Trào Ngược Dạ Dày Gây Ho Đờm: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Rất nhiều trường hợp bị trào ngược dạ dày gây ho đờm. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Phương pháp chẩn đoán, chữa trị và phòng tránh thế nào? Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ giải đáp cụ thể. Từ đó, bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe bản thân.

Trào ngược dạ dày có đờm không?

Trào ngược dạ dày (GERD) là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, xảy ra khi dịch dạ dày thường xuyên chảy ngược vào thực quản (ống dẫn đưa thức ăn từ miệng vào dạ dày). Bệnh gây ra những triệu chứng đặc trưng như buồn nôn, ợ chua, ợ nóng,… Bên cạnh đó, một số trường hợp bị trào ngược dạ dày gây ho đờm.

Thông thường, trào ngược dạ dày có đờm thường xảy ra vào ban đêm. Ngoài ra, bệnh cũng nghiêm trọng hơn trong lúc ngủ và thời điểm buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy. Bởi những lúc này, dạ dày, khí quản và thực quản nằm ngang nhau làm tăng nguy cơ trào ngược.

Một số trường hợp bị trào ngược dạ dày gây ho đờm
Một số trường hợp bị trào ngược dạ dày gây ho đờm

Nguyên nhân gây ho đờm khi bị trào ngược dạ dày

Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc phân tích cụ thể về nguyên nhân gây ho đờm khi bị trào ngược dạ dày như sau:

  • Do cơ chế biểu mô tại đường hô hấp: Khi lượng thức ăn và acid trào ngược lên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công phát triển làm tổn thương họng. Lúc này biểu mô tại đường hô hấp được kích thích và tiết ra chất đờm nhầy để bảo vệ cổ họng và các bộ phận liên quan khác.
  • Cơ chế loại bỏ các chất kích thích của đường hô hấp: Khi dịch vị tràn vào ống dẫn khí, cơ quan hô hấp sẽ có phản ứng co thắt quá mức nhằm loại bỏ các tác nhân lạ này. Từ đó dẫn đến triệu chứng ho cho người bệnh.
  • Do biến chứng lên các cơ quan hô hấp: Khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản lâu ngày sẽ gây tác động tiêu cực lên cơ quan hô hấp, gây viêm họng, viêm thanh quản hoặc xơ phổi. Các vấn đề về hô hấp này sẽ gây ho khan, ho đờm hoặc khó thở cho người bệnh.

Nhận biết ho do trào ngược dạ dày thực quản

Dưới đây là những triệu chứng trào ngược dạ dày ho có đờm điển hình, giúp người bệnh dễ dàng phân biệt với các bệnh về đường hô hấp khác.

  • Ho khan, ho có đờm kèm triệu chứng đau thắt ngực, khó thở.
  • Ngứa họng hoặc đau rát cổ họng.
  • Nôn trớ thức ăn hoặc ợ nóng, ợ chua ngay sau khi ăn.
  • Đầy hơi, chướng bụng khó tiêu.
  • Có cảm giác chua miệng hoặc đắng miệng, hôi miệng.
Người bệnh ho khan, ho có đờm kèm đau thắt ngực
Người bệnh ho khan, ho có đờm kèm đau thắt ngực

Bị trào ngược dạ dày có đờm nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp

Bác sĩ cho biết, tình trạng trào ngược dạ dày gây ho đờm không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị sớm khiến bệnh kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng trào ngược dạ dày nghiêm trọng như:

  • Ho mãn tính: Khi đờm tích tụ tại cổ họng sẽ khiến người bệnh vướng víu, khó chịu và hình thành thói quen ho và khạc nhổ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến vòm họng tổn thương nhiều hơn và dẫn đến ho mãn tính.
  • Viêm họng: Khi acid dịch vị dạ dày trào ngược lên họng sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, khiến niêm mạc họng tổn thương và viêm nhiễm.
  • Hẹp thực quản: Trào ngược thực quản không được điều trị sớm sẽ khiến lớp mô thực quản tổn thương, trường hợp nặng sẽ dẫn đến viêm loét và gây biến chứng hẹp thực quản.
  • Khó nuốt, khó thở: Các tổn thương tại niêm mạc tồn tại lâu ngày hình thành sẹo, kết hợp biến chứng hẹp thực quản khiến người bệnh khó nuốt và khó thở.
  • Barrett thực quản: Chuyên gia cho biết, trào ngược dạ dày ho đờm kéo dài và diễn biến xấu đi sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng Barrett. Chứng bệnh này khiến thực quản bị hủy hoại nhanh chóng hơn và dẫn đến ung thư thực quản.

Biện pháp chẩn đoán

Hiện tại, các cơ sở y tế sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và thăm khám cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Khám lâm sàng: Đây là bước đầu tiên trong quá trình thăm khám chẩn đoán tình trạng ho đờm do trào ngược dạ dày.

  • Trao đổi cùng người bệnh về các triệu chứng hiện đang gặp phải, các thói quen sinh hoạt hằng ngày và tiền sử bệnh lý.
  • Dùng ống nghe để lắng nghe âm thanh trong phổi khi thở.
  • Ngoài ra, bác sĩ sẽ quan sát trực quan tình trạng cổ họng, tai, mũi của người bệnh.

Khám lâm sàng: Bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm bổ sung để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh.

  • Nội soi dạ dày: Đưa ống nội soi qua đường miệng để kiểm tra niêm mạc dạ dày và thực quản, giúp bác sĩ nhìn rõ các tổn thương bên trong thực quản dạ dày.
  • Đo pH trở kháng thực quản 24h: Phương pháp giúp đo trực tiếp mức độ mức nhiễm acid thực quản, tần suất đợt trào ngược.
  • Đo nhu động thực quản: Sử dụng cảm biến áp lực chuyên dụng để đo áp lực trong đường tiêu hóa, giúp xác định được nhu động thực quản, chức năng cơ thắt thực quản trên và dưới.
  • Chụp Xquang thực quản cản quang: Sử dụng chất barium giúp làm rõ hình ảnh dạ dày và thực quản, bác sĩ có thể theo dõi chính xác tình trạng trào ngược.
Thăm khám chẩn đoán chứng trào ngược dạ dày gây ho đờm
Thăm khám chẩn đoán chứng trào ngược dạ dày gây ho đờm

Cách chữa trị chứng trào ngược dạ dày gây ho đờm

Để điều trị tình trạng này, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều điều trị từ chính căn nguyên gây bệnh là trào ngược dạ dày. Tùy từng tình trạng bệnh sẽ áp dụng phương pháp phù hợp:

Chữa mẹo dân gian

Sử dụng các mẹo dân gian được khuyến khích áp dụng cho trường hợp bị trào ngược dạ dày gây ho đờm mức độ nhẹ. Cụ thể như sau:

  • Uống nước tía tô: Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô đem rửa sạch, sau đó cho vào máy xay nhuyễn cùng ½ thìa muối hạt. Lọc lấy nước cốt và uống mỗi ngày để cải thiện bệnh.
  • Uống gừng tươi: Rửa sạch 1 củ gừng, sau đó đem thái thành lát mỏng rồi cho vào ấm, đun sôi với 400ml nước. Chắt nước gừng ra cốc, pha thêm 1 thìa mật ong và uống khi còn ấm.
  • Dùng nghệ: Pha 3 thìa bột nghệ vàng nguyên chất với 100ml nước ấm. Khuấy đều, sau đó tiếp tục cho thêm 1 thìa mật ong và uống trước bữa ăn.
  • Uống trà hoa cúc: Rửa sạch 10 nụ cúc vàng khô, cho vào nồi và hãm cùng 500ml nước sôi. Sau 20 phút, tinh chất từ hoa cúc đã tiết ra thì có thể rót ra và thưởng thức.

Sử dụng thuốc Tây chữa trào ngược dạ dày gây ho đờm

Các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày bác sĩ ưu tiên kê trong đơn thuốc điều trị trào ngược dạ dày ho đờm như sau:

  • Thuốc kháng axit: Thuốc có tác dụng trung hòa acid dư thừa trong dạ dày, từ đó giảm tần suất trào ngược thực quản. Loại thuốc kháng axit được sử dụng phổ biến là Bicarbonate, ngoài ra sẽ dùng các thuốc có thành phần như Sodium Bicarbonate, Canxi Cacbonat, Magiê Hydroxit,…
  • Thuốc tăng co bóp thực quản: Giúp tăng nhu động của dạ dày, rút ngắn thời gian tiêu hóa thức ăn. Nhờ đó, thực ăn nhanh chóng được vận chuyển xuống đường ruột và ngăn ngừa trào ngược. Nhóm thuốc này gồm Itopride, Domperidone, Metoclopramide,…
  • Thuốc ức chế H2: Nhóm thuốc này làm gián đoạn quá trình sản xuất acid, từ đó kiểm soát lượng acid có trong dịch vị dạ dày. Bao gồm thuốc Nizitadine, Ranitidine, Famotidine,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng ức chế bơm proton, ngăn sản xuất dịch vị, từ đó hạn chế các cơn trào ngược của dạ dày. Nhóm thuốc này có Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Esomeprazole,…

Người bệnh chú ý cần uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng và liệu trình để đảm bảo hiệu quả chữa trị và ngăn ngừa tác dụng phụ nguy hiểm.

Sử dụng thuốc Tây chữa trào ngược dạ dày gây ho đờm
Sử dụng thuốc Tây chữa trào ngược dạ dày gây ho đờm

Hướng dẫn chăm sóc, phòng ngừa trào ngược dạ dày ho đờm

Chuyên gia hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc sức khỏe cho người bị trào ngược dạ dày ho đờm và phòng ngừa bệnh hiệu quả như sau:

Thay đổi ăn uống phòng ngừa trào ngược dạ dày gây ho đờm

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của hệ tiêu hóa, do đó, để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày và phòng ngừa trào ngược dạ dày cần chú ý những vấn đề dưới đây:

  • Cần nấu chín thực phẩm để đảm bảo tiêu diệt hại khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa HP.
  • Người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm rau củ, trái cây nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất.
  • Ưu tiên chế biến hấp, luộc, hạn chế phương pháp chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Tránh ăn các món ăn được tẩm ướp nhiều gia vị cay nóng, chua ngọt.
  • Tránh dùng thực phẩm nhóm axit mạnh sẽ làm tăng tần suất trào ngược như: Dưa cải muối, cà muối, mận xanh,…
  • Hạn chế tối đa tiêu thụ rượu, bia, nước ngọt có ga, thuốc lá.
  • Nên chia nhỏ thành 4 – 5 bữa/ngày và mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 tiếng.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ, không bỏ bữa.
  • Tránh hoạt động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn.

Thay đổi sinh hoạt

Cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho người trào ngược dạ dày hằng ngày để chăm sóc, phòng ngừa trào ngược dạ dày ho đờm như sau:

  • Không thức quá khuya, cần ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ngày.
  • Thư giãn tinh thần, tránh để stress căng thẳng kéo dài.
  • Không mặc quần áo bó chật, đặc biệt sau khi ăn no.
  • Tập thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể và sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Khám tổng quát, đặc biệt là hệ tiêu hóa định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Trên đây là giải đáp chi tiết về tình trạng trào ngược dạ dày gây ho đờm. Để phòng tránh những diễn tiến phức tạp của bệnh, chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên thăm khám và điều trị ngay khi có những dấu hiệu bất thường ban đầu.

Xem Thêm:

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Mỹ Đức, Hà Nội

Ngày 12/07/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức một buổi tư...
Quang cảnh buổi tư vấn sức khỏe với sự tham gia đông đảo của người dân phường Đại Mỗ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Đại Mỗ, NTL

Ngày 5/7/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức thành...
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Phượng thăm khám, tư vấn cho bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí – Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thu Hút Hàng Trăm Bà Con Thổ Quan

Ngày 3/7/2024 vừa qua, tại UBND phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội trở...