Trào Ngược Dạ Dày Gây Đau Tim – Những Thông Tin Cần Biết

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trào ngược dạ dày gây đau tim là hiện tượng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý tim mạch. Điều này khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn do không xác định đúng phương pháp chuyên khoa. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết giúp bạn đọc nhận biết trào ngược dạ dày gây rối loạn nhịp tim chuẩn xác nhất.

Trào ngược dạ dày gây đau tim là gì?

Bị trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim không là thắc mắc của nhiều người. Rối loạn nhịp tim xảy ra khi người bệnh sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích như rượu bia, người bị stress, sợ hãi, lo âu, cao huyết áp, các bệnh về tim như hở van tim, rối loạn thần kinh tim. Và trào ngược dạ dày cũng là một nguyên nhân dẫn đến hoạt động của tim.

Để giải thích hiện tượng trào ngược dạ dày khiến tim đập nhanh các chuyên gia lý giải như sau:

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, dịch vị dạ dày bị đưa lên cổ họng, làm tổn thương niêm mạc họng gây viêm, sưng tấy niêm mạc. Bên cạnh đó, bệnh trào ngược còn tác động tới nhịp tim thông qua dây thần kinh phế vị – Đây là dây thần kinh chạy qua các cơ quan như ngực, bụng, cổ có chức năng điều hòa nhịp tim, kích thích nhu động ruột và điều tiết dịch vị dạ dày. Vì vậy, khi acid dạ dày bị trào ngược sẽ làm kích thích các đầu dây thần kinh vị phế gây rối loạn nhịp tim.

Trào ngược dạ dày gây đau tim là gì?
Trào ngược dạ dày gây đau tim là gì?

Theo các chuyên gia, trào ngược dạ dày dễ gặp ở những người sinh hoạt không điều độ, thường xuyên ở trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Đây cũng là nguyên nhân gây mệt mỏi, khiến tim đập nhanh hơn. 

Bên cạnh đó, do thực quản có vị trí khá gần với tim nên khó có thể phân biệt được giữa đau do trào ngược dạ dày và đau thắt ngực. Điều này dẫn đến nguy cơ áp dụng sai phương pháp khiến bệnh nghiêm trọng hơn, gia tăng biến chứng nguy hiểm. Để phân biệt 2 hai hiện tượng này có thể dựa vào các đặc điểm cụ thể sau:

Đặc điểm của tức ngực do trào ngược dạ dày:

  • Người bệnh có cảm giác nóng rát ở vùng ngực ngay sau xương ức.
  • Cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn no, khi nằm hoặc cúi người.
  • Đau tức ngực đi kèm như ợ chua, ợ nóng, khó nuốt, vướng ở cổ, ho, trào ngược dạ dày gây viêm họng hoặc khàn giọng.
  • Triệu chứng đau tim sẽ giảm bớt khi sử dụng các loại thuốc dạ dày kháng acid.

Biểu hiện của tức ngực do đau tim:

  • Đau thắt tim, có cảm giác như bị bóp nghẹt, đặc biệt là ở khu vực chính giữa ngực.
  • Cơn đau lan lên cổ, sau hàm, vai và vùng cánh tay bên trái.
  • Chóng mặt, choáng váng.
  • Hụt hơi, khó thở, bị đổ mồ hôi lạnh.
  • Cơn đau sẽ thuyên giảm khi được sử dụng các thuốc giãn mạch vành tim nhóm nitrat.

Chẩn đoán đau tim do trào ngược dạ dày thực quản

Để xác định được đúng nguyên nhân gây đau tim, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chuyên sâu.

Nội soi là phương pháp phổ biến trong chẩn đoán trào ngược dạ dày
Nội soi là phương pháp phổ biến trong chẩn đoán trào ngược dạ dày
  • Đo áp lực thực quản: Phương pháp này nhằm đánh giá chức năng của cơ thắt thực quản để phát hiện những bất thường tại đây. 
  • Theo dõi độ pH thực quản trong 24 giờ: Qua đó, bác sĩ sẽ ghi chép chính xác số lần trào ngược, mức độ và số lần cụ thể ở các tư thế khác nhau như nằm thẳng, nằm nghiêng…
  • Nội soi dạ dày: Bác sĩ sử dụng ống mỏng có trang bị đèn và camera để đưa vào thực quản vào dạ dày theo đường miệng hoặc mũi. Thông qua camera, các bác sĩ có thể quan sát được hình ảnh niêm mạc dạ dày, thực quản và phát hiện những tổn thương tại đây.
  • Chụp Xquang có cản quang: Để thực hiện phương pháp này, người bệnh cần uống một hoạt chất cản quang vào dạ dày, thực quản. Khi các tia Xquang đi qua sẽ phản chiếu rõ nét hình ảnh bên trong, giúp phát hiện các tổn thương.
  • Những phương pháp khác: Ngoài các phương pháp trên, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình lâm sàng của người bệnh để chỉ định bổ sung các xét nghiệm khác như siêu âm tim, điện tâm đồ, đo lượng troponin, chụp cắt lớp phát xạ photon đơn lẻ (SPECT), chụp cắt lớp mạch vành, siêu âm tim thẳng…

Cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Để điều trị trào ngược dạ dày gây tim đập nhanh cần sự kết hợp giữa điều trị chuyên khoa và điều trị tại nhà. Cụ thể:

Dùng thuốc Tây y trị trào ngược dạ dày

Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc chủ yếu là các loại kháng tiết acid PPI kết hợp thuộc chèn H2. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc sau:

  • Thuốc Rabeprazole 20mg – 40mg.
  • Thuốc Sertraline.
  • Thuốc Omeprazole 40 – 80 mg.
  • Thuốc Lansoprazole 30 – 90 mg.
  • Thuốc Trazodone.
  • Chất đối kháng adenosine.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng.
  • Thuốc ức chế tái hấp thu – Thuốc Serotonin chọn lọc (SSRI).
  • Thuốc Venlafaxine.
Một liệu trình sử dụng kéo dài ít nhất 2 tuần và nên kết thúc liệu trình từ 2 đến 3 tháng
Một liệu trình sử dụng kéo dài ít nhất 2 tuần và nên kết thúc liệu trình từ 2 đến 3 tháng

Một liệu trình sử dụng kéo dài ít nhất 2 tuần và nên kết thúc liệu trình từ 2 đến 3 tháng. Nếu người bệnh không có tiến triển tích cực cần ngưng điều trị để chuyển đổi sang phương pháp phù hợp và hiệu quả hơn.

Lưu ý: Trong quá trình dùng các loại thuốc trào ngược dạ dày này, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa… Khi đó, hay thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý. Đặc biệt, không nên tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ vì có thể gặp biến chứng khó lường.

Chữa trào ngược dạ dày gây đau tim bằng phẫu thuật

Nếu mức độ đau tim do trào ngược dạ dày ở mức độ nặng, người bệnh không đáp ứng thuốc sẽ được chỉ định phẫu thuật điều trị, Phương pháp phổ biến được áp dụng hiện nay là phẫu thuật nội soi ổ bụng tạo hình phình vị Nissen fundoplication. Đây là các phẫu thuật nhằm tái tạo toàn bộ hoặc một phần phình vị nhằm phục hồi hàng rào bảo vệ hệ tiêu hóa thông qua việc tăng cường sức chịu đựng của phần nối dạ dày và thực quản. Bên cạnh đó, còn giúp sửa chữa thoát vị khe hoành, tăng cường chức năng nhu động của thực quản.

Trên thực tế, phương pháp này cũng có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ như vị trí nối giữa dạ dày và thực quản bị thay đổi. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn nhu động ruột, tăng áp lực khi nuốt khiến người bệnh gặp chứng khó nuốt sau phẫu thuật.

Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn các bệnh viện uy tín để tiến hành phẫu thuật. Bên cạnh đó, cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và chăm sóc sức khỏe hậu phẫu, tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cải thiện trào ngược dạ dày gây đau tim tại nhà

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc tây, điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh có thể cải thiện các dấu hiệu của trào ngược dạ dày bằng cách điều chỉnh thói quen ăn uống và thay đổi nếp sinh hoạt.

Thói quen ăn uống

Ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng trào ngược dạ dày. Nếu không ăn uống đúng cách sẽ làm bệnh trở nên nghiêm trọng, kéo theo nhiều hệ lụy khác. Do đó, các bác sĩ khuyến nghị người bệnh tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Tăng cường bổ sung các nhóm vitamin, chất khoáng, chất xơ có trong trái cây tươi, rau củ
Tăng cường bổ sung các nhóm vitamin, chất khoáng, chất xơ có trong trái cây tươi, rau củ
  • Ăn chậm, nhai kỹ để nghiền nhỏ thức ăn, giảm áp lực cho bộ máy tiêu hóa.
  • Không nên ăn quá khuya vì đây là thời điểm hệ tiêu hóa cần được nghỉ ngơi, quá trình phân giải thức ăn diễn ra chậm hơn khiến thức ăn ở lâu trong dạ dày, gây khó chịu cho người bệnh.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp có chứa nhiều chất bảo quản có hại cho cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá do chúng chứa chất kích thích có hại cho dạ dày, thực quản.
  • Tăng cường bổ sung các nhóm vitamin, chất khoáng, chất xơ có trong trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc để phục hồi vùng niêm mạc tổn thương.

Thay đổi thói quen sinh hoạt và nếp sống

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bị trào ngược dạ dày cần chú trọng đến thói quen sinh hoạt, nếp sống khoa học, cụ thể gồm:

  • Duy trì cân nặng ở mức trung bình, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để duy trì vóc dáng và sức khỏe. Chú ý không tập thể thao, vận động mạnh ngay sau khi ăn no.
  • Tránh căng thẳng, luôn giữ tinh thần thoải mái, cân bằng giữa làm việc, học tập và nghỉ ngơi một cách hợp lý.
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn, không cúi gập người quá lâu, nên dùng gối cao từ 10-15cm khi nằm ngủ để hạn chế tình trạng trào ngược.
  • Trường hợp cần dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,… người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ, chủ động theo dõi sức khỏe và tái khám đúng hẹn.

Tóm lại, trào ngược dạ dày gây đau tim tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Do dễ bị nhầm lẫn với đau tim do bệnh lý tim mạch, huyết áp nên bạn cần đến khám tại các cơ sở chuyên khoa để được xác định chính xác nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...