Tại Sao Trào Ngược Dạ Dày Gây Tiêu Chảy? Chữa Thế Nào?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Không chỉ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi,… nhiều người bệnh trào ngược dạ dày còn bị tiêu chảy. Vậy tại sao trào ngược dạ dày gây tiêu chảy? Nguy hiểm không? Cách chữa thế nào? Giải đáp của chuyên gia Tiêu hóa Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho những câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Trào ngược dạ dày có bị tiêu chảy không? Phân tích chi tiết

Trào ngược dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như buồn nôn, đầy bụng, nóng rát thượng vị, nôn mửa,…. Bên cạnh đó, không ít người bị tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng. Vậy thực sự trào ngược dạ dày có bị đi ngoài không?

Bác sĩ Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khẳng định bệnh trào ngược dạ dày có thể kèm triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày tiêu chảy do lượng acid từ dịch vị làm tổn thương niêm mạc dạ dày và niêm mạc thực quản. Tình trạng này kéo dài, không được điều trị sẽ gây suy giảm chức năng tiêu hóa, khiến lượng thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể không được tiêu hóa hoàn toàn. Khi đó sẽ gây áp lực cho ruột non và ruột già, đồng thời hình thành rối loạn nhu động ruột. Tất cả những điều này đã dẫn đến triệu chứng tiêu chảy.

trao nguoc da day gay tieu chay
Bệnh trào ngược dạ dày có thể kèm triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng

Yếu tố tăng nguy cơ tiêu chảy khi bị trào ngược dạ dày

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy khi trào ngược dạ dày. Dưới đây là thống kê về các yếu tố phổ biến:

Ăn uống – sinh hoạt không lành mạnh

Thói quen ăn uống – sinh hoạt không lành mạnh là một trong yếu tố chính dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày gây tiêu chảy.

  • Ăn các món dầu mỡ, cay nóng, chứa nhiều tính acid, đồ ăn nhanh.
  • Lạm dụng bia rượu, hút nhiều thuốc lá, thuốc lào hoặc các chất kích thích khác.
  • Ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng khiến hệ miễn dịch phóng thích chất histamine kích thích niêm mạc cơ quan tiêu hóa.
  • Nhịn ăn, ăn không đúng bữa, nhai không kỹ, cơ thể thiếu nước.
  • Ăn khuya, ăn xong nằm ngay hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Căng thẳng, stress trong khoảng thời gian dài không được giải tỏa.

Tác dụng phụ của dùng thuốc

Có nhiều loại thuốc Tây y như thuốc kháng viêm, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm,…. có thể gây tác dụng phụ khó chịu cho hệ tiêu hóa, dạ dày,… Khiến người bệnh bị trào ngược, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn,… Tuy nhiên, sau khi ngừng thuốc một thời gian, các triệu chứng này sẽ có xu hướng thuyên giảm.

Xem Thêm: Top 10 Thuốc Đặc Trị Trào Ngược Dạ Dày Của Nhật Tại Việt Nam

Bệnh lý về tiêu hóa

Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh có thể mắc kèm theo một số bệnh tiêu hóa khác dẫn đến triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng kéo dài.

  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Bệnh gây ra các triệu chứng gồm tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, ợ chua trào ngược dạ dày, đau thượng vị,…
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Người bệnh sẽ gặp triệu chứng điển hình như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, sụt cân, ăn uống kém, người xanh xao,…
  • Hội chứng ruột kích thích: Điển hình với triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…

Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy nguy hiểm không?

Tiêu chảy do trào ngược dạ dày xảy ra khá phổ biến ở người bệnh. Tình trạng này không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng có xu hướng kéo dài mãn tính và tái phát dai dẳng. Không chỉ ảnh hưởng cuộc sống khiến các hoạt động sinh hoạt gặp nhiều bất tiện, trường hợp người bệnh không điều trị sớm, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng tiêu cực như:

  • Suy nhược cơ thể: Tiêu hóa kém, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, thường xuyên đi ngoài sẽ khiến cơ thể suy nhược với biểu hiện mệt mỏi, giảm cân bất thường.
  • Xuất huyết dạ dày: Đi ngoài quá nhiều lần trong ngày sẽ gây kích thích niêm mạc ruột kết dẫn đến nguy cơ xuất huyết dạ dày.
  • Mất nước: Tình trạng tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể mất nước, mất điện giải gây sốc, thậm chỉ tăng nguy cơ tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.
  • Tăng nguy cơ bị bệnh trĩ: Khi tiêu chảy kéo dài và thường xuyên sẽ gây áp lực lên trực tràng, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
trao nguoc da day gay tieu chay
Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy khiến cơ thể suy nhược

Phân biệt tiêu chảy do trào ngược dạ dày và rối loạn tiêu hóa

Rất nhiều người nhầm lẫn tiêu chảy do trào ngược dạ dày và tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa. Do đó, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đã xây dựng bảng phân biệt chi tiết về 2 tình trạng này. Từ đó giúp người bệnh hiểu rõ và áp dụng phương pháp điều trị trào ngược dạ dày phù hợp.

 
Tiêu chảy do trào ngược dạ dày Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân Do niêm mạc dạ dày tổn thương khiến chức năng tiêu hóa suy giảm. Do nhiễm trùng virus, vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng.
Tần suất xuất hiện Trung bình 1 – 2 lần/ngày.

Trường hợp nặng sẽ từ 3 – 5 lần/ngày.

Đi ngoài hơn 5 lần/ngày.
Vị trí Đau khu vực bụng trên rốn (vùng thượng vị). Đau vùng bụng dưới rốn.
Thời điểm Đi ngoài sau ăn khoảng 60 phút. Đi ngoài bất cứ thời điểm nào.
Tiên lượng Điều trị trong thời gian dài, tiêu chảy có thể tái phát dai dẳng. Thời gian điều trị ngắn, dễ dàng khắc phục dứt điểm bệnh.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Để tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ khuyến nghị người bệnh có những dấu hiệu dưới đây cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám sớm:

  • Đi ngoài liên tục trên 3 lần/ngày.
  • Phân lỏng, màu đen hoặc lẫn máu.
  • Cơ thể đột ngột yếu, sụt cân, mệt mỏi.
  • Nôn ra máu hoặc dịch màu cà phê.
  • Nôn mửa liên tục.

Bác sĩ tiến hành các biện pháp thăm khám và xét nghiệm chuyên sâu để xác định chính xác tình trạng bệnh hiện tại. Từ đó, xây dựng phác đồ điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến tiêu cực và gây biến chứng nguy hiểm.

Biện pháp khắc phục chứng trào ngược dạ dày gây tiêu chảy

Tình trạng trào ngược dạ dày gây tiêu chảy hoàn toàn điều trị được nếu phát hiện sớm và tiến hành áp dụng biện pháp phù hợp. Người bệnh tham khảo một số biện pháp phổ biến dưới đây:

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc được áp dụng phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày gây tiêu chảy. Dựa vào mức độ bệnh cụ thể và khả năng đáp ứng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc trào ngược dạ dày phù hợp như:

  • Người bệnh trào ngược dạ dày tiêu chảy nhẹ: Được chỉ định dùng thuốc kháng dopamin nhằm kích thích nhu động ruột đồng thời rút ngắn thời gian thức ăn ở trong dạ dày.
  • Người bị trào ngược dạ dày kèm viêm loét dạ dày tá tràng hoặc hội chứng Zollinger-Ellison: Sử dụng thuốc trung hòa dịch vị, thuốc ức chế choline, thuốc chống co thắt, thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày.
  • Người bệnh dương tính vi khuẩn Hp: Chỉ định các loại kháng sinh như Clarithromycin, Metronidazole, Amoxicillin, Tinidazole,…
  • Người bệnh kèm hội chứng ruột kích thích: Bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co thắt, thuốc kháng dopamin, thuốc kháng cholinergic,….
  • Tiêu chảy gây mất nước, mất điện giải: Sử dụng các loại thuốc bổ sung nước – điện giải như oresol.

Các loại thuốc này có thành phần dược tính khá mạnh, do đó bác sĩ khuyến cáo người bệnh không tự ý sử dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

trao nguoc da day gay tieu chay
Sử dụng thuốc được áp dụng phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày gây tiêu chảy

Điều chỉnh sinh hoạt – chế độ ăn uống

Ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị Tây y từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần điều chỉnh sinh hoạt – chế độ ăn uống để kiểm soát triệu chứng trào ngược dạ dày gây tiêu chảy.

  • Trào ngược dạ dày nên ăn gì: Người bệnh cần giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột bằng cách bổ sung thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, trái cây, rau củ giàu chất xơ, trứng, ngũ cốc, cá, thịt trắng. Đồng thời bổ sung đủ nước cho cơ thể, vừa giúp điều hòa nhu động ruột, vừa giúp trung hòa dịch vị dạ dày.
  • Thói quen ăn uống: Ăn uống đúng giờ; Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm áp lực cho dạ dày và hệ tiêu hóa; Nhai chậm, nhai kỹ để làm nhỏ thức ăn; Không nằm ngay sau khi ăn; Loại bỏ các loại nước có gas, chất kích thích có hại cho sức khỏe.
  • Chế độ sinh hoạt: Tránh thức khuya, điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh kéo dài, tập thể dục thường xuyên để tăng cường đề kháng, phòng ngừa bệnh.

Trào ngược dạ dày gây tiêu chảy sẽ dẫn đến chứng biến chứng tiêu cực cho sức khỏe và cuộc sống. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám và thực hiện phác đồ điều trị sớm, đồng thời thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng để phòng ngừa, hỗ trợ chữa trị hiệu quả nhất.

XEM THÊM: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...