Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Tỏi Không? 7 Cách Dùng Tốt Nhất
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Tỏi có tác dụng gia tăng hương vị cho các món ăn nên được sử dụng thường xuyên trong quá trình chế biến thực phẩm. Vậy đối với những người bị trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không? Có tốt không? Nên dùng tỏi thế nào để tốt cho hệ tiêu hóa? Cùng Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây.
Bị bệnh trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không? Chuyên gia giải đáp
Người bệnh bệnh lý liên quan đến dạ dày cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng chặt chẽ. Vậy trào ngược dạ dày ăn tỏi được không? Chuyên gia Tiêu hóa tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khẳng định có. Đặc biệt, khi ăn tỏi đúng cách sẽ giúp hỗ trợ điều trị trào ngược và thúc đẩy dạ dày nhanh phục hồi. Hiệu quả này đã được chứng minh bởi cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại.
Y học cổ truyền: Theo ghi chép từ các tư liệu Y học cổ truyền, tỏi được biết đến là vị thuốc có tính ấm, vị hơi cay, mùi hăng, giúp xoa dịu cơn đau trào ngược hiệu quả và cải thiện triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng rát.
Y học hiện đại: Các chuyên gia tiến hành phân tích thành phần trong tỏi và phát hiện trong loại gia vị này chứa nhiều hoạt chất tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện chứng trào ngược nhờ những cơ chế sau:
- Cân bằng nồng độ axit trong dạ dày: Trong thành phần tỏi chứa hàm lượng Allicin lớn. Hoạt chất này có tác dụng điều hòa ổn định nồng độ acid trong dạ dày. Từ đó, giảm tình trạng trào ngược thực quản, ngăn ngừa triệu chứng ợ chua, ợ nóng rát, chướng bụng, đầy hơi do bệnh lý này gây ra.
- Hạn chế hiện tượng viêm loét: Hàm lượng lớn vitamin C trong tỏi có tác dụng giúp bền thành mạch, ngăn ngừa tình trạng acid dạ dày tấn công bào mòn và hình thành viêm loét hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ chế giảm tiết acid nhờ Allicin cũng hạn chế hình thành tổn thương viêm loét do acid dạ dày gây ra. Allicin còn có tác dụng tăng cường đề kháng và tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho dạ dày.
- Giảm áp lực cho hệ tiêu hóa: Các thành phần dưỡng chất trong tỏi bao gồm sắt, magie, kali giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, trơn tru, hấp thu tốt các dưỡng chất từ thực phẩm nạp vào cơ thể. Điều này giúp giảm bớt áp lực chuyển hóa của dạ dày, từ đó hạn chế quá trình co bóp và đẩy acid dịch vị trào ngược lên thực quản. Việc giảm áp lực cho dạ dày cũng giúp cơ quan này nhanh chóng phục hồi hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Tỏi có khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch thông qua quá trình kích thích các tế bào bạch cầu, tăng cường phản ứng miễn dịch. Cơ chế này giúp bảo vệ hệ tiêu hóa trước sự tấn công của virus, vi khuẩn gây viêm loét niêm mạc hiệu quả.
- Phòng ngừa ung thư dạ dày: Ngoài hỗ trợ chữa trị trào ngược dạ dày, dùng tỏi còn có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày rất tốt. Cụ thể, hiệu quả này nhờ chất selen, germanium từ tỏi sẽ giúp ngăn chặn biến đổi từ các tế bào, hạn chế gốc tự do sinh sôi. Đồng thời, diallyl disulphide và s – allystein trong tỏi kìm hãm tế bào ung thư phát triển và giảm khối u cực tốt.
7 cách dùng tỏi cải thiện trào ngược dạ dày
Ngoài giải đáp vấn đề trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không, chuyên gia cũng hướng dẫn chi tiết về 7 cách sử dụng tỏi giúp phát huy công dụng cải thiện chứng bệnh này hiệu quả.
Ngâm rượu tỏi
Dùng tỏi ngâm rượu là phương pháp truyền thống, được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày và tăng cường sức khỏe. Chuyên gia cho biết, rượu là dung dịch có tính sát khuẩn cao, khi kết hợp cùng tỏi sẽ giúp tăng cường hiệu quả diệt khuẩn và thúc đẩy tái tạo niêm mạc thực quản.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tỏi tươi: 40g.
- Rượu trắng: 150ml.
- Bình ngâm rượu thủy tinh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bóc sạch vỏ tỏi, sau đó rửa lại với nước. Có thể để nguyên tép tỏi hoặc băm nhỏ đều được.
- Bước 2: Cho tỏi đã sơ chế vào bình thủy tinh, sau đó đổ lượng rượu đã chuẩn bị vào.
- Bước 3: Đậy kín nắp bình rượu tỏi và bảo quản tại nơi thoáng mát, cao ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Sau 2 tuần, tinh chất trong tỏi đã tiết ra và hòa quyện cùng rượu, lúc này người bệnh có thể lấy ra sử dụng.
Mỗi ngày nên uống 2 chén rượu tỏi, mỗi chén khoảng 10 – 15ml, không nên uống nhiều hơn vì sẽ gây nóng trong và ảnh hưởng đến tim mạch. Sau khoảng 2 – 3 tuần sử dụng sẽ thấy triệu chứng trào ngược như ợ chua, ợ nóng, đau bụng cải thiện rõ rệt.
Tỏi ngâm mật ong
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra thành phần trong mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, hydrogen peroxide tự nhiên và những hoạt chất tốt khác. Nhờ đó, sử dụng mật ong sẽ giúp kháng khuẩn, thúc đẩy phục hồi tổn thương tại niêm mạc dạ dày do acid dịch vị gây ra. Đồng thời, dùng tỏi ngâm rượu mật ong đúng cách cũng giúp tăng cường đề kháng cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tỏi tươi: 4 nhánh.
- Mật ong: 100ml.
- 1 lọ thủy tinh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đem tỏi bóc sạch vỏ, rửa lại với nước sạch rồi đem giã hoặc xay nhuyễn.
- Bước 2: Cho tỏi đã nhuyễn vào lọ thủy tinh, tiếp tục đổ mật ong vào ngâm cùng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể ngâm trực tiếp cả tép tỏi nhưng sẽ cần ngâm trong thời gian lâu hơn để tỏi tiết hết tinh chất ra ngoài.
- Bước 3: Sau khoảng 20 ngày có thể lấy tỏi ngâm mật ong ra dùng. Mỗi lần nên dùng 1 thìa trước bữa ăn. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày và liên tục trong 3 tuần sẽ thấy tác dụng cải thiện bệnh tích cực.
Trào ngược dạ dày nên ăn tỏi và lá bạc hà
Trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi kết hợp lá bạc hà không? Câu trả lời là có. Lá bạc hà có tính mát giúp làm dịu triệu chứng trào ngược dạ dày như đau bụng, ợ chua, ợ nóng rát. Do đó, chuyên gia Tiêu hóa khuyến khích người bệnh nên áp dụng phương pháp kết hợp tỏi cùng lá bạc hà trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tỏi: 2 nhánh.
- Lá bạc hà: 60g.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu gồm tỏi (đã bóc vỏ) và lá bạc hà.
- Bước 2: Ăn trực tiếp tỏi, chú ý nhai kỹ trước khi nuốt để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Sau khi ăn tỏi, tiếp tục nhai lá bạc hà. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả cải thiện trào ngược dạ dày mà còn giúp giảm mùi hăng nồng của tỏi.
Những trường hợp bị trào ngược dạ dày kèm chứng viêm, xuất huyết dạ dày nặng chỉ nên ăn tỏi đã được chế biến chín. Không nên ăn tỏi sống bởi hàm lượng fructan trong tỏi khiến tình trạng bệnh viêm loét nghiêm trọng hơn.
Tỏi nướng
Phương pháp ăn sống trực tiếp có thể khiến nhiều người khó chịu vì mùi cay nồng từ tỏi. Để giảm bớt cảm giác này, bạn có thể lựa chọn phương pháp nướng tỏi. Không chỉ cải thiện trào ngược dạ dày, ăn tỏi nướng còn giúp hỗ trợ điều trị ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ tỏi và giấy bạc.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Tỏi để nguyên cả củ và vỏ, sau đó cuộn vào giấy bạc.
- Bước 2: Nướng tỏi trên bếp than hoặc lò vi sóng trong 2 phút, đến khi thấy hương thơm của tỏi thì lấy ra. Để khi tỏi nguội bớt thì bóc vỏ và ăn trực tiếp.
Mẹo trị trào ngược dạ dày bằng tỏi và gừng
Mẹo trị trào ngược dạ dày bằng tỏi và gừng cũng được chuyên gia Tiêu hóa đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn. Trong gừng có chứa hoạt chất Tecpen và Oleoresin mang khả năng tính sát trùng, chống viêm và cải thiện tình trạng đau bụng do trào ngược dày dày. Bên cạnh đó, các loại vitamin và khoáng chất trong gừng cũng giúp hỗ trợ ổn định quá trình tiết acid dịch vị, ngăn ngừa chứng trào ngược.
Nguyên liệu:
- Tỏi: 2 nhánh.
- Gừng: ½ củ.
- Nước lọc: 200ml.
- Mật ong:15ml.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lột vỏ tỏi và cạo vỏ gừng, sau đó đem rửa sạch.
- Bước 2: Cho cả 2 nguyên liệu trên vào nồi, đun với 200ml nước. Đợi đến khi sôi và cạn còn 70ml thì tắt bếp và rót ra cốc.
- Bước 3: Đợi khi nước tỏi gừng nguội bớt sẽ thêm mật ong vào, dùng thìa khuấy đều rồi uống.
Dùng tỏi đen
Tỏi đen là thành phẩm khi lên men tỏi trắng trong 1 thời gian với nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Vậy trào ngược dạ dày có ăn được tỏi đen không? Chuyên gia khẳng định có.
Đặc biệt tỏi sau khi được lên men thành tỏi đen sẽ sản sinh hoạt chất S – Allyl cysteine mang tác dụng chống lão hóa cực tốt và giúp đẩy nhanh tốc độ phục hồi của niêm mạc dạ dày – thực quản đang bị tổn thương do acid trào ngược.
Cách sử dụng: Tỏi đen có vị ngọt, dẻo hơn và ít vị cay nồng hơn so với tỏi trắng. Do đó, người bệnh trào ngược có thể ăn trực tiếp tỏi mỗi ngày. Lưu ý ăn tối đa 1.5g và trong quá trình ăn cần nhai kỹ để phát huy tác dụng tối nhất.
Giấm tỏi
Giấm tỏi có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh dạ dày hiệu quả. Đồng thời, với khả năng sát khuẩn tốt, dùng giấm tỏi cũng giúp ngăn ngừa lan rộng vùng niêm mạc dạ dày – thực quản tổn thương do trào ngược acid.
Chuẩn bị nguyên liệu: 10g tỏi và giấm trắng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bóc sạch vỏ tỏi rồi rửa với nước lọc.
- Bước 2: Đem ngâm tỏi với giấm trắng, đậy kín nắp và bảo quản trong 1 tuần là sử dụng được. Mỗi ngày lấy 1 tép tỏi ngâm giấm thái thành lát mỏng và ngậm trong miệng khoảng 15 phút.
Bổ sung tỏi trong các món ăn hằng ngày
Người bệnh trào ngược dạ dày có thể dùng tỏi làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày cũng có tác dụng cải thiện bệnh hiệu quả. Một số món ăn kết hợp tỏi bạn có thể tham khảo như: Xào tỏi với rau cải, tỏi xào bí đỏ, tỏi xào rau khoai lang,…
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo trào ngược dạ dày nên ăn gì để xây dựng một thực đơn dinh dưỡng kết hợp cùng tỏi phù hợp nhất, giúp thúc đẩy tốc độ phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa.
Lưu ý khi dùng tỏi cho người bệnh trào ngược dạ dày
Để phát huy tác dụng của tỏi mức tốt nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trong quá trình dùng tỏi cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Lượng tỏi được khuyến nghị: Người bệnh trào ngược chỉ ăn tỏi tối đa 1.5g/lần, mỗi tuần ăn tỏi từ 3 – 4 lần. Trường hợp ăn quá nhiều tỏi sẽ dẫn đến nóng trong, mụn nhọt, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nghiêm trọng.
- Thời điểm ăn tỏi: Chuyên gia khuyến cáo người bệnh không ăn tỏi vào lúc bụng quá đói. Bởi các hoạt chất trong tỏi sẽ khiến kích thích dạ dày co bóp tiết acid nhanh chóng nên có thể dẫn đến hiện tượng trào ngược và cồn cào bụng rất khó chịu.
- Một số trường hợp không dùng tỏi: Người bị nhiệt miệng, viêm lợi, người có bệnh về mắt, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, người huyết áp cao, những người bị sốt cao.
- Không dùng tỏi cùng thời điểm uống thuốc: Tỏi có khả năng giảm hiệu quả của thuốc, đặc biệt là thuốc Aspirin. Vậy nên những người đang sử dụng loại thuốc này hoặc bất cứ loại thuốc kháng sinh nào, cần tránh sử dụng tỏi cùng thời điểm uống thuốc. Thời điểm tiêu thụ nên cách khoảng 2 tiếng, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn an toàn.
- Kiên trì thực hiện: Do các mẹo dùng tỏi đều sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để phát huy tác dụng rõ rệt. Thông thường sau khoảng 3 – 5 tuần, triệu chứng trào ngược sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, tùy từng cơ địa mỗi người mà khoảng thời gian này sẽ có chênh lệch.
- Áp dụng cho bệnh nhẹ: Phương pháp dùng tỏi cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày chỉ áp dụng khi bệnh ở mức độ nhẹ, chưa xuất hiện biện chứng. Đối với trường hợp nặng sẽ cần đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ xây dựng phác đồ chữa bệnh chuyên sâu, hiệu quả và an toàn.
- Kết hợp sinh hoạt điều độ: Khi thực hiện những phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên kết hợp vận động lạnh mạnh hằng ngày. Loại bỏ những yếu tố không tốt cho dạ dày như rượu, bia, thuốc lá, các món ăn cay nóng. Đồng thời nên chú ý ăn đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa để thúc đẩy quá trình chữa trào ngược dạ dày hiệu quả nhất.
Bài viết trên giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi “trào ngược dạ dày có nên ăn tỏi không?”. Có thể thấy, người bệnh trào ngược nên ăn tỏi hằng ngày để hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên cần chú ý ăn tỏi đúng cách, đúng liều lượng và thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để bệnh nhanh khỏi.
Xem Thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!