Bé Bị Ho Có Đờm Kiêng Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Mau Hết Bệnh
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bé bị ho có đờm kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hết bệnh? Đây là thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Theo chuyên gia, trong thời gian điều trị ho có đờm cho bé, bố mẹ nên kiêng cho trẻ ăn những món cay nóng, nhiều dầu mỡ, kiêng ăn lạnh, uống lạnh,… Tham khảo giải đáp chi tiết qua bài viết sau.
Nguyên tắc ăn uống cho bé bị ho có đờm như thế nào?
Ho có đờm, ho khan là tình trạng thường gặp ở trẻ em, do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó các bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,… là những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng này. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, sức đề kháng yếu nên cơn ho có thể bùng phát thường xuyên, dữ dội.
Không chỉ gây ho có đờm, ho khan tái phát hoặc kéo dài, khi bé mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp còn kèm theo các biểu hiện bất thường khác. Chẳng hạn như đau rát cổ họng, nuốt vướng, khó thở, mắc ói,… Cơn ho có thể xuất hiện ban đêm lẫn ban ngày, trong đó trẻ rất thường bị ho về đêm khiến giấc ngủ không ngon, lâu dần có thể gây suy nhược cơ thể.
Do đó, phụ huynh không nên chủ quan khi nhận thấy bé bị ho có đờm hoặc ho khan bất thường. Nhất là tình trạng ho có đờm, nếu dịch tích tụ, ứ đọng quá nhiều còn có khả năng gây tắc nghẽn đường thở, khiến bé hô hấp khó khăn. Để điều trị bệnh, trước hết phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi bé mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp. Song song với việc tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ phù hợp hơn. Điều này góp phần hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả, bảo vệ an toàn sức khỏe cho bé. Vậy nguyên tắc dinh dưỡng khi bé bị ho có đờm là gì? Cụ thể như sau:
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ em, ưu tiên những món dễ nhai, dễ nuốt và tiêu hóa. Tránh những món ăn, thực phẩm làm tăng ma sát và tổn thương niêm mạc hầu họng của trẻ nhỏ.
- Lựa chọn theo sở thích của trẻ để kích thích vị giác, giúp trẻ ăn nhiều hơn. Tuy nhiên chỉ nên lựa chọn thực phẩm phù hợp, chế biến các món ăn lành mạnh.
- Bổ sung cho trẻ những thực phẩm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, chất giúp giảm ho, tiêu đờm và kháng sinh tự nhiên.
- Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, đặc biệt không khiến cổ họng khó chịu thêm.
- Cho trẻ uống đủ nước, bổ sung thực phẩm đa dạng, cân bằng dinh dưỡng. Tập cho trẻ thói quen ăn chậm, nhai kỹ để giúp thức ăn được hấp thụ tốt hơn.
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị ho có đờm cho trẻ nhỏ. Do đó bố mẹ nên lưu ý, xây dựng thực đơn hàng ngày phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về các thực phẩm nên ăn và nên kiêng trong thời gian này để đảm bảo an toàn và đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Bé bị ho có đờm kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi?
Bé bị ho có đờm kiêng ăn gì? Đây là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Theo đó, chuyên gia giải đáp rằng, trong thời gian bé bị ho có đờm bố mẹ không nên cho trẻ ăn những món cứng, khô, thực phẩm dễ dị ứng, món ăn chế biếng với nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ,… Cụ thể như sau:
Bé bị ho có đờm kiêng ăn gì? Kiêng đồ ăn cứng, khô
Như đã đề cập, bé bị ho có đờm đôi khi còn kèm theo tình trạng đau họng, khó nuốt do tổn thương niêm mạc, đờm nhớt tích tụ nhiều ở cổ họng. Chính vì thế, trong giai đoạn này trẻ ăn uống có phần khó khăn hơn. Bố mẹ nên kiêng cho trẻ ăn những món như bánh kẹo cứng, đồ ăn khô,…
Bởi, khi trẻ nhai chưa nhuyễn, các mẫu thức ăn cứng có thể tiếp tục ma sát và làm trầy xước thêm niêm mạc hầu họng. Điều này khiến cho trẻ ho nhiều hơn, tăng cơn đau rát, khó chịu cổ họng. Vì thế chuyên gia khuyến cáo trong thời gian điều trị bệnh, bố mẹ không nên cho trẻ ăn những món quá cứng, quá khô.
Bé bị ho có đờm kiêng ăn gì? Kiêng thực phẩm dễ dị ứng
Trẻ em đặc biệt là những bé sơ sinh có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện. Do đó, khi ăn phải thức ăn không phù hợp rất dễ phát sinh các phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, ho, ngứa ngáy cơ thể. Để giảm nguy cơ dị ứng khiến tình trạng ho có đờm nghiêm trọng hơn, bố mẹ nên lưu ý tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ dị ứng.
Vì khi cơ thể trẻ kích hoạt các phản ứng dị ứng, tình trạng viêm họng, ngứa và đau rát cổ họng gây ho sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Một số thực phẩm có thể kể đến như tôm, cua, đậu phộng,… Nhất là cần đặc biệt thận trọng đối với trẻ có tiền sử dị ứng trước đó, tốt nhất nên kiêng ăn để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn gây hại sức khỏe của trẻ.
Nên tránh cho bé ăn món ăn nhiều dầu mỡ
Bên cạnh các món cần kiêng kể trên, bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn những thức ăn được chế biến với nhiều dầu mỡ. Đây được xem là nhóm thực phẩm cần tránh khi trẻ gặp phải các bệnh hô hấp hoặc những vấn đề khác. Bên cạnh đó, trong bữa ăn hàng ngày cũng cần giảm lượng dầu mỡ sử dụng xuống mức vừa phải.
Bởi nếu lạm dụng quá nhiều dầu mỡ, nhất là các loại dầu động vật có nguy cơ làm tăng mỡ máu, trẻ bị ho có nguy cơ ho nhiều hơn, kích thích cổ họng khó chịu. Vì thế, đối với trường hợp bé bị viêm họng, viêm amidan,… mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp gây ho có đờm, nên kiêng ăn những món ăn quá nhiều dầu mỡ để bảo vệ sức khỏe và giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
Tránh các món cay nóng, nhiều gia vị
Bên cạnh những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chế biến với nhiều gia vị cũng được xếp vào danh sách cần kiêng cho bé đang bị ho có đờm. Bởi, gia vị cay nóng có thể làm kích thích cổ họng của bé, khiến cơn ho ngày càng nặng nề, cổ họng nóng rát khó chịu, đặc biệt là làm dịch đờm tiết ra nhiều hơn.
Khi chế biến món ăn bố mẹ nên lưu ý vấn đề này. Nên nêm nếm riêng các món cho bé, tránh dùng các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, sa tế,… Việc này sẽ góp phần hạn chế nguy cơ trẻ bị kích thích cổ họng làm phát sinh các cơn ho dữ dội, ảnh hưởng quá trình điều trị và sức khỏe của bé.
Bé bị ho có đờm kiêng ăn gì? Kiêng đồ uống, thức ăn lạnh, có ga
Bé bị ho có đờm nên kiêng các thức ăn, thức uống lạnh để bảo vệ niêm mạc cổ họng, tránh kích thích khiến cơn ho nghiêm trọng hơn. Thay vào đó chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên cho các bé ăn chín, uống nước ấm đun sôi để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Trẻ nhỏ rất thích uống nước ngọt có ga, ăn kem,… tuy nhiên những thực phẩm, thức uống này không phù hợp trong giai đoạn điều trị bệnh. Chính vì thế bố mẹ cần lưu ý kiêng cữ cho trẻ để tránh gặp phải các tình huống không mong muốn, gây hại sức khỏe của trẻ.
Trên đây là nhóm các thực phẩm, thức uống cần kiêng cho bé, giải đáp thắc mắc: “Bé bị ho có đờm kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh?”. Phụ huynh cần lưu ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho con hợp lý hơn, kiêng cho trẻ ăn hoặc điều chỉnh liều lượng thực phẩm phù hợp để giảm ho cho bé và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Nên cho bé ăn gì khi bị ho có đờm?
Bên cạnh thắc mắc bé bị ho có đờm kiêng ăn gì, thì vấn đề cho bé ăn gì giúp bệnh mau khỏi cũng không thể bỏ qua. Theo đó, bố mẹ nên bổ sung cho trẻ những món ăn mềm, chứa nhiều omega 3, vitamin, khoáng chất,… Cụ thể như:
Nên cho bé ăn những món mềm, dễ nuốt khi bị ho có đờm
Giai đoạn trẻ gặp các vấn đề tại hệ hô hấp, cổ họng phát sinh cơn ho có đờm sẽ kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như đau rát, khó nuốt,… Chính vì thế trong giai đoạn này bố mẹ nên lựa chọn những món mềm, giúp bé dễ nhai, nuốt và tiêu hóa. Lựa chọn thực phẩm phù hợp và ưu tiên các món như canh, cháo, súp,… mềm, lỏng.
Thực phẩm giàu protein
Bổ sung vào thực đơn cho bé bị ho có đờm các thực phẩm chứa protein như cá đậu nành, sữa hạt, thịt trắng,… Nhóm thực phẩm cung cấp lượng protein dồi dào, tham gia vào quá trình sản xuất tế bào, thúc đẩy tổn thương phục hồi nhanh và hiệu quả hơn. Không những thế, nhóm thực phẩm này còn giúp bổ sung dinh dưỡng, năng lượng giúp trẻ giảm mệt mỏi, học tập và sinh hoạt tốt hơn.
Cung cấp omega 3 từ các loại cá béo
Omega 3 là axit béo tốt cho sức khỏe, có khả năng hỗ trợ kháng viêm cho cơ thể. Chính vì thế, bố mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa dưỡng chất này cho trẻ khi con bị ho có đờm. Omega 3 có nhiều trong các loại cá béo, ngoài ra còn có trong một số loại hạt như hạt lanh, hạt chia,… Bổ sung với hàm lượng vừa phải giúp cải thiện sức khỏe, giảm ho, sưng viêm cổ họng cho bé.
Sử dụng dầu thực vật thay dầu động vật
Như đã đề cập bên trên, ăn nhiều dầu mỡ nguồn gốc từ động vật không phải là sự lựa chọn tốt cho cơ thể. Chính vì thế các loại dầu thực vật ngày càng được ưu tiên hơn. Đối với bé bị ho có đờm, để giảm thiểu kích ứng cổ họng và tăng sinh tiết đờm, bố mẹ nên hạn chế tuyệt đối các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
Đồng thời thay dầu động vật sang dầu thực vật, sử dụng với liều lượng vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng hoặc các vấn đề ảnh hưởng sức khỏe.
Thực phẩm tăng cường men vi sinh đường ruột
Sữa chua chứa nhiều men vi sinh giúp tiêu hóa tốt hơn, tăng cường đề kháng và năng lượng cho cơ thể. Do đó bố mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua thường xuyên. Tuy nhiên nên mang sữa chua từ trong tủ lạnh để ở nhiệt độ phòng vài phút rồi cho trẻ ăn để tránh nhiệt độ lạnh gây kích thích cổ họng bé.
Ăn những thực phẩm chứa chất kháng sinh tự nhiên
Hành, gừng, tỏi là những gia vị quen thuộc được thêm vào món ăn để tăng độ thơm ngon. Trong chúng còn chứa nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể, nhất là chất kháng sinh tự nhiên giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, tác nhân gây hại trong cơ thể. Phụ huynh có thể thêm hành, gừng, tỏi vào trong các món ăn của bé để giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp gây ho có đờm.
Bổ sung thực phẩm chứa vitamin
Bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể trẻ. Những thực phẩm này còn hỗ trợ tăng cường đề kháng, hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại. Tuy nhiên bố mẹ nên lưu ý cân bằng dinh dưỡng, nạp với liều lượng vừa đủ, đảm bảo cơ thể trẻ hấp thụ tốt nhất.
Bé bị ho có đờm nên ăn thực phẩm giàu kẽm
Bên cạnh những thực phẩm kể trên, khi bé bị ho có đờm phụ huynh nên cho con ăn những món chứa nhiều kẽm. Dưỡng chất này vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em, giúp tăng cường đề kháng, chống virus, kháng khuẩn cho cơ thể. Các thực phẩm giàu kèm có thể kể đến như nghêu, sò, rau chân vịt, củ cải trắng, đậu hà lan,…
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị ho có đờm
Ho có đờm là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ khi bé bị viêm nhiễm đường hô hấp. Để điều trị, trước hết phụ huynh cần xác định nguyên nhân gây ho, tốt hơn hết nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám. Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp can thiệp phù hợp.
Bên cạnh tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, phụ hunh nên lưu ý kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà để đảm bảo sức khỏe và giúp đẩy nhanh quá trình điều trị. Một số lưu ý như sau:
- Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng thực phẩm bị dập nát, có dấu hiệu hư hỏng chế biến món ăn cho trẻ em.
- Nên cân bằng dinh dưỡng, tránh cho trẻ ăn quá nhiều một nhóm thực phẩm. Chế biến các món ăn trong ngày, tránh dùng các món qua đêm nguy cơ ẩm móc, ôi thiu ảnh hưởng sức khỏe của bé.
- Kết hợp các biện pháp chăm sóc trẻ từ chế độ sinh hoạt hàng ngày đến xây dựng thói quen lành mạnh cho bé. Chẳng hạn như vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, vệ sinh không gian sinh hoạt hàng ngày cho bé thông thoáng,…
- Thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy tình trạng ho có đờm ở trẻ không thuyên giảm để được tư vấn hướng khắc phục phù hợp hơn.
Trên đây là giải đáp thắc mắc: “Bé bị ho có đờm kiêng ăn gì và nên ăn gì?”, bố mẹ có thể thăm khảo. Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp điều trị và chăm sóc tốt giúp trẻ sớm phục hồi sức khỏe, giảm ho và tránh các biến chứng không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!