Trào Ngược Dạ Dày Ăn Khổ Qua Được Không? Nên Ăn Thế Nào?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Khổ qua (mướp đắng) là loại quả có đặc trưng là vị đắng khó ăn, tuy nhiên lại được các chuyên gia y tế đánh giá cao về những tác dụng mang lại cho sức khỏe. Vậy với những người đang bị trào ngược dạ dày ăn khổ qua được không? Trong bài viết dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ giúp bạn giải đáp cho câu hỏi này.

Giải đáp trào ngược dạ dày ăn khổ qua được không?

Khổ qua (mướp đắng) là một loại rau dân dã quen thuộc, được biết đến với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người bị trào ngược dạ dày ăn khổ qua được không?

Chuyên gia khẳng định người đang mắc bệnh trào ngược dạ dày ăn được khổ qua. Đặc biệt, khi ăn đúng cách sẽ giúp hỗ trợ thuyên giảm bệnh tình và thúc đẩy tốc độ phục hồi sức khỏe. Hiệu quả này đã được chứng minh trong cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại như sau:

Theo Y học cổ truyền: Khổ qua có tính hàn, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa. Từ đó hỗ trợ phân giải thức ăn dễ dàng, hạn chế dạ dày co bóp mạnh gây tiết acid dịch vị gây trào ngược dạ dày.

Người bị bệnh trào ngược dạ dày ăn được khổ qua
Người bị bệnh trào ngược dạ dày ăn được khổ qua

Theo Y học hiện đại: Nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã chỉ ra một số hoạt chất có trong khổ qua có lợi cho hệ tiêu hóa, mang lại lợi ích cho người bệnh trào ngược như sau:

  • Giảm axit dạ dày: Khổ qua có chứa các hoạt chất giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày như glycosid, Alcaloid, Saponin, Tanin,… Từ đó giảm bớt tình trạng ợ nóng, ợ chua và khó chịu do trào ngược axit.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra trong khổ qua có chứa các chất như kẽm, kali, sắt, đặc biệt là Charantin kích thích tiết dịch tiêu hóa, giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn, giảm nguy cơ đầy bụng, khó tiêu – những triệu chứng thường gặp ở người bệnh trào ngược dạ dày.
  • Làm lành niêm mạc dạ dày: Các hoạt chất chống viêm và chống loét trong khổ qua như Momordicine và Cucurbitacin giúp hỗ trợ kháng khuẩn, chống nấm, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác nhân gây hại.
  • Tăng cường đề kháng: Hàm lượng lớn vitamin A và vitamin C có trong mướp đắng giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể, chống lại sự tấn công của acid dịch vị và hại khuẩn gây bệnh trào ngược. Đồng thời cũng giúp hạn chế tình trạng trào ngược tái phát dai dẳng sau điều trị.
  • Kiểm soát đường huyết: Khổ qua có thể giúp điều hòa lượng đường huyết, đây là một lợi ích đáng kể cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường – một yếu tố nguy cơ góp phần gây trào ngược dạ dày.

Với cơ chế trên, khổ qua trở thành một trong những thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào thực đơn hằng ngày cho người bệnh trào ngược dạ dày nhằm giảm triệu chứng và thúc đẩy tốc độ phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa.

3 món từ khổ qua tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Dưới đây là các món ăn được khuyến khích bổ sung hằng ngày cho người bị trào ngược dạ dày.

Nước ép khổ qua

Nước ép khổ qua là một thức uống đơn giản, dễ làm và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Mỗi tuần uống khoảng 3 – 4 cốc nước ép khổ qua sẽ giúp tình trạng trào ngược được thuyên giảm rõ rệt.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 2 quả khổ qua.
  • 100ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Rửa kỹ khổ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Cắt bỏ hai đầu của khổ qua, sau đó gọt từng khoanh mỏng để dễ dàng ép lấy nước.
  • Cho khổ qua đã cắt vào máy ép trái cây, ép lấy nước và loại bỏ bã.
  • Pha loãng nước ép khổ qua với nước lọc theo tỷ lệ 1:1 hoặc theo khẩu vị của bạn.
  • Nếu bạn muốn giảm bớt vị đắng của khổ qua, có thể thêm một ít mật ong vào nước ép.
  • Thưởng thức nước ép khổ qua ngay sau khi ép để giữ được hương vị và dưỡng chất tốt nhất.

Trà khổ qua

Ngoài làm nước ép, người bệnh có thể đa dạng cách dùng loại thực phẩm này với thức uống trà khổ qua. Tuy trải qua bước phơi khô nhưng trà vẫn đảm bảo giữ được các hoạt chất tốt hỗ trợ trào ngược dạ dày.

Nguyên liệu: Khổ qua tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch khổ qua, sau đó cắt thành từng lát mỏng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy trong lò nướng cho đến khi khô hoàn toàn.
  • Bảo quản khổ qua khô trong bình hoặc túi kín.
  • Mỗi lần sẽ lấy 10g (khoảng 1 nắm nhỏ) cho vào ấm, rót thêm 500ml nước sôi, đậy kín nắp và ủ trà trong 15 phút.
  • Rót trà ra chén, nếu muốn giảm bớt vị đắng của khổ qua, có thể thêm một ít mật ong vào trà.
  • Thưởng thức trà khổ qua nóng hoặc nguội tùy theo sở thích.
Sấy khô khổ qua làm trà uống hằng ngày
Sấy khô khổ qua làm trà uống hằng ngày

Trào ngược dạ dày ăn khổ qua nhồi thịt

Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì? Chuyên gia khuyến khích người bệnh bổ sung món khổ qua nhồi thịt vào thực đơn. Vị đắng nhẹ của khổ qua kết hợp với vị béo ngậy của thịt tạo nên hương vị hài hòa, kích thích vị giác cho người bị trào ngược. Đặc biệt, món ăn này cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, giúp thúc đẩy tốc độ phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa, ngăn ngừa trào ngược tái phát.

Chuẩn bị nguyên liệu:.

  • 3 – 4 quả khổ qua
  • 200g thịt heo xay.
  • 100g nấm mèo.
  • 1 củ hành tím.
  • Gia vị: Muối, hạt tiêu, hạt nêm, đường và dầu ăn.

Cách thực hiện:

  • Khổ qua rửa sạch, cắt đôi theo chiều dọc, loại bỏ ruột và hạt.
  • Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở mềm, sau đó rửa sạch, băm nhuyễn.
  • Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn.
  • Cho thịt heo xay vào tô, thêm hành tím băm, nấm mèo băm, 1 thìa muối, 1/2 thìa tiêu, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 1 thìa dầu ăn. Trộn đều hỗn hợp thịt và ướp trong 15 phút.
  • Dùng muỗng nhỏ hoặc tay nhồi hỗn hợp thịt vào trong ruột khổ qua. Nên nhồi chặt tay để thịt không bị lỏng ra khi nấu.
  • Dùng kim nhọn hoặc tăm xiên qua khổ qua để giữ thịt không bị bung ra.
  • Cho nước vào nồi, xếp khổ qua nhồi thịt vào nồi hấp, hấp trong khoảng 25 phút cho chín mềm.
  • Lấy khổ qua nhồi thịt ra khỏi nồi hấp, rắc hành lá cắt nhỏ lên trên rồi thưởng thức.

Đối tượng không nên ăn khổ qua

Nếu người bị trào ngược dạ dày cũng nằm trong nhóm đối tượng dưới đây, chuyên gia khuyến nghị không nên ăn khổ qua vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Phụ nữ mang thai: Nên hạn chế ăn khổ qua vì có thể gây co thắt tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Phụ nữ cho con bú: Một số hoạt chất có trong khổ qua không tốt cho sức khỏe trẻ sơ sinh có thể được truyền qua sữa mẹ.
  • Người có cơ địa lạnh: Khổ qua có tính hàn, vậy nên những người có cơ địa lạnh khi ăn loại thực phẩm này sẽ dẫn đến đầy bụng, tiêu chảy.
  • Người đang dùng thuốc Tây: Các hoạt chất trong khổ qua có thể gây tương tác và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc huyết áp, thuốc tiểu đường.
  • Người bị thiếu canxi: Trong khổ qua có thành phần axit oxalic làm cản trở khả năng hấp thu canxi của cơ thể, do đó những người bị thiếu canxi hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.

Trường hợp mới ăn, bạn có thể ăn thử 1 ít rồi theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu xuất hiện dấu hiệu mẩn ngứa, buồn nôn, đau bụng,… thì nên ngừng tiêu thụ.

Ngừng ăn khổ qua khi thấy những dấu hiệu bất thường
Ngừng ăn khổ qua khi thấy những dấu hiệu bất thường

Lưu ý khi ăn khổ qua cho người bệnh trào ngược dạ dày

Chuyên gia đưa ra một số lưu ý quan trọng cho người bệnh trào ngược dạ dày khi ăn khổ qua:

  • Cách chế biến: Ưu tiên nấu chín thay vì ăn sống, bởi nấu chín sẽ giúp giảm bớt vị đắng và tính hàn của khổ qua, đồng thời giúp dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, bạn ưu tiên lựa chọn phương pháp hấp, luộc, hạn chế làm khổ qua xào nấu nhiều dầu mỡ.
  • Liều lượng tiêu thụ: Nên ăn khổ qua với lượng vừa phải, khoảng 50 – 100g mỗi ngày, chia thành nhiều bữa nhỏ.
  • Không ăn hạt khổ qua: Hạt mướp đắng chứa các chất có thể gây sốt, đau đầu, nôn mửa, đau bụng, hôn mê. Vì vậy khi bạn nên loại bỏ hoàn toàn phần hạt trước khi sử dụng.
  • Thời điểm ăn: Chuyên gia khuyến nghị nên ăn khổ qua vào bữa sáng hoặc trưa. Không nên ăn khổ qua vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ vì có thể gây khó tiêu, mất ngủ.
  • Thực phẩm kiêng kị kết hợp: Một số thực phẩm kiêng kị với khổ qua bao gồm sườn heo, tôm, măng cụt, đồng thời hạn chế uống trà sau khi ăn khổ qua vì sẽ gây khó tiêu.
  • Theo dõi tình trạng trào ngược: Sau một thời gian dùng khổ qua, người bệnh cần theo dõi sát sao tình trạng trào ngược. Nếu thấy triệu chứng bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn cần ngừng hoặc giảm bớt lượng tiêu thụ.

Bài viết giải đáp chi tiết cho câu hỏi trào ngược dạ dày ăn khổ qua được không. Một lần nữa chuyên gia khẳng định người bị bệnh trào ngược có thể ăn khổ qua để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Nhưng cần sử dụng một cách hợp lý, đúng liều lượng, đúng cách chế biến để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Thạc sĩ bác sĩ Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện YHCT TW) cảnh báo: “Trào ngược dạ dày kéo dài gây nhiều biến chứng khó lường: viêm loét dạ dày, ung thư thực quản, mất giọng,… Do đó, nên tìm giải pháp điều trị phù hợp và xử lý tình trạng này dứt điểm từ đầu.”

ThS BS Tuyết Lan chia sẻ về phương pháp chữa trào ngược bằng Đông y
ThS BS Tuyết Lan chia sẻ về phương pháp chữa trào ngược bằng Đông y

Theo đó, ThS. BS Tuyết Lan cũng khuyên dùng bài thuốc YHCT trị trào ngược dạ dày hiệu quả 14 năm của Trung tâm Thuốc dân tộc: Sơ can Bình vị tán. Liên hệ Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn phác đồ điều trị phù hợp bằng Sơ can Bình vị tán.

Liên hệ BS tư vấn bệnh lý và phác đồ điều trị dứt điểm

Liên hệ BS Tuyết Lan tư vấn

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...