9 Cách Trị Ngứa Cổ Họng Gây Ho Đơn Giản Và Nhanh Chóng
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Sử dụng cách trị ngứa cổ họng gây ho bằng một số nguyên liệu đơn giản như trà xanh, bạc hà, nước muối,… được nhiều người quan tâm. Đa phần các mẹo chữa dân gian đều khá an toàn, lành tính, giúp xoa dịu cảm giác ngứa ngáy cổ họng hiệu quả mà ít gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn đọc một vài cách trị ngứa cổ họng gây ho đơn giản và nhanh chóng.
9 cách trị ngứa cổ họng gây ho đơn giản dễ thực hiện
Ngứa cổ họng gây ho do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có thể xuất hiện vào giai đoạn thời tiết giao mùa, chuyển từ nóng sang lạnh khiến cơ thể nhiễm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp gây ra hiện tượng ngứa ngáy cổ họng, khởi phát cơn ho khan thất thường.
Ngoài ra, triệu chứng ngứa cổ họng gây ho cũng có thể bắt nguồn từ những nguyên do như uống nhiều nước đá, ngồi điều hòa phả trực tiếp vào mặt, hút thuốc lá, môi trường ô nhiễm,… Đặc biệt, tình trạng này cũng là triệu chứng thường gặp của các bệnh lý về hô hấp như viêm amidan, viêm họng, viêm xoang hay bệnh dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản,…
Một số người ho ngứa cổ họng do tính chất công việc phải sử dụng giọng nói thường xuyên như giáo viên, ca sĩ,… dẫn đến tình trạng khô cổ họng, ngứa ngáy. Vậy, làm thế nào để khắc phục nhanh chóng tình trạng này? Hiện nay, bên cạnh sử dụng thuốc tân dược, các cách trị ngứa cổ họng gây ho bằng nguyên liệu thiên nhiên được nhiều người tin dùng.
Mẹo chữa phù hợp cho đối tượng mới khởi phát biểu hiện ngứa ngáy cổ họng, ho nhẹ. Tham khảo ngay các cách đơn giản như sau:
1. Súc miệng bằng nước muối ấm trị ngứa cổ họng
Cơn ho có thể xuất hiện bất ngờ khiến người bệnh khó chịu. Trước đó thông thường bạn sẽ cảm nhận thấy cổ họng có dấu hiệu ngứa nhẹ, đâu là giai đoạn đầu cảnh báo cho tình trạng ho khan, ho có đờm sắp xuất hiện. Việc làm sạch cổ họng, dịu cơn ngứa giúp giảm ho đáng kể. Nhiều người đã áp dụng cách pha muối với nước ấm để súc miệng, cổ họng để giảm ngứa.
Đây là một trong những phương pháp an toàn, đơn giản dễ thực hiện. Việc súc miệng, khò cổ họng bằng nước muối ấm mang lại khá nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Có thể kể đến như: Hỗ trợ giảm viêm họng, tan đờm, trị ho khan, ngăn nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, giảm lở miệng, đau răng, thúc đẩy tổn thương mau lành,…
Việc súc miệng bằng nước muối không chỉ giúp bạn nhanh chóng xoa dịu cơn ngứa, giảm ho mà còn loại bỏ vi khuẩn, virus gây hại ở cổ họng, khoang miệng, ngăn ngừa các bệnh lý khác. Thực hiện đơn giản như sau:
- Bạn sử dụng 1 muỗng cà phê muối tinh hòa cùng với 200ml nước ấm.
- Sau đó sử dụng dung dịch súc miệng, khò cổ họng mỗi ngày 3 – 4 lần, nhất là khi vừa mới ngủ dậy và trước khi chuẩn bị đi ngủ.
Người thường xuyên thực hiện và duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối ấm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
2. Giảm ngứa ngáy cổ họng gây ho bằng cách xông tinh dầu
Biện pháp xông hơi với tinh dầu giúp cải thiện triệu chứng ngứa rát cổ họng gây ho khá hiệu quả. Bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu như tinh dầu khuynh diệp, tràm trà, tinh dầu nhài,… Các tinh dầu được tinh chiết từ các thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính đối với người dùng.
Tinh dầu thực vật chứa các chất giúp làm long đờm, loại bỏ dịch nhớt ứ đọng ở cổ họng giảm ho ngứa khó chịu cho khu vực này. Ngoài ra, khi mắc các bệnh lý về viêm nhiễm đường hô hấp, người bệnh có thể bị ngạt mũi, đờm cổ họng. Việc xông hơi tinh dầu giúp tinh chất đi sâu vào bên trong, giảm tắc nghẽn và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Cách thực hiện như sau:
- Bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm trà, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu nhài,…
- Sau đó nhỏ vài giọt vào chậu nước nóng, tiến hành xông hơi trực tiếp vào miệng.
- Trùm một chiếc khăn to lên đầu để giữ nhiều hơi nước bên trong.
- Cúi mặt gần chậu xộng, tuy nhiên không nên kê sát có thể làm bỏng da.
- Đồng thời, khi đó bạn há miệng to, nhắm mắt để tránh cay mắt, hít thở đều.
Ngoài cách làm này, bạn cũng có thể bôi một lượng nhỏ tinh dầu khuynh diệp, tràm trà lên khu vực ngực, cổ họng, bàn chân để giữ ấm cơ thể, giảm độ nhạy cảm cho cổ hong.
3. Ăn tắc chưng mật ong giảm ngứa cổ họng gây ho
Ăn tắc chưng mật ong khi bị ngứa cổ họng ho là biện pháp được áp dụng rộng rãi. Bởi tắc có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, virus gây viêm tại cổ họng. Đồng thời, loại quả này còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu khác giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể, tạo một hàng rào ngăn chặn sự tấn công của hại khuẩn từ bên ngoài vào đường hô hấp.
Bên cạnh đó, mật ong cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm và giúp làm dịu tổn thương bên trong hầu họng. Mật ong còn là nguyên liệu thiên nhiên chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng. Kết hợp hai nguyên liệu giúp tăng hiệu quả giảm ngứa cổ họng, trị ho. Cách làm đơn giản như sau:
- Bạn sử dụng khoảng 3 – 4 trái tắc tươi, còn xanh, sau khi rửa bổ làm đôi.
- Tiếp đến cho tắc vào chén nhỏ, cho thêm 4 – 5 muỗng cà phê mật ong vào, tiến hành hấp cách thủy.
- Sau khoảng 15 phút có thể tắt bếp, lấy hỗn hợp ra ăn khi còn ấm.
Ngoài cách làm này, bạn cũng có thể pha một cốc mật ong ấm uống trước khi đi ngủ để làm sạch cổ họng, hạn chế tình trạng ho vào ban đêm gây mất ngủ.
4. Trị ho và ngứa cổ họng bằng giấm táo
Trị ho khan, ho có đờm bằng giấm táo chắc đã không còn xa lạ với nhiều người. Giấm táo là loại giấm được chiết xuất quá trình len men chuyển hóa đường trong táo. Ngoài công dụng chế biến món ăn, giấm táo còn được tận dụng làm nguyên liệu hỗ trợ khắc phục một số vấn đề của cơ thể.
Sở dĩ sử dụng giấm táo chữa ngứa rát cổ họng gây ho là do trong giấm chứa nhiều axit acetic giúp chống viêm nhiễm và loại bỏ các mầm bệnh khác. Bạn có thể sử dụng giấm táo pha loãng với nước ấm uống mỗi ngày 2 lần để giảm ho tại nhà. Tuy nhiên không nên thực hiện nếu bạn bị ngứa rát cổ họng do trào ngược dạ dày hoặc đang mắc các bệnh dạ dày, răng miệng khác.
Ngoài cách làm kể trên, bạn có thể kết hợp giấm táo với mật ong để tăng hiệu quả chữa ho tại nhà. Cách thực hiện khá đơn giản:
- Sử dụng khoảng 2 muỗng giấm táo và 1 muỗng mật ong nguyên chất.
- Cho nguyên liệu vào cốc, đổ thêm 400ml nước ấm vào.
- Uống hỗn hợp mỗi ngày 2 lần để giảm ho. Lưu ý tránh áp dụng cho đối tượng bệnh nhi dưới 12 tháng tuổi.
5. Cách trị ngứa cổ họng gây ho bằng lá bạc hà tươi
Sử dụng lá bạc hà là cách trị ngứa cổ họng gây ho được nhiều người sử dụng. Loại lá này chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp phòng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, giảm viêm nhiễm và khắc phục một số triệu chứng khó chịu xảy ra ở khu vực này như ngứa rát cổ họng, ho khan,…
Ngoài ra, trong lá bạc hà còn chứa nhiều vitamin như A, C cùng với các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Các thành phần giúp tăng cường đề kháng, hệ miễn dịch chống lại sự tấn công của các vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập vào đường hô hấp nói riêng vào cơ thể nói chung.
Với mùi thơm dễ dịu, sử dụng lá bạc hà trị ho đã trở thành lựa chọn của nhiều người. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Hái vài lá bạc hà tươi, sau đó rửa sạch loại bỏ bụi bẩn.
- Cho lá bạc hà vào chén, thêm 2 – 3 muỗng cà phê mật ong nguyên chất.
- Hấp cách thủy rồi chắc lấy phần nước uống, áp dụng kiên trì để giảm ho và ngứa rát cổ họng.
Ngoài cách làm này, bạn có thể hái lá bạc hà xông hơi miệng hoặc kết hợp với nhiều nguyên liệu khác như gừng, trà hoa cúc,… để tăng cường hiệu quả chữa ho tại nhà.
6. Uống trà cam thảo trị ho giảm ngứa cổ họng
Uống trà cam thảo khi cổ họng bị ngứa gây ho là biện pháp được nhiều người áp dụng. Theo ghi chép, cam thảo là thảo dược chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt là các thành phần chống viêm, sát khuẩn, làm giảm dị ứng, thúc đẩy làm lành tồn thương niêm mạc hầu họng.
Do đó, hiện nay mẹo chữa ngứa họng ho bằng cam thảo nhận được quan tâm của nhiều người. Không những giúp cải thiện triệu chứng khó chịu ở cổ họng, trà cam thảo còn giúp ổn định thần kinh, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn, tránh nguy cơ ho về đêm làm suy nhược cơ thể. Cách dùng như sau:
- Sử dụng 5g rễ cam thảo hãm với khoảng 200ml nước sôi.
- Sau 15 – 20 phút rót nước trà cam thảo uống khi còn ấm để xoa dịu triệu chứng ngứa rát cổ họng gây ho.
- Kiên trì thực hện mỗi ngày, sau khoảng 5 ngày tình trạng ngứa họng gây ho có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể.
Ngoài dùng rể cam thảo, trường hợp trị ho nhẹ tại nhà bạn cũng có thể sử dụng bột cam thảo kết hợp với chanh, trà xanh,… Cách kết hợp với dược liệu khác tăng hiệu quả chữa trị, giúp người bệnh mau chóng cải thiện tình trạng sức khỏe.
7. Dùng nước chanh ấm – Cách trị ngứa cổ họng gây ho
Cơn ngứa ngáy khó chịu cổ họng khiến cho người bệnh khởi phát các cơn ho khó chịu. Dùng nước chanh ấm giúp làm dịu cổ họng nhanh chóng, diệt khuẩn, giảm ho hữu hiệu. Biện pháp này được nhiều người thực hiện và đều ghi nhận được các kết quả khả quan.
Cách trị ngứa cổ họng gây ho với nước chanh ấm mang lại hiệu quả nhanh chóng. Không chỉ giúp xoa dịu triệu chứng khó chịu, việc người bệnh uống nước chanh ấm còn cung cấp vitamin, khoáng chất tăng cường sức đề kháng, loại bỏ hại khuẩn ở cổ họng, tiêu đờm, giảm ngứa ngay tức thì. Cách thực hiện vô cùng đơn giản:
- Sử dụng 1/ 2 quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt.
- Sau đó thêm vào 400ml nước ấm và 4 muỗng cà phê mật ong.
- Uống nước chanh ấm và mật ong vào mỗi buổi sáng trước khi thức dậy hoặc khi cảm thấy cổ họng ngứa ngáy.
Áp dụng cách làm này mỗi ngày giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể, giảm các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp nhẹ. Bạn có thể tham khảo thực hiện tại nhà, tuy nhiên trường hợp bị bệnh đau dạ dày, bụng đối không nên uống quá nhiều nước chanh.
8. Trị ngứa cổ họng gây ho tại nhà bằng tỏi
Trị ngứa cổ họng gây ho tại nhà bằng tỏi có hiệu quả không? Đây là một trong những mẹo chữa dân gian lưu truyền nhiều đời nay. Tỏi vốn là nguyên liệu chế biến món ăn, tuy nhiên vì mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nên tỏi còn được sử dụng làm “thuốc” chữa trị nhiều bệnh lý, trong đó có tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp gây ho.
Tỏi có tính ấm, vị cay nồng, tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, sát trùng tốt. Ngoài ra trong tỏi còn có nhiều hoạt chất như “thuốc kháng sinh” tự nhiên, loại bỏ các hại khuẩn gây hại, thậm chí còn có khả năng phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều loại vitamin và các hoạt chất có lợi khác.
Do đó, cách trị ngứa cổ họng ho bằng tỏi được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Bạn có thể tham khảo cách làm sau:
- Sử dụng 1 củ tỏi tươi, mật ong nguyên chất.
- Sau khi bóc vỏ rửa sạch, bạn cho tỏi vào trong bát.
- Thêm mật ong vào ngập tỏi, tiến hành hấp cách thủy khoảng 20 phút.
- Ăn tỏi và uống nước tỏi tiết ra với mật ong giúp xoa dịu cơn ngứa.
Ngoài cách làm này, bạn cũng có thể dùng tỏi tươi ngâm với mật ong để sử dụng dần. Bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy, sau 2 tuần có thể sử dụng. Ăn tỏi ngâm 2 lần mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng ho hiệu quả.
9. Cách trị ngứa cổ họng gây ho bằng cây rẻ quạt
Trị ngứa cổ họng gây ho bằng cây rẻ quạt là mẹo chữa dân gian được nhiều người áp dụng. Theo Đông y, loại cây này có tính ấm, vị đắng có tác dụng long đờm, trị viêm hiệu quả. Ngoài ra, trong cây rẻ quạt còn chứa nhiều chất như benzoquinone, phenol,… có tác dụng ức chế hoạt động của hại khuẩn, giảm viêm đường hô hấp.
Bạn có thể sử dụng rẻ quạt còn tươi hoặc khô để điều trị ho tại nhà. Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả, bạn có thể kết hợp thêm các thảo dược thiên nhiên khác. Gợi ý cách chữa đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 30g rẻ quạt tươi và 750ml nước lọc.
- Rẻ quạt mang rửa sạch nhiều lần với nước, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn.
- Sau đó bạn mang rẻ quạt nấu với nước trên lửa nhỏ, đến khi nước sắc còn 350ml thì tắt bếp.
- Chắt nước thuốc, chia thành 2 lần uống trong ngày.
Trên đây là các cách trị ngứa họng gây ho tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo. Nhanh chóng kiểm soát cơn ho khi mới khởi phát giúp việc điều trị đơn giản và hiệu quả tốt hơn. Trường hợp ho kết hợp triệu chứng nặng, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh trước khi xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Một số lưu ý khi dùng cách trị ngứa cổ họng gây ho tại nhà
Áp dụng cách trị ngứa cổ họng gây ho tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên lành tính, dễ tìm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trong quá trình thực hiện bạn đọc không nên bỏ qua các lưu ý như sau:
- Lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc, sơ chế sạch để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm trở nặng. Không sử dụng thảo dược khi chúng có dấu hiệu hư thối, ẩm mốc.
- Sử dụng vừa phải, tránh lạm dụng các cách chữa tại nhà. Không dùng cho người có cơ địa dễ bị dị ứng với thành phần trong bài thuốc. Người đang mắc bệnh lý khác kèm theo nên thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn điều trị.
- Tùy vào cơ địa của từng người, thời gian giảm ngứa cổ họng chữa ho đạt hiệu quả sẽ không giống nhau. Áp dụng mẹo dân gian đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.
- Bên cạnh điều trị, người bệnh nên chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe, tránh ăn những món cay nóng, đồ lạnh, nhiều dầu mỡ khiến cổ họng bị kích thích ho ngứa nhiều hơn.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp giảm tình trạng khô cổ họng làm cơn ho thườn xuyên xuất hiện. Không dùng rượu bia, có thể bổ sung nước lọc và nước ép trái cây xen kẽ để bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Tập luyện thể dục, bảo vệ cơ thể khi đi ra ngoài, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, hạn chế stress, căng thẳng,… là những yếu tố hỗ trợ thúc đẩy quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.
- Trường hợp cơn ho không thuyên giảm sau khi áp dụng một thời gian, người bệnh lúc này nên thăm khám và điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.
Dùng cách trị ngứa cổ họng gây ho bằng nguyên liệu thiên nhiên giúp giảm triệu chứng bệnh nhẹ. Trường hợp người bệnh mắc phải viêm nhiễm nặng nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục sớm, bảo vệ sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!