Trào Ngược Dạ Dày Có Ăn Được Bưởi Không? Giải Đáp Chi Tiết

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trào ngược dạ dày là một căn bệnh tiêu hóa ngày càng phổ biến. Người bệnh khi gặp phải tình trạng này cần kiêng khem nhiều thứ, đặc biệt là những loại thực phẩm chua và có tính axit. Một trong những thắc mắc phổ biến của bệnh nhân là trào ngược dạ dày có ăn được bưởi không? Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn về vấn đề này.

Bị trào ngược dạ dày có ăn được bưởi không?

Bưởi là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng, dễ sử dụng. Trong thành phần của bưởi có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa,… Những chất này có tác dụng giúp cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón, đầy hơi, khó tiêu, tăng cường miễn dịch và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, gan thận, thần kinh,…

Tuy nhiên do bưởi cũng là một loại trái cây có múi và có tính axit nên nhiều người bệnh băn khoăn không biết trào ngược dạ dày nên ăn gì? Tào ngược dạ dày có ăn được bưởi không?

Người bệnh băn khoăn không biết trào ngược dạ dày có ăn được bưởi không
Người bệnh băn khoăn không biết trào ngược dạ dày có ăn được bưởi không

Theo các chuyên gia y tế, người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn bưởi. Nguyên nhân là bởi trong thành phần của bưởi có chứa hàm lượng lớn axit. Độ pH của bưởi rơi vào khoảng 3-3,5. Khi sử dụng với hàm lượng cao có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, gia tăng các triệu chứng của bệnh trào ngược như ợ nóng, khó tiêu, đau rát ngực.

Ngoài ra, bưởi có thể tương tác với một số loại thuốc thường dùng để cách trị trào ngược dạ dày, đặc biệt là thuốc ức chế bơm proton (PPI) như: Omeprazole (Prilosec), Lansoprazole (Prevacid), Rabeprazole (Nexium), Esomeprazole (Nexium), Pantoprazole (Protonix).

Trong thành phần của bưởi có chứa furanocoumarin, một hợp chất có khả năng ức chế enzyme CYP3A4 trong ruột. CYP3A4 đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thuốc ức chế bơm proton. Khi enzyme CYP3A4 bị ức chế, nồng độ thuốc trong máu sẽ tăng cao, dẫn đến nguy cơ gặp phải tác dụng phụ như: Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, phát ban.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Đông y thì vỏ bưởi, hạt bưởi đều có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Cụ thể:

  • Vỏ bưởi: Chứa tinh dầu, naringenin và pectin, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu cơn đau, giảm cảm giác ợ nóng, ợ chua, chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương do axit dạ dày.
  • Hạt bưởi: Chứa naringenin, limonin và chất xơ, giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, kích thích tiết dịch mật, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm bớt tình trạng đầy bụng, khó tiêu cho người bị trào ngược dạ dày.

Dựa theo phân tích, có thể thấy người bệnh không nhất thiết phải kiêng sử dụng bưởi. Nhưng cần sử dụng các thành phần của quả bưởi đúng cách, đúng liều lượng.

Hướng dẫn sử dụng bưởi cho người bị trào ngược

Sau khi đã giải đáp thắc mắc “trào ngược dạ dày có nên ăn bưởi không“, người bệnh cần sử dụng bưởi đúng cách để tránh làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Thời điểm sử dụng:

  • Nên ăn bưởi sau bữa ăn ít nhất 1 tiếng. Việc ăn bưởi khi đói bụng hoặc trong bữa ăn có thể làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và gây ra các triệu chứng trào ngược như ợ nóng, ợ chua.
  • Tránh ăn bưởi vào buổi tối vì điều này có thể khiến bạn khó tiêu, đầy bụng và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nên ăn bưởi sau bữa ăn ít nhất 1 tiếng
Nên ăn bưởi sau bữa ăn ít nhất 1 tiếng

Cách sử dụng:

  • Nên ăn bưởi tươi thay vì uống nước ép bưởi. Vì nước ép bưởi chứa nhiều axit hơn, có thể gây kích ứng dạ dày và làm nặng thêm tình trạng trào ngược.
  • Dùng vỏ bưởi sấy khô, mỗi lần dùng khoảng 10-15g để sắc lấy nước uống hoặc dùng để pha trà.
  • Hạt bưởi phơi khô, sao vàng, tán thành bột mịn, mỗi ngày pha 1 thìa nhỏ với nước ấm và uống trước khi ăn 30 phút.

Liều lượng:

  • Không nên ăn quá nhiều bưởi vì có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn. 
  • Liều lượng phù hợp là khoảng 100g/ngày, mỗi tuần chỉ ăn khoảng 1-2 lần.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày có ăn được bưởi không. Tóm lại người bị trào ngược dạ dày có thể ăn bưởi nhưng cần lưu ý một số vấn đề để tránh làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Hãy áp dụng những hướng dẫn trong bài viết này để sử dụng bưởi một cách an toàn và hiệu quả.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...