Trào Ngược Dạ Dày Có Ăn Được Bánh Mì Không? Ăn Loại Nào?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bánh mì là một món ăn sáng phổ biến của người Việt. Tuy nhiên do nó có chứa nhiều calo, tinh bột và đường nên không phải ai cũng có thể sử dụng được. Vậy người bị trào ngược dạ dày có ăn được bánh mì không? Nên sử dụng loại bánh mì nào và cần lưu ý những gì? Cùng tham khảo những thông tin sau đây để biết được câu trả lời chính xác.
Người bị trào ngược dạ dày có ăn được bánh mì không?
Bánh mì là một loại thực phẩm được chế biến từ bột mì và nước, sau đó được nướng chín. Bánh mì có rất nhiều chủng loại, hình dạng và kích thước khác nhau, có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Mặc dù là một loại thực phẩm được bán phổ biến trên toàn thế giới và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên nhiều người gặp vấn đề về tiêu hóa vẫn thắc mắc không biết trào ngược dạ dày nên ăn gì? bị trào ngược dạ dày có ăn được bánh mì không?
Các chuyên gia cho biết, người bị trào ngược dạ dày, đau dạ dày hay viêm loét dạ dày đều sử dụng được bánh mì. Vì bánh mì có đặc tính khô, có khả năng thấm hút axit dịch vị dư thừa. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng và hạn chế tối đa vấn đề trào ngược.
Khi bánh mì vào dạ dày, chúng sẽ gánh chịu những tổn thương ở niêm mạc gây ra bởi axit. Bên cạnh đó, chất xơ trong bánh mì cũng giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng tồn đọng thức ăn ở dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh nên chọn loại bánh mì ngọt, mềm, không quá khô cứng, nếu không sẽ khiến cho bệnh trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Trào ngược dạ dày ăn bánh mì loại nào?
Sau khi giải đáp thắc mắc bị trào ngược dạ dày ăn bánh mì được không, bạn cần lựa chọn được bánh mì phù hợp. Bởi không phải bánh mì nào cũng tốt cho sức khỏe người bị trào ngược dạ dày thực quản.
Dưới đây là một số lựa chọn hữu ích dành cho người bệnh.
Bánh mì nguyên cám 100%
Bánh mì nguyên cám có chứa chất xơ và các chất dinh dưỡng lành mạnh như vitamin B, magie, selen và sắt. Để mua được bánh mì nguyên cám 100% bạn nên lựa chọn những sản phẩm có nhãn “bánh mì nguyên cám 100%”.
Bánh mì nguyên hạt 100%
Bánh mì nguyên hạt có chứa các loại ngũ cốc nguyên hạt khác nhau như, giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Bạn nên lựa chọn những loại bánh mì có chứa thành phần chính bao gồm bột kê, bột gạo lứt nguyên hạt, bột ngô nguyên hạt, bánh mì yến mạch nguyên hạt.
Bánh mì yến mạch nguyên hạt
Thành phần chủ yếu của bánh mì yến mạch nguyên hạt là bột mì nguyên hạt và yến mạch. Yến mạch nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, axit béo không bão hòa. Loại bánh mì này có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol, giảm tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư… và đặc biệt rất tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.
Bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt nảy mầm
Các nhà khoa học tại Mỹ đã nghiên cứu và phát hiện ra bánh mì ngũ cốc nảy mầm có chứa chất chống oxy hóa cao hơn bánh mì nguyên hạt không nảy mầm. Ngoài ra các chất dinh dưỡng của nó cũng sẽ dễ dàng được cơ thể hấp thụ hơn. Vì vậy người bị trào ngược dạ dày nên mua các loại bánh mì nguyên hạt nảy mầm để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bánh mì sandwich trắng
Loại bánh mì này có kết cấu mềm mịn từ vỏ bánh đến ruột bánh. Mặt khác, thành phần của bánh mì có chứa nhiều protein và nhiều khoáng chất có lợi khác. Vì vậy người bệnh bị trào ngược dạ dày có thể ăn bánh mì trắng để cải thiện sức khỏe.
Bánh mì lúa mạch đen
Một số nghiên cứu cho thấy trong bánh mì lúa mạch đen sở hữu 20% calo, chất xơ cao gấp 4 lần so với các loại bánh mì thông thường. Tiêu thụ bánh mì đen sẽ giúp bạn cảm thấy no bụng, ổn định tiêu hóa, đồng hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm dầu mỡ khác. Ngoài ra bánh mì đen còn giúp cung cấp thêm lợi khuẩn, giảm trào ngược dạ dày hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng bánh mì cho người bệnh
Mặc dù bánh mì là một loại thực phẩm lành tính, tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người bệnh bị trào ngược dạ dày cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trong thành phần của bánh mì có chứa gluten, gây khó tiêu, táo bón, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy bạn không nên ăn bánh mì thường xuyên mà chỉ nên dùng với liều lượng phù hợp. Người bệnh chỉ nên tiêu thụ từ 1-2 ổ bánh mì/ngày và mỗi tuần chỉ nên ăn từ 3-4 lần là đủ.
- Chỉ nên ăn phần ruột bánh mì vì chúng khá mềm, dễ tiêu hóa, có khả năng thấm hút dịch vị axit hiệu quả. Ngược lại phần vỏ cứng bên ngoài có thể gây tác động xấu tới niêm mạc dạ dày nên bạn cần hạn chế sử dụng.
- Bánh mì đáp ứng nhu cầu khi đói cho người bệnh nhưng lại thiếu giá trị dinh dưỡng. Thường xuyên ăn bánh mì có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, đặc biệt là đối với trẻ em.
- Bánh mì còn là nguyên nhân làm giảm hấp thụ dinh dưỡng từ các thực phẩm khác. Các axit phytic và gluten trong lúa mì sẽ phản ứng hóa học với kẽm, sắt, canxi, đồng thời cũng gây tổn thương tới niêm mạc ruột, làm giảm chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
- Nên nhai bánh mì thật chậm rãi, cẩn thận để hạn chế gây áp lực cho dạ dày.
- Bạn không nên ăn bánh mì vào lúc gần đi ngủ vì sẽ làm cho dạ dày bị chướng bụng, đầy hơi…
- Không nên ăn bánh mì kết hợp với những gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu,… Đồng thời hạn chế ăn những loại bánh mì ngọt, chứa nhiều đường, bơ,… vì nó không tốt cho dạ dày.
- Tránh ăn quá nhiều bánh mì trắng vì loại bánh mì này được pha trộn thêm chất tẩy trắng. Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều hoạt chất này sẽ làm cho tình trạng viêm loét dạ dày nặng hơn.
- Cẩn thận với bánh mì chứa gluten bởi nó không tốt cho những người bị hội chứng ruột kích thích.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trào ngược dạ dày có ăn được bánh mì không. Mong rằng thông qua những chia sẻ này bạn đọc có thể tự xây dựng được cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp.
Xem Thêm:
- Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Cháo Không? 5 Món Cháo Bổ
- Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Yến Mạch Không? Cách Sử Dụng
- Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc
- Cách Dùng Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Trào Ngược Dạ Dày Và Lưu ý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!