Đau Mông Bên Trái, Phải Là Bệnh Gì? Có Khắc Phục Được Không?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Đau mông bên trái, phải thường là biểu hiện nhận biết của bệnh đau thần kinh toạ. Tuy nhiên thực tế nhận thấy, tình trạng này có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm, hội chứng khớp cùng chậu, chấn thương, viêm bao hoạt dịch,…

Đau mông bên trái, phải là bệnh gì?

Cơn đau ở mông bên trái, phải kéo dài đi kèm với một số biểu hiện như tê bì, ngứa ran, hạn chế khả năng vận động có thể là biểu hiện của các bệnh xương khớp thường gặp. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, triệu chứng có thể kéo dài, tiến triển mãn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Đau Mông Bên Trái, Phải là bệnh gì? Có khắc phục được không?
Đau mông bên trái, phải thường là biểu hiện nhận biết của bệnh đau thần kinh toạ

Một số khả năng có thể gây ra tình trạng đau ở mông bên trái, phải, bao gồm:

1. Đau dây thần kinh toạ

Cơn đau khởi phát từ vùng thắt lưng, lan xuống mông (trái, phải) đến bắp chân và các chi dưới thường là biểu hiện bệnh đau thần kinh toạ (đau dây thần kinh toạ/ đau dây thần kinh hông to). Dây thần kinh hông to là dây thần kinh lớn và dài nhất trong cơ thể, bắt đầu từ thắt lưng kéo dài đến chi dưới và cơ cơ quan lân cận như bàng quang, ruột,…

Khi vận động mạnh, ngồi sai tư thế, mang vác nặng trong thời gian dài, dây thần kinh toạ có thể bị chèn ép và gây ra các triệu chứng đau nhức, ngứa ran, tê bì ở vùng mông trái hoặc phải và lan rộng xuống các chi dưới. Trong một số trường hợp, bệnh lý có thể là hệ quả do thoát vị đĩa đệm gây ra.

2. Bị chấn thương

Chấn thương vùng mông là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau mông trái, phải. Tình trạng này có thể gây tổn thương các mô mềm, dây chằng và các dây thần kinh lân cận. Tổn thương vùng mông thường phát sinh cơn đau tại chỗ hoặc có thể lan rộng đến đùi, bắp chân và các chi dưới.

Bị chấn thương
Chấn thương vùng mông là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau mông trái, phải

Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương, thời gian phục hồi có thể kéo dài từ vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Thông thường, bị chấn thương vùng mông có thể phục hồi tốt nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trường hợp cơn đau kéo dài, tiến triển nặng nề, người bệnh cần tiến hành thăm khám để được khắc phục nhanh chóng.

3. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thực tế nhận thấy, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể là tác nhân gây khởi phát cơn đau ở mông bên trái và phải. Bệnh lý là hệ quả của đĩa đệm ở vùng lưng bị vỡ, nứt, lâu dần sẽ khiến dịch nhầy bên trong thoát ra bên ngoài và gây đau đớn.

Theo đó, lượng dịch nhầy bị thoái vị thoát ra bên ngoài có thể chèn ép lên dây thần kinh, từ đó phát sinh cơn đau và một số biểu hiện tê bì, ngứa ran ở vùng mông và có thể lan rộng đến chi dưới.

Thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Việc áp dụng các biện pháp điều trị nhằm khắc phục cơn đau, các biểu hiện đi kèm, đồng thời làm chậm quá trình thoái hoá.

4. Hội chứng khớp cùng chậu

Hội chứng khớp cùng chậu khởi phát khi sụn bọc ở khớp cùng chậu bị tổn thương, bào mòn và phá huỷ. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng áp lực khi vận động và phát sinh cơn đau. Theo các bác sĩ chuyên khoa, cơ chế tổn thương ở hội chứng này tương tự với các bệnh thoái hoá khác (viêm khớp cổ, khớp gối, chân).

Hội chứng khớp cùng chậu
Hội chứng khớp cùng chậu khởi phát khi sụn bọc ở khớp cùng chậu bị tổn thương, bào mòn và phá huỷ

Hội chứng khớp cùng chậu có thể gây khởi phát cơn đau ở vùng lưng dưới, mông, hông hoặc có thể di chuyển dọc theo bắp chân, kèm theo các biểu hiện tê bì, ngứa ran, hạn chế khả năng vận động. Cơn đau có xu hướng bùng phát mạnh sau khi đứng quá lâu, mang vác nặng hoặc di chuyển nhiều.

5. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch chính là cơ quan tiết chất nhầy để bảo vệ ổ khớp, giúp các khớp vận động trơn tru hơn. Tuy nhiên, trường hợp lạm dụng khớp quá mức có thể tăng kích thích, khiến bao hoạt dịch bị tổn thương và dẫn đến tình trạng viêm, đau nhức.

Trường hợp bao hoạt dịch ở khớp háng bị tổn thương, người bệnh có thể cảm nhận cơn đau khởi phát tại mông bên phải, trái và thường có xu hướng lan rộng đến các chi dưới. Bên cạnh đó, viêm bao hoạt dịch còn được nhận biết thông qua bề mặt da bên ngoài khớp bị sưng phù, viêm đỏ.

Cách khắc phục cơn đau mông bên trái, phải

Tình trạng đau mông bên trái, phải có thể khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, chức năng vận động và chất lượng cuộc sống. Để cải thiện triệu chứng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau:

1. Liệu pháp chườm nóng/ lạnh chữa đau mông bên trái, phải

Chườm nóng hoặc chườm lạnh là một trong những liệu pháp giúp giảm đau dễ thực hiện và mang lại tác dụng nhanh chóng. Trường hợp cơn đau ở vùng mông không kèm theo biểu hiện sưng, viêm, người bệnh có thể chườm nóng lên vùng mông/ thắt lưng từ 15 – 20 phút. Nhiệt độ ấm từ túi chườm có thể kích thích tăng tuần hoàn máu, nới rộng không gian cột sống, từ đó hạn chế chèn ép lên rễ thần kinh.

Liệu pháp chườm nóng/ lạnh chữa đau mông bên trái, phải 
Chườm nóng hoặc chườm lạnh là một trong những liệu pháp giúp giảm đau dễ thực hiện và mang lại tác dụng nhanh chóng

Trường hợp đau mông trái, phải kèm theo hiện tượng viêm, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh để cải thiện. Liệu pháp này tận dụng nhiệt độ lạnh để làm co mạch, giảm lượng máu tuần hoàn đến vị trí bị đau nhức. Từ đó cải thiện tình trạng viêm, sưng nóng nhanh chóng.

2. Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt là biện pháp giảm đau có nguồn gốc từ Đông y. Phương pháp này tận dụng lực từ bàn tay để đả thông kinh mạch, phá huyết ứ, giúp tiêu viêm hiệu quả. Liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt có thể giúp cải thiện cơn đau, đồng thời phục hồi chức năng của dây thần kinh toạ.

Hướng dẫn cách xoa bóp, bấm huyệt chữa đau mông trái, phải:

  • Xoa bóp vùng lưng: Dùng gốc bàn tay xoa nhẹ nhàng lên vùng bị đau nhức theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Thực hiện từ 2 – 3 phút nhằm làm nóng vùng lưng, đồng thời kích thích tăng tuần hoàn máu.
  • Miết: Chà xát 2 bàn tay vào nhau đến khi có cảm giác nóng thì đặt bàn tay phải chồng lên tay trái. Tiến hành chà xát dọc theo đốt sống lưng từ 10 – 15 lần. Kế đến chà xát theo chiều ngang (từ trái sang phải) trong 10 lần.
  • Day ấn: Sử dụng 2 bàn tay ôm nhẹ phần thắt lưng, rồi dùng ngón tay cái xoay tròn từ 3 – 5 phút.
  • Bấm huyệt: Sau khi thực hiện xoa bóp, bạn tiến hành bấm các huyệt Thận du, Thiên khu, Túc tam lý, Đại trường du để cải thiện cơn đau ở vùng mông và thắt lưng.

3. Tập luyện thể thao

Việc tập luyện thể dục, thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung cũng như hệ xương khớp nói riêng. Theo các chuyên gia, mỗi ngày dành từ 20 – 30 phút để tập luyện có thể giúp cải thiện cấu trúc cột sống, tăng phạm vi chuyển động của các khớp, đồng thời tăng phục hồi chức năng dây thần kinh.

Tập luyện thể thao
Việc tập luyện thể dục, thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung cũng như hệ xương khớp nói riêng

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm thiểu tần suất, mức độ cơn đau, đồng thời ngăn ngừa tiến triển của quá trình thoái hoá mô sụn và thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, khi bị đau mông người bệnh nên tập trung các bộ môn vận động có cường độ phù hợp, khả năng kéo giãn phần đốt sống tốt như yoga, bơi lội. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập kéo giãn cột sống theo chỉ dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu.

4. Dùng thuốc giảm đau không kê toa

Trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng đau mông trái, phải bằng cách dùng thuốc giảm đau không kê toa. Các loại thuốc này có tác dụng cải thiện đau nhức, giảm viêm trong thời gian ngắn nhưng không tác động trực tiếp lên tiến triển của bệnh.

Do đó, người bệnh tránh lạm dụng nhóm thuốc này trong thời gian dài. Thay vào đó, cần kết hợp lối sống khoa học, lành mạnh nhằm ngăn chặn bệnh lý chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực.

Một số loại thuốc giảm đau không kê toa:

  • Paracetamol: Loại thuốc này có tác dụng giảm đau phổ biến và được đánh giá có độ an toàn cao ở liều điều trị. Thuốc giúp cải thiện cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình, giảm tình trạng sưng nóng ở vùng khớp bị tổn thương. Tuy nhiên, tránh dùng thuốc cho người bị suy thận nặng, suy gan.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ: Các loại thuốc có tác dụng giảm đau tại chỗ bao gồm kem bôi chứa Ibuprofen, miếng dán chứa Lidocaine, Capsaine. So với dạng thuốc uống, thuốc giảm đau tại chỗ có độ an toàn cao hơn vì gần như không đi vào tuần hoàn máu.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và chống viêm ở mức độ vừa và nặng. NSAID được chỉ định khi cơn đau không đáp ứng tốt với các loại thuốc trên. Tuy nhiên, thuốc có thể làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ như đột quỵ, tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá nên cần thận trọng khi dùng cho người gặp các vấn đề tim mạch và viêm loét dạ dày tiến triển.

Mặc dù đa số các loại thuốc giảm đau không kê toa có thể được dùng mà không cần chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc có thể làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng không mong muốn. Do đó, người bệnh chỉ sử dụng thuốc trong các trường hợp cần thiết, đồng thời nên tham vấn chuyên khoa để biết được liều dùng cụ thể.

5. Tìm gặp bác sĩ chuyên khoa

Trường hợp nhận thấy cơn đau mông trái, phải tiến triển nặng theo thời gian, thường xuyên tái phát, người bệnh cần đến bệnh viện để được xác định nguyên nhân cụ thể. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán (thăm khám lâm sàng, xét nghiệm hình ảnh, dịch khớp) nhằm xác định nguyên nhân gây khởi phát triệu chứng.

Tìm gặp bác sĩ chuyên khoa
Trường hợp nhận thấy cơn đau mông trái, phải tiến triển nặng, người bệnh cần đến bệnh viện để được xác định nguyên nhân

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ triệu chứng. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị nội khoa (sử dụng thuốc, nghỉ ngơi, vật lý trị liệu,…) hoặc can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật) nếu tổn thương ở mức độ nặng và xuất hiện biến chứng.

Tình trạng đau mông bên trái, phải có thể là dấu hiệu của các vấn đề xương khớp. Trường hợp triệu chứng không đáp ứng các biện pháp chăm sóc và chữa trị tại nhà. Người bệnh cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh phát sinh biến chứng nặng nề.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...