Uống Thuốc Tây Trị Ho Có Đờm – Ưu Điểm Và Điều Cần Lưu Ý

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Uống thuốc Tây trị ho có đờm thường mang lại hiệu quả nhanh do dược tính mạnh. Tuy nhiên việc sử dụng sai thuốc hoặc không đúng liều dùng có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nguy hại cho cơ thể. Do đó, người bệnh được khuyến cáo thăm khám bác sĩ trước khi dùng, đồng thời tuân thủ theo hướng dẫn điều trị để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.

Uống thuốc Tây trị ho có đờm tốt không? Các loại phổ biến

Dùng thuốc Tây y điều trị ho có đờm thường mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà thuốc mang lại, không ít người gặp phải các tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc. Vậy ưu và nhược điểm của hướng điều trị này này gì?

Uống thuốc Tây trị ho có đờm tốt không? Các loại phổ biến
Uống thuốc Tây trị ho có đờm tốt không?

Ưu điểm uống thuốc Tây trị ho có đờm:

  • Thuốc Tây có dược tính mạnh giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu cho người bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
  • Thuốc thường được bào chế nhiều dạng khác nhau như viên nén, siro ho, viên ngậm,… đáp ứng đa dạng đối tượng người dùng.
  • Không cần tốn thời gian sắc thuốc, thuốc dễ dàng mang theo và sử dụng bất kỳ đâu.
  • Thuốc thường có giá phù hợp, không quá đắt đỏ.

Nhược điểm uống thuốc Tây trị ho có đờm:

  • Thuốc có dược tính mạnh có nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.
  • Một số người bị dị ứng với hoạt chất trong thuốc tân dược.
  • Sử dụng thiếu – thừa liều dùng thuốc có nguy cơ gây hại sức khỏe, ảnh hưởng kết quả điều trị.
  • Trẻ em có thể ăn phải thuốc nếu phụ huynh không để nơi xa tầm với của trẻ, do thuốc thường có màu sắc làm trẻ nhầm lẫn với kẹo.

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên việc sử dụng thuốc Tây cần thông qua hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để hạn chế nguy rủi ro gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số thuốc Tây trị ho có đờm được sử dụng phổ biến hiện nay:

1. Thuốc Tây trị ho có đờm Carbocistein

Thuốc Carbocistein là một trong những thuốc trị ho có đờm được bác sĩ chỉ định phổ biến hiện nay. Công dụng chính của thuốc giúp làm loãng đờm, tiêu đờm nhầy trong đường hô hấp.

Uống thuốc Tây trị ho có đờm tốt không? Các loại phổ biến
Thuốc Carbocistein là một trong những thuốc trị ho có đờm được bác sĩ chỉ định phổ biến hiện nay

Carbocistein được dùng cho bệnh nhân bị ho có đờm, nguyên nhân do mắc chứng phổi tắc nghẽn từ trung bình tới tình trạng nặng, hoặc do các bệnh lý về đường hô hấp mãn tính khác. Ngoài ra, thành phần của thuốc còn chứa nhiều hoạt chất giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây hại, giúp làm sạch đường hô hấp.

Liều dùng tham khảo:

  • Người lớn: Uống mỗi lần 2 viên, ngày 3 lần sáng, trưa, tối. Khi các triệu chứng thuyên giảm, hạ liều dùng xuống mỗi lần 1 viên đến khi dứt điểm bệnh.
  • Trẻ em: Nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chống chỉ định: Thuốc Carbocistein chống chỉ định cho đối tượng bị dị ứng với thành phần có trong thuốc, người không dung nạp fructose, glucose hoặc những trường hợp người bệnh thiếu hụt men sucrose isomaltase. Đặc biệt không dùng nếu người bệnh mắc bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết trong máu tăng cao.

Tác dụng phụ: Trong quá trình dùng thuốc Carbocistein người bệnh có khả năng gặp phải các tác dụng phụ như phát ban, nổi mề đay, mẩn ngứa, thở khò khè, sưng môi, miệng,… một số người bị xuất huyết tiêu hóa. Thông báo với bác sĩ nếu triệu chứng bất thường trở nặng trong thời gian điều trị.

2. Thuốc Ambroxol trị ho có đờm

Ambroxol cũng là thuốc trị ho có đờm quen thuộc. Trong đó, Ambroxol là hoạt chất được chuyển hóa từ Bromhexin. Công dụng chính mà thuốc mang lại giúp tiêu dịch đờm bị ứ đọng bên trong đường hô hấp, cải thiện triệu chứng khó thở cho người bệnh nhờ tăng cường quá trình dẫn lưu khí cho cơ thể người bệnh.

Uống thuốc Tây trị ho có đờm tốt không? Các loại phổ biến
Ambroxol cũng là thuốc trị ho có đờm quen thuộc

Ambroxol được chỉ định cho đối tượng đang bị ho có đờm do mắc phải các bệnh lý như hen phế quản, bệnh viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản hen. Ngoài ra, thuốc cùng được chỉ định đối với một số trường hợp khác không có trong danh mục được liệt kê.

Liều dùng tham khảo:

  • Người lớn uống mỗi ngày từ 30mg đến 120mg, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
  • Trẻ em uống theo hướng dẫn của bác sĩ, thường sử dụng siro. Với bé từ 2 – 5 tuổi dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1/2 muỗng cà phê siro ho. Trẻ lớn hơn 5 tuổi uống mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê siro ho.

Chống chỉ định: Không dùng Ambroxol cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Lưu ý không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, người đang mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, ho ra máu hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa, dị ứng khác.

Tác dụng phụ: Người bệnh khi dùng thuốc có nguy cơ gặp phải một số phản ứng phụ kèm theo như ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn, nôn,…

3. Thuốc chữa ho đờm Acemuc

Thuốc Acemuc được bào chế chủ yếu dưới dạng cốm, dùng điều trị tình trạng ho có đờm hoặc các vấn đề hô hấp khác như viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang,…. Với thành phần chính có trong thuốc là acetylcysteine.

Thuốc Acemuc được bào chế chủ yếu dưới dạng cốm
Thuốc Acemuc dùng điều trị tình trạng ho có đờm

Liều dùng tham khảo:

  • Trẻ em từ 2 – 7 tuổi dùng mỗi lần 1 gói, ngày 2 lần.
  • Trẻ trên 7 tuổi và người lớn dùng mỗi lần 1 gói, ngày 3 lần.
  • Nhớ hòa tan thuốc hoàn toàn trong nước trước khi dùng.

Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc đối với trẻ em dưới 2 tuổi, người dị ứng với thành phần trong thuốc. Thận trọng trước khi dùng với đối tượng bị hen suyễn hoặc mắc bệnh lý về di truyền phenylceton niệu.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như tiêu chảy, đau bao tử, buồn nôn, nhịp tim tăng, bong tróc da, sưng môi miệng, nổi mề đay,… Thông báo với bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng nặng nề xuất hiện.

4. Thuốc Tây trị ho có đờm Eprazinon

Eprazinon có thành phần chính là eprazinon dihydrochloride, hoạt chất có tác dụng long đờm, làm loãng đờm đường hô hấp. Công dụng giúp giảm ho có đờm và các vấn đề khác. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm, viên nén bao phim.

Uống thuốc Tây trị ho có đờm tốt không? Các loại phổ biến
Eprazinon có thành phần chính là eprazinon dihydrochloride, hoạt chất có tác dụng long đờm

Thuốc Eprazinon được chỉ định cho đối tượng bị ho có đờm do mắc bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính, người bị suy hô hấp mãn tính, viêm họng, hen phế quản,… Với cơ chế gắn thụ thể mucine trong đường hô hấp, ngăn quá trình protein viêm gắn vào các thụ thể này từ đó làm long đờm và giảm co thắt phế quản.

Liều dùng tham khảo: Sử dụng theo liều dùng được bác sĩ hướng dẫn. Mỗi lần dùng khoảng 1 – 2 viên 50mg, uống ngày 2 lần. Dùng thuốc tối đa không quá 5 ngày, trường hợp triệu chứng không thuyên giảm nên tái khám để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Chống chỉ định: Không sử dụng Eprazinon lên người bị co giật, phụ nữ đang cho con bú, người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

Tác dụng phụ: Eprazinon ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Tuy nhiên một số trường hợp điều trị bằng thuốc có thể bị rối loạn tiêu hóa hoặc một số phản ứng nhẹ ngoài da, đặc biệt là người có cơ địa nhạy cảm.

5. Thuốc Terpinzoat – Trị ho có đờm

Thuốc trị ho có đờm khá đa dạng, hiện nay Terpinzoat là loại cũng được chỉ định phổ biến. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng, thành phần mỗi viên thuốc gồm 100mg terpin hydrat, 50g natri benzoat.

Uống thuốc Tây trị ho có đờm tốt không? Các loại phổ biến
Thuốc trị ho có đờm khá đa dạng, hiện nay Terpinzoat là loại cũng được chỉ định phổ biến

Terpinzoat có công dụng làm loãng dịch đờm, giảm triệu chứng ho cho người bệnh. Thuốc có thể được chỉ định sử dụng cho trường hợp ho có đờm liên quan đến các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản cấp và mãn tính,…

Liều dùng tham khảo:

  • Trẻ em trên 30 tháng tuổi dùng mỗi lần 1 viên, uống ngày 2 lần.
  • Người lớn uống mỗi lần 1 – 2 viên, ngày uống 2 – 3 lần.
  • Lưu ý uống thuốc với cốc nước ấm đầy để thuốc thẩm thấu tốt hơn.

Chống chỉ định: Không dùng Terpinzoat cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi, người bị dị ứng thành phần thuốc, trẻ bị động kinh, sốt cao co giật.

6. Thuốc Bromhexin chữa trị ho có đờm

Thuốc Bromhexin được bác sĩ kê đơn cho người đang gặp các vấn đề hô hấp gây ho có đờm. Thành phần chính có trong thuốc là bromhexin hydrochloride. Tác dụng giảm ho, cải thiện tình trạng vướng đờm ở cổ họng, tránh khó thở, thở khò khè,… nhờ vào cơ chế long đờm.

Uống thuốc Tây trị ho có đờm tốt không? Các loại phổ biến
Thuốc Bromhexin được bác sĩ kê đơn cho người đang gặp các vấn đề hô hấp gây ho có đờm

Các hoạt chất có trong thuốc Bromhexin sẽ tác động trực tiếp lên cấu trúc dịch nhầy, làm chúng đứt gãy liên kết, giảm độ đặc quánh, giúp người bệnh ho khạc tống chúng ra ngoài dễ dàng hơn. Hiện nay thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, viên bọc đường, siro hoặc dung dịch tiêm đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng.

Liều dùng tham khảo:

  • Người lớn uống ngày 3 lần, mỗi lần từ 8mg đến 16mg.
  • Trẻ em uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dùng thuốc sau khi ăn hoặc trong bữa ăn.

Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người quá mẫn với thành phần của thuốc.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng Bromhexin người bệnh có thể gặp phải một vài vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng,… Bên cạnh đó, một số người có nguy cơ bị đau đầu, toát nhiều mồ hôi, nổi mề đay, chóng mặt,… Cần thông báo với bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng bất thường xảy ra trong quá trình điều trị.

7. Acetylcystein – Thuốc Tây trị ho có đờm

Acetylcystein cũng là một trong các thuốc Tây trị ho có đờm được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế phân tách làm đôi cầu nối disulfua trong mocoprotein. Nhờ đó, người bệnh có thể dễ dàng loại bỏ dịch đờm ra ngoài thông qua phản ứng ho, khạc.

Uống thuốc Tây trị ho có đờm tốt không? Các loại phổ biến
Acetylcystein cũng là một trong các thuốc Tây trị ho có đờm được sử dụng phổ biến hiện nay

Ngoài dùng điều trị tình trạng ho có đờm, thuốc Acetylcystein còn dùng điều trị bệnh lý về gan do ngộ độc thuốc paracetamol. Thông thường bác sĩ chỉ định Acetylcystein cho người bị ho có đờm do viêm phế quản cấp. Hiện nay thuốc có các dạng bào chế chính là bột pha, viên sủi hoặc dạng cốm dùng cho trẻ em.

Liều dùng tham khảo:

  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần nửa gói thuốc.
  • Trẻ từ 6 – 14 tuổi uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 gói thuốc.
  • Trẻ lớn hơn 14 tuổi và người lớn uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 – 2 gói,

Hòa tan thuốc với nước lọc hoặc nước ấm trước khi uống, không dùng trực tiếp. Nên bổ sung nhiều nước trong quá trình điều trị bằng thuốc Acetylcystein để giúp tăng hiệu quả làm loãng đờm.

Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người bị dị ứng với thành phần trong thuốc, người bị hen suyễn. Thận trọng trước khi dùng cho phụ nữ có bầu hoặc đang cho con bú. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như ù tai, nhức đầu, nổi mẫn đỏ, ngứa, buồn ngủ, buồn nôn, nôn, rét run,…

8. Thuốc Tây trị ho có đờm Terpin hydrate

Thuốc Terpin hydrate được sử dụng trong điều trị tình trạng ho có đờm, được bào chế từ codein photphat kết hợp cùng terpinol. Thuốc có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương giúp ức chế hoạt động hô hấp, giảm cơn ho và cải thiện triệu chứng đau rát cổ họng. Đồng thời làm loãng dịch đờm thông thoáng đường hô hấp.

Uống thuốc Tây trị ho có đờm tốt không? Các loại phổ biến
Thuốc Terpin hydrate được sử dụng trong điều trị tình trạng ho có đờm

Liều dùng tham khảo:

  • Người lớn uống mỗi ngày 3 – 4 lần, liều dùng từ 85mg – 130mg.
  • Trẻ em uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người có tiền sử hen suyễn, suy hô hấp, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người vừa phẫu thuật nạo VA hoặc cắt amidan.

Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng phụ như buồn ngủ, nôn ói, choáng váng, chán ăn, khó chịu dạ dày, phát ban,… Thông báo với bác sĩ khi gặp phải các tác dụng phụ nặng nề.

Lưu ý khi uống thuốc Tây trị ho có đờm

Sử dụng thuốc Tây trị ho có đờm như đã đề cập mang lại các lợi ích tích cực tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu các nguy cơ gây hại sức khỏe và kết quả điều trị. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề:

Lưu ý khi uống thuốc Tây trị ho có đờm
Dùng thuốc đúng liều dùng theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Dựa vào tình trạng ho và bệnh lý đang gặp phải của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Người bệnh không được khuyến cáo tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa thông qua thăm khám.
  • Dùng thuốc quá liều, thiếu liều có thể gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt nguy cơ bệnh có khả năng trở nặng làm ảnh hưởng kết quả điều trị.
  • Không tự ý kết hợp thuốc khi chưa được bác sĩ hướng dẫn sử dụng. Trường hợp gặp phải các tác dụng phụ nặng nề, bất thường cần thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ điều chỉnh liều dùng, thuốc phù hợp hơn.
  • Thông báo với bác sĩ các thuốc đang sử dụng trước khi dùng thuốc trị ho có đờm để tránh gặp phải các tương tác không mong muốn.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần ăn uống đầy đủ, chọn món mềm, dễ nuốt để tránh làm cơn ho nghiêm trọng hơn. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm tốt giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, xây dựng thói quen tập luyện thể dục, vận động cơ thể để tăng cường lưu thông máu. Đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

Trên đây là một số thuốc Tây trị ho có đờm được sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn đọc có thể tham khảo, tuy nhiên nên thông qua thăm khám y tế trước khi dùng để sử dụng đúng thuốc, đúng bệnh. Đồng thời, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để hạn chế rủi ro gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn trong thời gian điều trị.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Bài Thuốc Mề Đay Tiêu Ban Giải Độc Thang Kết Tinh Giá Trị Thuốc Nam Bản Địa

Bài thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang do Trung Tâm Thuốc Dân Tộc và Viện...
Báo chí, truyền hình đưa tin về hiệu quả bài thuốc sinh lý nam Mãnh lực Phục dương khang

Báo Chí, Truyền Hình Đưa Tin Về Hiệu Quả Bài Thuốc Sinh Lý Nam Mãnh Lực Phục Dương Khang

Bài thuốc sinh lý Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Thuốc dân tộc...
Mỗi bài thuốc được nghiên cứu cẩn thận

Những Nguyên Tắc Vàng Trong Bào Chế Các Bài Thuốc Của Y Diệu Đỗ Minh

Y Diệu Đỗ Minh là thương hiệu thuộc Tập đoàn Nam Y Đỗ Minh, cung...