Huyệt Thiếu Trạch: Vị Trí, Tác Dụng, Cách Châm Cứu, Bấm Huyệt
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênHuyệt Thiếu trạch được ứng dụng trong Y học cổ truyền với nhiều công dụng như trị đau đầu, đau mắt, viêm tuyến vú,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ vị trí, cách khai thông huyệt đạo này. Do đó, chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc tiến hành nghiên cứu và tổng hợp chi tiết thông tin về huyệt đạo trong bài viết dưới đây.
Huyệt Thiếu Trạch là gì?
Huyệt Thiếu Trạch có xuất xứ từ Thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2), giải thích về ý nghĩa của huyệt, trong Trung Y Cương Mục có ghi chép như sau:
- Thiếu: Ý là nhỏ, thuộc về kinh Tiểu Trường, bộ phận tiêu hóa quan trọng có chức năng hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
- Trạch: Có nghĩa là “ao hồ”, “vùng trũng thấp”.
- Thiếu Trạch: Khi ghép lại, ta có thể hiểu Thiếu Trạch như một “ao hồ” hay “vùng trũng thấp” thuộc về kinh Tiểu Trường.
Ngoài ra, huyệt Thiếu Trạch còn có tên gọi khác là huyệt Tiểu Cát.
Đặc tính của huyệt như sau:
- Là huyệt thứ 1 của Tiểu Trường kinh.
- Là huyệt Tỉnh của Tiểu Trường kinh, thuộc hành Kim.
Vị trí của huyệt Thiếu trạch
Vị trí của huyệt nằm ở mặt ngoài của ngón út, cách khớp ngón út – bàn tay khoảng 0,1 thốn. Xác định huyệt bằng cách từ nếp gấp của khớp ngón út – bàn tay, đo ra phía ngoài ngón út khoảng 0.1 thốn.
Trên thực tế, vị trí huyệt có thể thay đổi một chút tùy theo kích thước bàn tay và cấu trúc giải phẫu của mỗi người. Do đó, cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn cao khi xác định huyệt vị.
Đặc điểm giải phẫu của Thiếu Trạch huyệt:
- Dưới da huyệt đạo là giữa chỗ bám gân ngón số 5 của cơ gấp chung sâu các ngón tay, gân ngón út của cơ duỗi chung các ngón tay và bờ trong của đốt 3 xương ngón tay 5.
- Thần kinh vận động cơ vùng huyệt là nhánh dây thần kinh trụ và dây thần kinh quay.
- Da vùng huyệt đạo chịu chi phối từ tiết đoạn thần kinh D1.
Tác dụng của huyệt Thiếu Trạch
Huyệt Thiếu Trạch được Y học cổ truyền ghi nhận có nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, bao gồm:
- Thanh nhiệt, giải độc: Kích thích huyệt đạo này có thể giúp cơ thể đào thải độc tố, hạ sốt, cải thiện các chứng bệnh do nóng trong người.
- Điều hòa khí trệ: Bấm huyệt Thiếu Trạch giúp điều hòa khí huyết lưu thông, cải thiện các triệu chứng đau bụng, đầy trướng, khó tiêu.
- Thông sữa: Giúp sữa lưu thông dễ dàng trong tuyến sữa, tránh tắc sữa, ít sữa do các yếu tố như stress, thay đổi nội tiết tố sau sinh, chế độ ăn uống không hợp lý, ít vận động….
- Cải thiện bệnh hô hấp: Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan.
- An thần: Kích thích huyệt có tác dụng điều hòa thần kinh, an thần, giúp thư giãn tinh thần, cải thiện giấc ngủ.
Hướng dẫn châm cứu và bấm huyệt Thiếu Trạch
Châm cứu và bấm huyệt Thiếu Trạch là những phương pháp hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng kỹ thuật và tuân thủ các lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Hướng dẫn châm cứu huyệt
Kỹ thuật châm cứu huyệt đạo Thiếu Trạch được tiến hành thực hiện như sau:
Chuẩn bị:
- Bệnh nhân được đặt nằm ngửa hoặc ngồi thoải mái, thư giãn.
- Thầy thuốc sát trùng huyệt đạo và tay bằng cồn.
- Chuẩn bị kim châm cứu vô trùng, phù hợp với kích thước huyệt đạo.
Kỹ thuật châm cứu:
- Xác định vị trí huyệt Thiếu Trạch chính xác.
- Dùng kim châm xuyên thẳng qua da, trực tiếp vào huyệt đạo với độ sâu 0.1 – 0.2 thốn.
- Cứu 1 – 3 tráng.
- Ôn cứu 3 – 5 phút.
- Rút kim, ấn nhẹ vào huyệt đạo và sát trùng lại.
Lưu ý:
- Cần thực hiện châm cứu bởi thầy thuốc Y học cổ truyền có chuyên môn, kinh nghiệm.
- Không châm cứu cho phụ nữ mang thai, người có rối loạn đông máu, người đang say rượu bia.
- Sau khi châm cứu, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.
Hướng dẫn bấm huyệt
Người bệnh có thể chủ động cải thiện sức khỏe bằng phương pháp bấm huyệt theo kỹ thuật như sau:
Chuẩn bị:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành bấm huyệt chữa bệnh.
- Bệnh nhân được đặt nằm ngửa hoặc ngồi thoải mái, thư giãn.
Kỹ thuật bấm huyệt:
- Xác định vị trí huyệt Thiếu Trạch chính xác.
- Dùng ngón cái day nhẹ nhàng huyệt đạo trong 1 – 2 phút.
- Có thể kết hợp các động tác day, ấn, miết, bấm theo nhịp điệu.
- Bấm huyệt ở cả hai tay.
Lưu ý:
- Lực bấm vừa đủ, không quá mạnh gây đau nhức nhưng không quá nhẹ sẽ không phát huy tác dụng trị bệnh.
- Nên bấm huyệt nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 – 2 phút để hiệu quả phát huy rõ rệt nhất.
- Nếu có cảm giác đau nhức, khó chịu, cần ngừng bấm huyệt và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Phối huyệt thiếu trạch nâng cao hiệu quả chữa bệnh
Khi phối huyệt Thiếu Trạch với các huyệt đạo tương hợp sẽ giúp khai mở nhiều tác dụng, đồng thời tăng hiệu quả chữa bệnh. Cụ thể như sau:
- Phối cùng huyệt Khuyết Bồn (Vi 12) + huyệt Liệt Khuyết (P.7) + huyệt Ngư Tế (P.10): Điều trị ho (Theo Tư Sinh Kinh).
- Phối cùng huyệt Chiên Trung (Nh 17) + huyệt Hợp Cốc (Đtr.4): Điều trị không có sữa (Theo Châm Cứu Đại Thành).
- Phối cùng huyệt A Thị Huyệt + huyệt Du Phủ (Th.27) + huyệt Đại Lăng (Tb.7) + huyệt Đản Trung (Nh 17) + huyệt Ủy Trung (Bq 40): Điều trị vú sưng (Theo Châm Cứu Đại Thành).
- Phối cùng huyệt Côn Lôn (Bq 60) + huyệt Phục Lưu (Th.7): Điều trị sốt rét thể hàn, không ra mồ hôi (Theo Thiên Kim Phương).
- Phối cùng huyệt Lao Cung (Tb.8) + huyệt Tam Gian (Đtr.3): Điều trị họng khô, miệng nóng, trong miệng lở (Theo Bị Cấp Thiên Kim Phương).
- Phối cùng huyệt Quan Xung (Ttu 1) + huyệt Thiếu Thương (P.11) + huyệt Thiếu Xung (Tm.9) + huyệt Thương Dương (Đtr.1) + huyệt Trung Xung (Tb.9): Điều trị hôn mê do trúng phong, đờm dãi khò khè (Theo Châm Cứu Đại Thành).
- Phối cùng huyệt Túc Lâm Khấp (Đ.41): Điều trị vú sưng (Theo Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối cùng huyệt Can Du (Bq 18): Điều trị có mộng thịt ở mắt (Theo Châm Cứu Tụ Anh).
- Phối cùng huyệt Thái Dương: Điều trị vú sưng (Theo Ngọc Long Kinh).
- Phối cùng huyệt Hạ Liêm (Đtr.8) + huyệt Hiệp Khê (Đ.43) + huyệt Ngư Tế (P.10) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36) + huyệt Ủy Trung (Bq 40): Điều trị vú sưng (Theo Thần Cứu Kinh Luân).
- Phối cùng huyệt Đản Trung (Nh 17) + huyệt Hợp Cốc (Đtr.4) + huyệt Nhũ Căn (Vi 18): Điều trị sữa thiếu (Theo Châm Cứu Học Giản Biên).
- Phối cùng huyệt Dịch Môn (Ttu 2) + huyệt Thủ Tam Lý + huyệt Thủ Ngũ Lý: Điều trị đau phần trước cánh tay (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối cùng huyệt Đản Trung (Nh 17) + huyệt Nhũ Căn (Vi 18) [thêm huyệt Nội Quan (Tb.6) + huyệt Thiên Tỉnh (Ttu 10) ]: Điều trị bệnh viêm tuyến vú cấp (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối cùng huyệt Tinh Minh (Bq 1) + huyệt Thái Dương + huyệt Hợp Cốc (Đtr.4): Điều trị tình trạng trong mắt có mộng thịt (Theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
Huyệt Thiếu Trạch là một huyệt đạo quan trọng trên bàn tay, có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp khai thông nên được hướng dẫn bởi chuyên gia để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa trị bệnh tốt nhất.
Xem Thêm:
- Huyệt Yêu Du: Vị Trí, Công Dụng Và Lưu Ý Khi Dùng Trị Bệnh
- Huyệt Giản Sử: Lợi Ích Sức Khỏe Và Phương Pháp Bấm Huyệt
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!