực quản. Phương pháp đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân không đủ điều kiện nội soi hoặc thực hiện các kỹ thuật xâm lấn khác.

Đo điện thế niêm mạc thực quản

Đây là kĩ thuật được tiến hành đồng thời với phương pháp nội soi nhằm đo điện thế niêm mạc thực quản. Bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật này cho những bệnh nhân có biểu hiện trào ngược dạ dày nhưng hình ảnh nội soi lại cho ra kết quả bình thường.

Dùng thuốc ức chế bơm Proton

Thuốc ức chế bơm Proton là nhóm thuốc được dùng trong điều trị trào ngược dạ dày, có tác dụng ức chế bài tiết axit dịch vị. Thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn và dùng trong vòng 2 tuần. Đây là phương pháp được sử dụng để loại trừ hiện tượng trào ngược. 

Thuốc ức chế bơm Proton giúp chẩn đoán loại trừ hiện tượng trào ngược
Thuốc ức chế bơm Proton giúp chẩn đoán loại trừ hiện tượng trào ngược

Lưu ý khi nội soi trào ngược dạ dày

Đối với những người mới lần đầu đi nội soi, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Trước khi nội soi dạ dày cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ để bác sĩ có thể dễ dàng quan sát rõ lớp niêm mạc dạ dày, đồng thời tránh bị trào ngược hoặc sặc thức ăn.
  • Người bệnh không được uống sữa, nước hoa quả, nước ngọt, cà phê,… trước khi đi nội soi. Vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng quan sát của bác sĩ.
  • Người bệnh nên đi nội soi dạ dày vào buổi sáng vì sau một đêm thức ăn trong dạ dày sẽ được tiêu hóa hết.
  • Nếu nội soi gây mê, người bệnh cần nhịn ăn từ 6-8 tiếng và nhịn uống trong vòng 2 tiếng để tránh bị trào ngược nước vào phổi.
  • Nếu bạn đang uống bất kỳ loại thuốc nào cũng cần thông báo với bác sĩ về loại thuốc mà bạn dùng trước khi tiến hành nội soi dạ dày.
  • Sau khi nội soi nếu cảm thấy khó chịu bạn có thể súc miệng với nước muối loãng để thấy dễ chịu hơn.
  • Phương pháp nội soi rất an toàn, tuy nhiên rủi ro mà người bệnh có thể gặp phải là xây xát niêm mạc, chảy máu, nhiễm trùng, rách thủng. Những trường hợp này chủ yếu do bệnh nhân không hợp tác hoặc do có vết rách, thủng từ trước. 
  • Người bệnh sau khi được chẩn đoán bị trào ngược dạ dày nên hạn chế sử dụng thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại rượu bia, nước ngọt,… để tránh tổn hại tới niêm mạc dạ dày.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “trào ngược dạ dày có cần nội soi không?”. Đây là một phương pháp được ưu tiên sử dụng để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày. Cuối cùng, người bệnh nên tìm kiếm một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả. 

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...