Trào Ngược Dạ Dày Ăn Khoai Mì Được Không? Lưu Ý Khi Ăn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người đang mắc bệnh về đường tiêu hóa. Vậy nên, vấn đề trào ngược dạ dày ăn khoai mì được không đang được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết cho vấn đề này.

Giải đáp trào ngược dạ dày ăn khoai mì được không?

Khoai mì (còn gọi là sắn) là một loại củ giàu tinh bột, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, với những người có chế độ dinh dưỡng khắt khe như người bệnh trào ngược dạ dày ăn khoai mì được không?

Chuyên gia giải đáp, người bị trào ngược dạ dày không nên ăn khoai mì. Bởi nghiên cứu Y học phát hiện trong khoai mì có một lượng nhỏ linamarin – một hợp chất tự nhiên phân hủy thành cyanide (xút độc) trong dạ dày.

Mặc dù hàm lượng cyanide trong khoai mì được chế biến đúng cách thường rất thấp và không đủ gây hại, nhưng đối với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày, acid dạ dày có thể làm tăng quá trình phân hủy linamarin, kích phát giải phóng nhiều cyanide hơn.

Bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn khoai mì
Bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn khoai mì

Ngoài ra, khoai mì cũng tiềm ẩn một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hoặc gây nặng thêm triệu chứng trào ngược dạ dày như:

  • Tính nóng: Theo Đông y, khoai mì có tính nhiệt. Điều này có thể khiến cơ thể nóng lên từ bên trong, gây ra cảm giác khó chịu, đầy bụng, ợ hơi ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày.
  • Khó tiêu: Lượng lớn tinh bột trong khoai mì, đặc biệt là loại khoai mì chưa được nấu chín kỹ, có thể làm dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa kéo dài này có thể làm tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, tạo điều kiện cho dịch acid trào ngược lên thực quản.

Qua những phân tích trên, có thể thấy khoai mì là thực phẩm không được khuyến khích tiêu thụ cho người bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, với những trường hợp trào ngược mức độ nhẹ, người bệnh có thể ăn khoai mì nhưng với điều kiện là kiểm soát lượng ăn, cách ăn theo đúng hướng dẫn từ chuyên gia.

Hướng dẫn cách ăn khoai mì cho người bị trào ngược dạ dày

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách ăn khoai mì không gây hại cho người đang bị trào ngược dạ dày:

Chế biến khoai mì đúng cách:

  • Luộc chín kỹ: Khoai mì cần được luộc chín kỹ để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn độc tố linamarin. Khi luộc, nên hở nắp nồi để giúp linamarin bay hơi. Ngâm hoặc ủ khoai mì trong nước lạnh vài giờ trước khi chế biến cũng có thể giúp giảm bớt lượng linamarin.
  • Hạn chế chiên, nướng: Những phương pháp chế biến này có thể làm tăng lượng linamarin trong khoai mì. Ngoài ra, cách chế biến này cũng gây tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh trào ngược dạ dày.
  • Kết hợp với thực phẩm tốt: Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì rất quan trọng, chuyên gia khuyến nghị khi ăn khoai mì nên kết hợp cùng các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho hệ tiêu hóa.
Luộc chín kỹ khoai mì để loại bỏ độc tố
Luộc chín kỹ khoai mì để loại bỏ độc tố

Liều lượng tiêu thụ:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng khoai mì trung bình nên ăn mỗi ngày cho người bị trào ngược dạ dày khoảng 100 gram. Lượng này tương đương với 1 củ khoai mì cỡ vừa (kích thước 10 – 15cm).

Thời điểm tiêu thụ:

  • Tránh ăn khoai mì vào buổi sáng khi bụng đói bởi việc này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu.
  • Thời điểm nên ăn khoai mì là các bữa xế trong ngày, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không gây ảnh hưởng đến tình trạng trào ngược dạ dày.

Ngừng ăn khi có phản ứng bất thường

Nếu bạn bị trào ngược dạ dày và vẫn muốn ăn khoai mì, hãy theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu khoai mì gây ra các triệu chứng trào ngược như ợ nóng, khó tiêu, thì nên ngừng ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bài viết giải đáp chi tiết câu hỏi trào ngược dạ dày ăn khoai mì được không. Mặc dù khoai mì không hoàn toàn bị cấm đối với người bị trào ngược dạ dày, nhưng cần lưu ý đến cách chế biến, liều lượng và tình trạng bệnh lý. Tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp giúp kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.

Chương trình VTV2 – Vì sức khỏe người Việt đồng hành cùng chuyên gia – Thạc sĩ bác sĩ Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện YHCT TW, hơn 40 năm kinh nghiệm) đã giới thiệu bài thuốc Sơ can Bình vị tán “xóa bỏ” trào ngược dạ dày tận gốc chỉ sau 1-3 tháng. Bạn đọc nếu chưa tìm được giải pháp chữa dứt điểm trào ngược, có thể tham khảo bài thuốc YHCT lành tính này của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Liên hệ chuyên gia Thuốc dân tộc tư vấn chữa trào ngược bằng giải pháp YHCT

Liên hệ BS Tuyết Lan tư vấn

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...