Huyệt Thiên Khu: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Tác Động Trị Bệnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Thiên Khu có vai trò hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến vùng bụng. Huyệt đạo này cũng được ghi chép nhiều trong các tài liệu Y học cổ truyền. Cùng Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc tìm hiểu rõ hơn qua bài viết về huyệt đạo này ngay sau đây.

Tổng quan về huyệt Thiên Khu

Huyệt Thiên Khu là một trong số 36 huyệt vị đặc biệt quan trọng của cơ thể, còn có tên gọi khác là Du huyệt, Khổng huyệt. Tên gọi của huyệt xuất phát từ vị trí của huyệt đạo nằm tại vùng trống trên các đường kinh và ngoài kinh. Vai trò của Thiên Khu huyệt là thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiếp nhận năng lượng từ bên ngoài vào trong cơ thể con người.

Huyệt nằm ở vị trí thứ 25 của Kinh Vị, huyệt Mộ của kinh Đại Trường, cùng nhánh của Mạch Xung. Huyệt Thiên Khu trái và phải tạo thành một đường thẳng với rốn, rốn nằm ở giữa. Do đó, để xác định vị trí huyệt Thiên Khu bạn cần nằm ngửa, đo từ rốn ra 2 bên, mối bên khoảng 2 thốn, đây chính là huyệt cần tìm.

Xét về giải phẫu dưới da: Dưới da là gân cơ chéo, mạch ngang, cơ thẳng, ruột non và tử cung nếu là nữ giới khi đang mang thai tháng thứ 8. Tại đây có nhóm dây thần kinh vận động cơ, dây thần kinh liên sườn dưới, dây thần kinh số 10.

Huyệt Thiên Khu là một trong số 36 huyệt vị đặc biệt quan trọng của cơ thể
Huyệt Thiên Khu là một trong số 36 huyệt vị đặc biệt quan trọng của cơ thể

Công dụng của huyệt Thiên Khu

Các tài liệu Y học cổ truyền có nhiều ghi chép về tác dụng huyệt Thiên Khu trong chăm sóc sức khỏe. Nhờ vị trí đặc biệt này mà huyệt này có tác dụng chủ trị các bệnh liên quan đến kinh Đại Trường và Tỳ như: 

  • Giúp giảm nhanh các cơn đau ở vùng bụng do trướng bụng, sôi bụng.
  • Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, đại tiện ra máu, huyệt Thiên Khu chữa táo bón,…
  • Chữa chứng đau ở cạnh rốn, người lớn và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa kém.
  • Điều trị chứng khí hư không đều, đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.
  • Kết hợp với một số huyệt đạo khác giúp điều trị viêm đường tiết niệu, viêm đại tràng, viêm ruột và một số bệnh lý phụ khoa.
Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh lý liên quan đến tiêu hóa
Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh lý liên quan đến tiêu hóa

Xem thêm: Huyệt Trung Quản: Vị Trí Và 03 Tác Dụng Chữa Bệnh Nổi Bật

Cách bấm và châm cứu Thiên Khu huyệt

Cũng giống như các huyệt đạo khác, huyệt Thiên Khu cũng có thể tác động bằng cách châm cứu và bấm huyệt để trị bệnh. Các phương pháp được thực hiện đúng quy trình lần lượt như sau:

Châm cứu

Một trong những phương pháp tác động huyệt chữa bệnh được đánh giá cao về hiệu quả là châm cứu. Châm cứu cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao và tiến hành đúng các bước gồm:

  • Xác định vị trí chính xác của huyệt và chuẩn bị dụng cụ châm cứu.
  • Đưa kim vào huyệt Thiên Khu với độ sâu khoảng 0.5 – 1.5 thốn.
  • Cứu từ 7 đến 15 mồi, rồi ngâm châm thêm 5 – 15 phút, thời gian ngâm tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng mỗi người.

Bấm huyệt

Bấm huyệt là cách tác động bên ngoài giúp giải tỏa cảm giác khó chịu do bệnh lý gây ra. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách bấm huyệt thiên khu do chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ:

  • Người bệnh nằm ngửa, xác định vị trí chính xác của huyệt.
  • Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa ấn vào huyệt đạo.
  • Kết hợp ấn huyệt và day nhẹ theo chiều kim đồng hồ trong vòng 1 phút.
  • Massage nhẹ nhàng vùng huyệt để giảm đau nhức và kết thúc.
Massage vùng huyệt là cách tác động bên ngoài giúp giải tỏa cảm giác khó chịu do bệnh lý gây ra
Massage vùng huyệt là cách tác động bên ngoài giúp giải tỏa cảm giác khó chịu do bệnh lý gây ra

Hướng dẫn phối huyệt Thiên Khu cùng huyệt vị khác trên cơ thể

Ngoài công dụng đơn lập, các thầy thuốc còn bấm hoặc châm cứu phối huyệt để tăng hiệu quả trị bệnh. Các huyệt được phối nhau đảm bảo khả năng tương hỗ, không gây hại đến sức khỏe của người bệnh, cụ thể như:

  • Chữa chứng ăn không tiêu: Phối cùng huyệt Lệ Đoài (Vị 45) và huyệt Nội Đình (Vị 44) (theo Thiên Kim Phương).
  • Để trị chứng mặt sưng vù: Phối với huyệt Hãm Cốc, Phong Long Vị, Lệ Đoài, Xung Dương  (theo Thiên Kim Phương).
  • Trị chứng nôn mửa và dịch tả: Phối huyệt Chi Câu (Tam tiêu.6) cùng Thiên Khu (theo Tư Sinh Kinh).
  • Chữa lỵ: Phối Chiếu Hải cùng Công Tôn, Hạ Quản (theo Châm Cứu Đại Toàn).
  • Cải thiện tình trạng tiêu chảy không cầm: Phối huyệt Liệt Khuyết (Phế 7), Tam Âm Giao (Tỳ 6), Quan Nguyên (Nh.4), Trung Quản (Nh.12) (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Trị xích lỵ: Phối với Ẩn Bạch (Tỳ 1), Khí Hải (Nh.6), Chiếu Hải (Th.6), Nội Quan (Tâm bào.6).
  • Trị bạch lỵ: Phối cùng huyệt Ngoại Quan, Thân Mạch, Trung Quảng.
  • Nữ giới bị kinh nguyệt không đều: Phối huyệt Thủy Tuyền cùng Thiên Khu (theo Bách Chứng Phú).
  • Giảm đau quanh rốn: Phối các huyệt vị Âm Giao (Nh.7), huyệt Túc Tam Lý (Vị 36), Thủy Phân (Nh.9) (theo Loại Kinh Đồ Dực).
  • Trị chứng lỵ lâu ngày và dương hư: Bá Hội (Đc.20), huyệt Thần Khuyết (Nh.8), Khí Hải (Nh.6) (theo Cảnh Nhạc Toàn Thư).
  • Trị lỵ không cầm được: Phối cùng Cốc huyệt (Đại trường.4), huyệt Âm Lăng Tuyền huyệt vị (Tỳ 9), Trung Cực (Nh.3), Thần Khuyết (Nh.7), Trung Quản (Nh.12),  Quan Nguyên (Nh.4), Túc Tam Lý (Vị 36) (theo Y Học Cương Mục).
Có thể phối huyệt Thiên Khu với huyệt đạo khác để tăng hiệu quả trị bệnh
Có thể phối huyệt Thiên Khu với huyệt đạo khác để tăng hiệu quả trị bệnh
  • Trị hoắc loạn, thổ tả: Phối cùng Khí Hải, Trung Quản (Nh.12) (theo Thần Cứu Kinh Luân).
  • Trị Thận tả: Phối huyệt Khí Hải (Nh.6), huyệt Quan Nguyên (Nh.4), Trung Quản (Nh.12),  Mệnh Môn (Đc.4) (theo Thần Cứu Kinh Luân).
  • Trị lỵ: Phối cùng Chiếu Hải (Th.6), Hạ Quản (Nh.10) (theo Thần Cứu Kinh Luân).
  • Trị cơn đau thắt quanh rốn: Phối Khúc Tuyền (C.8), Đại Trường Du (Bàng quang.25), Quan Nguyên (Nh.4), Thủy Phân (Nh.9), Phúc Kết (Tỳ 14), huyệt Thượng Liêm (Đại trường.9), Thần Khuyết (Nh.8), Tứ Mãn (Th.14), Trung Phong (C.4) (theo Vệ Sinh Bảo giám).
  • Trị tiêu chảy: Phối cùng Túc Tam Lý (Vị 36), Đại Trường Du (Bàng quang.25) (theo Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  • Trị bạch đới: Phối huyệt Quan Nguyên (Nh.4) (ghi trong Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Trị đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt: Phối huyệt Âm Giao, huyệt Quan Nguyên, (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Trị đau bụng: Phối huyệt Âm Giao (Nh.7), Túc Tam Lý (Vị 36), Hạ Quản huyệt (Nh.10) (theo từ Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Trị bụng dưới bị đau: Phối huyệt Lương Môn (Vị 21), Túc Tam Lý (Vị 36).
  • Tan hòn cục trong bụng: Phối huyệt Hoang Môn (Bàng quang.51).
  • Trị tình trạng tử cung bị suy yếu: Phối cùng Thuỷ Đạo, Trung Lữ Du (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Trị sán tiết: Phối huyệt Đại Trường Du (Bàng quang.25), Túc Tam Lý (Vị 36), Thượng Quản huyệt (Nh.13), Trung Quản (Nh.12), Vị Du (Bàng quang.19), Tỳ Du (Bàng quang.20) (theo Trung Hoa Châm cứu Học).
  • Trị ruột viêm: Phối huyệt vị Hợp Cốc (Đại trường.4), Lan Vĩ và Quan Nguyên (Nh.4) và Thượng Cự Hư (Vị 47), (theo Châm Cứu Học Giản Biên).
  • Trị thổ tả không cầm: Châm cứu phối với huyệt Khí Hải, Trung Quản (Nh.12), Thiên Khu (nguồn từ La Di Biên).
  • Để trị bệnh kiết lỵ lâu ngày: Phối cùng Tam Âm Giao (Nh.7) (Tỳ 6), Trung Quản (Nh.12), Tỳ Du (Bàng quang.20), Tam Tiêu Du (Bàng quang.22), Túc Tam Lý (Vị 36) (theo Thần Cứu Kinh Luân).

Lưu ý cần nhớ khi tác động vào huyệt để trị bệnh

Chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, để tăng hiệu quả điều trị bệnh, đảm bảo an toàn cho cơ thể, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Không châm cứu, bấm huyệt khi có vết thương hở, đang mắc các bệnh về da, bị tụ máu ở vị trí huyệt vì có thể gây viêm nhiễm.
  • Trẻ em, phụ nữ có thai không tự ý bấm huyệt Thiên Khu, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không thực hiện khi người bệnh vừa ăn no hoặc sử dụng các chất kích thích.
  • Cần điều chỉnh lực tác động vừa đủ, không châm kim quá sâu vì có thể chạm vào các dây thần kinh gây biến chứng nguy hiểm.
  • Tốt nhất nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và thực hiện đúng cách, an toàn.

Huyệt Thiên Khu là huyệt vị rất quan trọng có vai trò quan trọng khi điều trị một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. Mong rằng, những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về huyệt đạo này và ứng dụng đúng cách trong trị liệu.

Xem thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...