Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Theo Y Học Cổ Truyền Hiệu Quả

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chữa trào ngược dạ dày theo Y học cổ truyền đang trở thành lựa chọn của rất nhiều người bệnh hiện nay. Phương pháp điều trị này bao gồm việc dùng thuốc, châm cứu hoặc bấm huyệt. Mặc dù mang đến hiệu quả chậm tuy nhiên nó được đánh giá là an toàn, bền vững, ít tác dụng phụ. Tham khảo thêm bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm được nhiều kiến thức hữu ích về các cách chữa bệnh bằng Đông y.

Trào ngược dạ dày theo quan điểm của Y học cổ truyền

Trào ngược dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến của đường tiêu hóa. Dễ gây ra các biến chứng của trào ngược dạ dày nguy hiểm như barrett thực quản, hẹp thực quản, xuất huyết thực quản, ung thư thực quản, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày….

Trào ngược dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến của đường tiêu hóa
Trào ngược dạ dày là một căn bệnh khá phổ biến của đường tiêu hóa

Y học cổ truyền cho biết, nguyên nhân gây trào ngược chủ yếu là do rối loạn thần chí (trầm cảm, lo âu, căng thẳng, stress,….) và ngoại tà xâm nhập qua đường ăn uống (ăn nhiều đồ chua, cay, nóng, mặn, ngọt, chất kích thích,….). Từ đó khiến cho tỳ vị hư yếu, can khí uất kết, hóa nhiệt, thấp nhiệt ứ trệ, lâu ngày sẽ làm cho khí huyết kém lưu thông mà hình thành bệnh.

Người bệnh bị trào ngược dạ dày sẽ có các triệu chứng như: Vị phản, Vị nghịch, Thôn toan (ợ hơi, ợ chua), Mai hạch khí ( nuốt đau, nuốt khó), Vị thống (đau bụng thượng vị),… 

Các cách điều trị trào ngược dạ dày theo Y học cổ truyền

Y học cổ truyền có nhiều phương pháp giúp loại bỏ bệnh trào ngược dạ dày. Tùy theo nguyên nhân, triệu chứng của bệnh mà thầy thuốc sẽ vận dụng các phép điều trị và bài thuốc khác nhau.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị trào ngược dạ dày theo Y học cổ truyền, bệnh nhân có thể tham khảo:

Xoa bóp bấm huyệt

Bấm huyệt cùng là một phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản được nhiều người áp dụng. Bấm huyệt sử dụng lực của ngón tay tác động vào các huyệt của cơ thể, giúp kiện tỳ, hóa đàm thấp và điều hòa khí huyết.

Một số huyệt đạo trên cơ thể có tác dụng cải thiện bệnh bao gồm:

  • Huyệt Thái xung: Huyệt Thái xung nằm ở giữa ngón chân cái và ngón thứ hai, cách mu bàn chân khoảng 3,5cm. Công dụng chính của huyệt đạo này đó là giúp tiêu hóa thức ăn, điều hòa khí huyết, giảm trào ngược dạ dày.
  • Huyệt Túc tam lý: Huyệt này nằm ở dưới đầu gối, cách bờ xương ống chân 1,8cm và cách hõm xương bánh chè một bàn tay. Tác dụng của huyệt Túc tam lý giúp giảm đau bụng, điều hòa khí huyết, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Huyệt Đản trung: Nằm ở trên rốn khoảng 3,3cm, thuộc đường thẳng giữa bụng chính là huyệt Đản trung. Bấm vào huyệt đạo này sẽ giúp điều hòa khí huyết, giảm đau bụng, chướng bụng, đầy hơi.
  • Huyệt Nội quan: Huyệt đạo này nằm ở bên trong cổ tay, cách 3,3cm từ đường gân gấp cổ tay. Công dụng chính của huyệt Nội quan đó là giúp kiện tỳ vị, điều hòa khí huyết, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Huyệt Trung quản: Huyệt Trung quản có vị trí nằm ở giữa bụng, cách rốn 6,6cm. T–ác dụng của huyệt đạo này là giúp điều hòa khí huyết, giảm ợ nóng, ợ hơi, ợ chua.

Hướng dẫn cách bấm huyệt:

Bạn có thể đến các phòng mạch Y học cổ truyền để được thầy thuốc và những người có chuyên môn bấm huyệt, giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng có thể tự bấm huyệt tại nhà theo hướng dẫn sau:

  • Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt đạo.
  • Giữ nguyên tay ở vị trí đó trong vòng 1-2 phút.
  • Thực hiện bấm huyệt mỗi ngày từ 2-3 lần.
  • Mỗi lần duy trì từ 5-10 phút. 
Bấm huyệt cùng là một phương pháp điều trị trào ngược dạ dày được nhiều người áp dụng
Bấm huyệt cùng là một phương pháp điều trị trào ngược dạ dày được nhiều người áp dụng

Châm cứu

Châm cứu chữa trào ngược dạ dày cũng là một phương pháp chữa trào ngược dạ dày theo Y học cổ truyền mang lại hiệu quả tích cực. Trên cơ thể có rất nhiều huyệt đạo giúp giải quyết các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra như: Trào ngược dạ dày gây tức ngực, ợ hơi, ợ nóng, trào ngược dạ dày gây ho,…

Việc châm cứu sẽ giúp thông kinh, hoạt lạc, điều hòa công năng của tạng Tỳ – Vị, hành khí giải uất. Dựa vào triệu chứng của người bệnh sẽ có công thức huyệt, phương pháp châm bổ, châm tả phù hợp.

Người bệnh nên tìm đến các địa chỉ châm cứu Đông y uy tín để được các thầy thuốc có tay nghề thực hiện. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn, hiệu quả trong và sau quá trình điều trị. Chỉ sau 3-4 tuần điều trị, người bệnh sẽ thấy có tiến triển tốt, thần thái và sức khỏe được cải thiện.

Uống thuốc

Đông y có rất nhiều bài thuốc chữa trào ngược dạ dày an toàn hiệu quả được nhiều người áp dụng. Tùy theo từng nguyên nhân, triệu chứng và thể trạng của người bệnh, thầy thuốc sẽ lựa chọn nguyên liệu và gia giảm với liều lượng phù hợp.

Dưới đây là những bài thuốc chữa trào ngược dạ dày theo Y học cổ truyền, bệnh nhân có thể tham khảo:

Bài thuốc trị trào ngược do căng thẳng thần kinh

Căng thẳng stress kéo dài sẽ làm tăng trương lực co bóp dạ dày, khiến cơ thắt thực quản dưới trở nên nhạy cảm, thường xuyên đóng mở làm cho lượng axit bị đẩy ngược lên thực quản. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như đau rát, ợ hơi, ợ nóng, trào ngược dạ dày buồn nôn, khó chịu. 

  • Nguyên liệu: Sài hồ 10g, Xuyên khung 6g, Trần bì 10g, Chỉ xác 10g, Tô ngạnh 10g, Bạch thược 10g, Ô tặc cốt 15g, Hương phụ 10g, Uất kim 10g, Huyền hồ 10g, Diên hồ sách 10g, Cam thảo 6g.
  • Cách thực hiện: Người bệnh đem các nguyên liệu trên rửa sạch, để ráo và sắc với nước uống mỗi ngày 1 thang. Dùng thuốc trong thời gian dài cho đến khi các triệu chứng của bệnh được cải thiện.
Chữa trào ngược dạ dày bằng các bài thuốc Y học cổ truyền
Chữa trào ngược dạ dày bằng các bài thuốc Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa trào ngược do thức ăn gây kích ứng

Bài thuốc này được sử dụng cho những người có thói quen ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn lạ, gây rối loạn chức năng sinh lý dạ dày. Một số biểu hiện thường gặp của thể bệnh này bao gồm: đầy bụng, chướng bụng, đau bụng thượng vị, tức ngực, ợ hơi, buồn nôn,…

  • Nguyên liệu: Thương truật 16g, Hương phụ 16g, Xuyên khung 16g, Thần khúc 16g, Sơn chi tử (sao) 16g. 
  • Cách thực hiện: Người bệnh đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống. 1 thang thuốc này sẽ dùng trong 2 ngày. Nên uống thuốc vào sau bữa ăn trưa và tối. Kiên trì uống thuốc trong thời gian dài để đạt được hiệu quả.

Bài thuốc chữa trào ngược do suy giảm sức khỏe

Những người bị trào ngược dạ dày do suy giảm sức khỏe sẽ có biểu hiện như: người mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, ăn không ngon. Để cải thiện tình trạng này, thầy thuốc sẽ cho bạn sử dụng thang thuốc sau:

  • Nguyên liệu: Rau má 20g, Trần bì 10g, Đương quy 16g, Chi tử 10g, Đan bì 12g, Cam thảo 16g, Bán hạ 10g, Râu ngô 12g, Bạch thược 12g, Liên nhục 16g, Mã đề 16g, Bạch truật 16g, Hoài sơn 16g.
  • Cách thực hiện: Đơn thuốc này sắc uống trong 2 ngày. Người bệnh cần uống thuốc sau mỗi bữa ăn. Kết hợp thêm với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bệnh nhanh khỏi.

Bài thuốc chữa nôn mửa, đầy bụng do trào ngược dạ dày

Người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản dễ gặp phải các triệu chứng như nôn mửa, đầy bụng, đau vùng thượng vị, trào ngược dạ dày gây mệt mỏi

  • Nguyên liệu: Nhân sâm 15g, Can khương 30g, Thục tiêu 10g, Di đường 100g.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên (trừ Di đường) đem sắc với 1,2 lít nước. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun cho đến khi cạn còn 1 nửa. Gạn lấy 150ml nước thuốc, hòa với Di đường, khuấy đều rồi chia thành 4 phần. Uống hết thuốc trong ngày và không để qua đêm.

Ưu nhược điểm khi chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y

Bất cứ phương pháp chữa bệnh nào cũng tồn tại những ưu điểm và hạn chế riêng. Dưới đây là những đánh giá khách quan về ưu nhược điểm của việc điều trị trào ngược dạ dày bằng Y học cổ truyền.

Ưu điểm:

  • Bài thuốc được bào chế 100% từ dược liệu tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ.
  • Điều trị bệnh từ bên trong, kiên trì sử dụng có thể giúp chữa bệnh dứt điểm.
  • Hiệu quả lâu dài, bền vững, ít tái phát.
  • Bài thuốc còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ sức khỏe, mát gan, bổ thận.
  • Có nhiều phương pháp được áp dụng tùy theo thể trạng và mức độ bị bệnh của từng người, bao gồm uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ,…
  • Chi phí điều trị khá hợp lý.
Các bài thuốc được bào chế từ dược liệu tự nhiên, an toàn cho sức khỏe
Các bài thuốc được bào chế từ dược liệu tự nhiên, an toàn cho sức khỏe

Nhược điểm:

  • Tác dụng chữa bệnh lâu hơn so với thuốc Tây y. Đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì, không bỏ dở giữa chừng.
  • Thời gian đun sắc thuốc khá lâu, cầu kỳ, mất thời gian, không phù hợp với người bận rộn.
  • Nhiều địa chỉ khám chữa bệnh Đông y kém chất lượng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
  • Các hình thức điều trị như châm cứu, bấm huyệt chỉ là một phương pháp hỗ trợ, không thể dùng để thay thế hoàn toàn cho các phương pháp y học hiện đại.
  • Hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của người bệnh, tay nghề, kinh nghiệm của thầy thuốc….

Lưu ý khi điều trị trào ngược dạ dày bằng Y học cổ truyền

Trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày theo Y học cổ truyền, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người bệnh cần được thăm khám và điều trị bệnh bởi thầy thuốc có chuyên môn về Y học cổ truyền. Tránh tìm đến những địa chỉ không uy tín, không có giấy phép hoạt động rõ ràng.
  • Người bệnh không nên tự ý mua thuốc Đông y về nhà uống. Khi được bốc thuốc cần sắc đúng theo đơn, không được thay đổi liều lượng để tránh làm ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
  • Không châm cứu bấm huyệt khi đang đói bụng vì có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
  • Không bấm huyệt quá mạnh sẽ gây tổn thương cho da, thần kinh và các mạch máu.
  • Tránh bấm huyệt vào những vùng da có vết thương hở, bầm tím, nề đỏ, sưng phù,…
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên áp dụng các phương pháp chữa trào ngược dạ dày theo Y học cổ truyền nếu không có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Điều trị trào ngược dạ dày bằng Đông y thường có tác dụng chậm hơn so với Tây y nên người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được kết quả như ý.
  • Nếu muốn kết hợp giữa thuốc Tây y và thuốc Đông y, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh các loại thuốc có thể tương tác với nhau.

Trên đây là những thông tin về các cách điều trị trào ngược dạ dày theo Y học cổ truyền. Bên cạnh việc chữa bệnh bằng Đông y, bạn cũng cần xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học để cải thiện các triệu chứng của bệnh và giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...