Trào Ngược Dạ Dày Có Ăn Được Đu Đủ Không? Nên Ăn Thế Nào?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Đu đủ là loại trái cây thanh mát, cung cấp hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những trường hợp đòi hỏi sự khắt khe trong xây dựng thực đơn dinh dưỡng, liệu người trào ngược dạ dày có ăn được đu đủ không? Cùng chuyên gia tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Giải đáp trào ngược dạ dày có ăn được đu đủ không?
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị và phục hồi của người bệnh trào ngược. Vậy nên vấn đề trào ngược dạ dày nên ăn gì và uống gì luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm hiện nay. Trước câu hỏi “Bị trào ngược dạ dày ăn đu đủ được không?”, câu trả lời là CÓ. Chuyên gia khẳng định, trong đu đủ có chứa một số hoạt chất tốt, giúp hỗ trợ cải thiện trào ngược dạ dày và một số vấn đề khác về hệ tiêu hóa như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, táo bón,…
Cụ thể, người bệnh trào ngược dạ dày khi ăn đu đủ đúng cách sẽ mang lại những lợi ích như:
- Giảm cơn trào ngược: Chất xơ cùng xenlulozơ trong đu đủ giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn, giảm áp lực cho dạ dày. Bên cạnh đó, các chất này cũng có tác dụng hấp thụ acid dư thừa trong dịch vị, từ đó giảm cơn trào ngược dạ dày xuất hiện trong ngày.
- Thúc đẩy phục hồi: Nhóm các loại vitamin có trong quả đu đủ như vitamin A, vitamin C, vitamin E cùng chymopapain giúp nuôi dưỡng các tế bào niêm mạc, thục đẩy phục hồi tổn thương tại tại dạ dày thực quản.
- Tạo màng bảo vệ niêm mạc: Trong quả đu đủ có chứa các enzym như chymopapain và enzyme papain có tác dụng tạo lớp màng mỏng bảo vệ niêm mạc thực quản dạ dày trước sự tấn công của acid dịch vị, ngăn ngừa các đợt trào ngược
- Ngăn ngừa bệnh về dạ dày: Đu đủ cung cấp hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, đặc biệt lycopene có khả năng ức chế nhóm tế bào gây hại cho dạ dày phát triển.
- Dễ tiêu hóa: Với đặc điểm mềm, ăn đu đủ chín rất dễ tiêu hóa, không gây áp lực cho dạ dày, từ đó giảm bớt kích thích lên các vết tổn thương tại niêm mạc, hỗ trợ đắc lực trong giai đoạn điều trị và phục hồi hệ tiêu hóa
Tuy nhiên, người bệnh trào ngược dạ dày cần lưu ý, chỉ nên chọn ăn đu đủ chín để đảm bảo tốt cho tình trạng sức khỏe. Chuyên gia khuyến cáo không nên ăn đu đủ xanh bởi đây là thời điểm quả có lượng nhựa mủ rất lớn, nếu nạp vào cơ thể sẽ kích thích dạ dày co bóp mạnh, tiết nhiều acid khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn nghiêm trọng hơn.
Hướng dẫn cách dùng đu đủ tốt cho người bệnh trào ngược
Chuyên gia hướng dẫn về các cách dùng đu đủ tốt cho sức khỏe người bệnh trào ngược dạ dày như sau:
Ăn đu đủ trực tiếp
Cách này sẽ giúp người dùng hấp thu trọn vẹn thành phần hoạt chất có trong đu đủ, đồng thời thưởng thức được hương vị thơm ngon và thanh mát từ loại trái cây này.
Chuẩn bị: Quả đu đủ chín tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch đu đủ, sau đó gọt vỏ và loại bỏ toàn bộ phần hạt bên trong.
- Cắt đu đủ thành các miếng nhỏ vừa ăn, sau đó ăn trực tiếp hoặc cất trong tủ ngăn mát để ăn trong ngày.
Sinh tố đu đủ
Sinh tố đu đủ thơm và thanh mát, vẫn bảo toàn được các hoạt chất có lợi cho dạ dày. Do đó, người bệnh trào ngược dạ dày có thể áp dụng cách dùng đu đủ này để đa dạng thực đơn ăn uống hằng ngày của bản thân.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Đu đủ chín: 1 quả.
- Sữa chua: 1 hộp.
- Sữa đặc: 2 thìa.
- Sữa tươi không đường: 2 thìa.
- Đường: 2 thìa.
- Đá viên.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ đu đủ, bỏ phần hạt và cắt thành miếng.
- Cho đu đủ và các nguyên liệu khác như sữa chua, sữa đặc, sữa tươi không đường, đá viên vào máy xay nhuyễn mịn.
- Rót sinh tố đu đủ ra cốc và uống vào các bữa xế trong ngày. Trung bình mỗi tuần nên uống sinh tố đu đủ từ 3 – 4 lần để mang lại hiệu quả tốt cho hệ tiêu hóa nhất.
Ngoài ra, để tăng thêm hương vị cho sinh tố, bạn có thể kết hợp cùng các loại trái cây như chuối, táo, ổi,…
Nước ép đu đủ
Ngoài sinh tố, người dùng có thể chế biến đu đủ thành món nước ép để bổ sung vào thực đơn thức uống hằng ngày. Sau khoảng 3 – 5 tuần tiêu thụ, các triệu chứng trào ngược dạ dày sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Chuẩn bị: 1 quả đu đủ chín.
Cách thực hiện:
- Rửa đu đủ sạch, nạo vỏ và bỏ sạch hạt.
- Cắt đu đủ thành miếng, sau đó cho vào máy ép lấy nước.
- Rót nước ép đu đủ ra cốc và uống ngay trong ngày.
Chè đu đủ tiềm
Người bệnh có thể tham khảo cách làm món chè đu đủ tiềm thanh mát, siêu bổ dưỡng dưới đây để thêm vào thực đơn của mình. Đu đủ và các nguyên liệu kết hợp như đậu xanh, kỷ tử, táo tàu, nấm tuyết không chỉ có tác dụng giảm triệu chứng trào ngược dạ dày mà còn giúp thanh lọc, làm mát cơ thể và hỗ trợ làm đẹp da rất tốt.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Đu đủ: 1 quả.
- Đậu xanh: 50g.
- Nấm tuyết: 1/2 cây.
- Kỷ tử: 15g.
- Táo tàu đen: 4 quả.
- Táo tàu đỏ: 4 quả.
- Lá dứa: 5 lá.
- Đường phèn: 100g.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ đu đủ, đem rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ.
- Ngâm nấm tuyết, đậu xanh, kỷ tử, táo trong nước khoảng 30 – 60 phút. Sau đó đem cắt nhỏ nấm tuyết.
- Bắc nồi 1 lít nước, sau đó cho lá dứa vào nấu sôi trong 3 phút thì vớt ra.
- Cho tiếp các nguyên liệu như đậu xanh, kỷ tử, táo tàu vào nồi đun trong 15 phút.
- Sau khi nước chè sôi, cho nấm và đu đủ vào nấu trong 3 phút.
- Cuối cùng cho thêm đường phèn, khuấy đều, thêm 1 ống vani (nếu có), nêm lại độ ngọt rồi tắt bếp.
Canh đu đủ sườn heo
Trào ngược dạ dày có nên ăn đu đủ nấu sườn heo không? Câu trả lời là có. Chuyên gia cho biết, món canh này cung cấp hàm lượng dinh dưỡng lớn giúp bồi bổ cơ thể và thúc đẩy sản sinh tế bào mới để phục hồi tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 quả đu đủ xanh hoặc vừa chín tới, 400g xương heo, táo đỏ, lạc, rau thơm.
Cách thực hiện:
- Gọt sạch vỏ đu đủ, loại bỏ hoàn toàn phần hạt và cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn.
- Rửa xương heo rồi trần sơ qua 1 lần với nước sôi.
- Rửa táo đỏ và lạc, ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút.
- Làm nóng chảo, phi thơm hành rồi cho xương heo vào xào đến khi săn lại.
- Tiếp theo đổ nước, đu đủ, táo đỏ và lạc vào nồi, ninh trong 30 phút.
- Sau khi sôi, nêm gia vị cho vừa miệng rồi rắc rau thơm vào để tăng hương vị thơm ngon.
- Đọc Thêm: Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì
6 đối tượng không nên ăn quả đu đủ
Đu đủ sở hữu hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, tuy nhiên những đối tượng dưới đây được khuyến cáo không nên tiêu thụ.
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: Đu đủ gây co bóp tử cung, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe thai nhi, thậm chí gây sảy thai.
- Người bị bệnh sỏi thận: Lượng lớn vitamin C trong đu đủ khi đi vào cơ thể có nguy cơ hình thành tinh thể canxi oxalat, lâu dần sẽ hình thành lượng sỏi thận tăng gấp nhiều lần.
- Người bị rối loạn nhịp tim: Hoạt chất papain trong thịt đu đủ khiến nhịp tim bị chậm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bị rối loạn nhịp tim.
- Người bị suy giáp: Chuyên gia cho biết, các hoạt chất trong đu đủ làm hạn chế quy trình sản xuất hormone tuyến giáp khiến bệnh suy giáp trầm trọng hơn.
- Những người có tiền sử dị ứng mủ cao su: Trong đu đủ, chứa một số hoạt chất có mặt trong thành phần mủ cao su như chymopapain, papain caricaine và chitinase. Do đó, nếu cơ địa bị dị ứng mủ cao su sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng đu đủ.
- Đang bị vàng da: Những người đang bị vàng da hạn chế ăn đu đủ vì thành phần beta carotene trong quả này sẽ khiến da dễ bị đổi màu.
Lưu ý an toàn cho người bị trào ngược dạ dày khi ăn đu đủ
Ngoài giải đáp vấn đề “trào ngược dạ dày có ăn được đu đủ không?”, chuyên gia cũng đưa ra một số lưu ý an toàn cho người bệnh khi ăn đu đủ
- Tuyệt đối không ăn hạt đu đủ vì chúng có chứa chất độc carpine, nếu ăn nhiều sẽ gây suy nhược thần kinh, suy mạch.
- Chuyên gia khuyến nghị chỉ ăn khoảng 500g đu đủ mỗi ngày, ăn vượt quá mức độ được cho phép gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Không nên ăn hoặc uống đu đủ trong lúc đói vì sẽ gây cồn cào bụng, nghiêm trọng hơn là gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
- Nếu sau khi dùng đu đủ, cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng dữ dội, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy,… cần thăm khám bác sĩ để được xử lý an toàn.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi trào ngược dạ dày có ăn được đu đủ không? Nên ăn thế nào? Thông qua đó, người bệnh có thể chủ động xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp thúc đẩy tốc độ hồi phục sức khỏe cho hệ tiêu hóa nhanh nhất.
Xem Thêm:
- Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Trái Cây Gì Và Không Nên Ăn Gì?
- Trào Ngược Dạ Dày Có Ăn Được Bưởi Không? Giải Đáp Chi Tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!