Ho Đờm Có Máu Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không, Cách Điều Trị
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Ho đờm có máu nhiều khả năng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế, chuyên gia khuyến cáo nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị. Trường hợp không kiểm soát, các bệnh lý có nguy cơ biến chứng gây hại nghiêm trọng sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.
Ho đờm có máu là bệnh gì? Nguy hiểm không?
Ho khan, ho có đờm là một trong những triệu chứng thường gặp khi người bệnh mắc phải các vấn đề về đường hô hấp. Cơn ho có thể nặng hay nhẹ tùy theo mức độ tổn thương ở mỗi người. Ho xuất hiện trong thời gian ngắn rồi thuyên giảm, nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng hoặc thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.
Tình trạng ho đờm có máu cũng là một trong những trường hợp đáng quan ngại. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và kiểm soát sớm. Vậy ho đờm có máu là bệnh gì? Nguy hiểm như thế nào? Dưới đây là một số vấn đề thường gặp:
Tổn thương đường hô hấp trên – dưới
Tổn thương đường hô hấp trên và dưới có thể là nguyên nhân khiến cơn ho có đờm xuất hiện, kèm theo đó là trong đờm có lẫn máu. Cụ thể, đường hô hấp trên bao gồm các cơ quan như mũi, họng, hầu, xoang, thanh quản; đường hô hấp dưới gồm khí quản, cây phế quản, phế nang. Khi một trong những cơ quan này bị tổn thương, viêm nhiễm có thể làm bùng phát cơn ho.
Trường hợp tổn thương tại đường hô hấp trên, việc phản xạ ho xuất hiện có thể ảnh hưởng đến các mạch máu, nhất là khi người bệnh ho mạnh. Lúc này mạch máu có thể bị vỡ và máu sẽ theo đờm nhớt đi ra ngoài. Chính vì thế người bệnh quan sát thấy dường như trong dịch đờm ho có lẫn cả máu tươi.
Tổn thương đường hô hấp trên do nhiều yếu tố tác động. Trong đó chẳng hạn như do thói quen của người bệnh khi ngủ, không giữ vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn thực phẩm không lành mạnh hoặc mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Chẳng hạn các bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng,…
Còn đối với đường hô hô dưới, các cơ quan tại đây khá nhạy cảm mặc dù tiếp xúc với một kích thích nhỏ cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm. Tình trạng máu huyết khó lưu thông, dồn ứ trong thời gian dài khả năng cao sẽ theo cơn ho tống ra ngoài. Chính vì thế bạn có thể quan sát thấy trong đờm có máu.
Bệnh lao phổi gây ho đờm có máu
Lao phổi là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có khả năng lây lan rộng. Bệnh hình thành khi vi trùng lao thâm nhập vào cơ thể, tại bất kỳ cơ quan nào chúng cũng có thể sinh sôi, phát triển. Trong đó một số bộ phận bị tấn công phổ biến là phổi, hạch bạch huyết, màng não, xương khớp,…
Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do loại khuẩn lao có tên mecobacterium tuberculosis gây ra. Vi khuẩn có thể phát tán và xâm nhập từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua dịch tiết từ hắc hơi, ho, khạc nhổ,…
Người mắc bệnh lao phổi thường có các triệu chứng như ho kéo dài hơn 3 tuần, ho khan, ho đờm có máu, đau ngực, mệt mỏi, đổ mồ hôi trộm về đêm, chiều tối thường sốt, ớn lạnh, cân nặng sụt giảm bất thường,… Để kịp thời kiểm soát và phòng nguy cơ lây nhiễm ra công động, người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm.
Bệnh giãn phế quản
Tình trạng ho đờm có máu có thể là triệu chứng của bệnh giãn phế quản. Đây là một trong những bệnh lý về hệ hô hấp khó điều trị dứt điểm, có khả năng kéo dài và lộ trình điều trị tương đối phức tạp. Trường hợp người bệnh không điều trị đúng cách có thể đối mặt với nhiều biến chứng như viêm phổi tái phát, ho xuất huyết nặng, khó thở, suy hô hấp.
Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, người bệnh có thể bị giãn phế quản do dị vật gây tắc phế quản trong thời gian dài, xuất hiện u trong lòng phế quản, sẹo cũ do chấn thương hoặc các bệnh lý viêm nhiễm khác tác động. Ngoài triệu chứng ho đờm có máu, người bị giãn phế quản còn kèm theo các biểu hiện như khó thở, thở có tiếng rít, sốt, đau tức ngực dữ dội,…
Chứng trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày là bệnh lý tiêu hóa có khả năng ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Đây là một trong những chứng bệnh có khả năng khiến bạn bị ho đờm có máu. Bởi, lượng axit dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản thường xuyên khiến niêm mạc của cơ quan này bị bào mòn.
Tùy vào mức độ trào ngược dạ dày mà tình trạng tổn thương thực quản sẽ khác nhau. Tại đây có thể xuất hiện vết loét, viêm nhiễm hoặc xuất huyết ở nhiều vị trí cùng lúc. Lúc này, máu từ vết loét sẽ theo dịch vị đi lên cổ họng, tạo ra hiện tượng ho đờm có máu. Bạn sẽ quan sát thấy máu do trào ngược dạ dày gây ra thường có màu sậm và kèm một ít cợn thức ăn dư thừa.
Ngoài ra, tình trạng trào ngược dạ dày cũng có thể gây tổn thương đến thanh quản, nhiễm trùng đường hô hấp, chảy máu cổ họng, ảnh hưởng đường dẫn khí của phổi,… Bạn cần xác định nguyên nhân gây ho ra máu lẫn trong đờm để có biện pháp điều trị kịp thời, phòng ngừa các rủi ro nguy hại sức khỏe.
Ho đờm có máu do ưng thư
Ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thực quản,… có thể là nguyên nhân khiến bạn bị ho đờm có máu. Những bệnh lý này có mức độ nguy hiểm cao, cần phát hiện và nhanh chóng điều trị. Bởi, trường hợp không can thiệp kịp thời, nguy cơ khối u ác tính di căn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Tuy nhiên do các bệnh ung thư thường tiến triển âm thầm, người bệnh khó nhận biết từ giai đoạn khởi phát nên đa số các trường hợp phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó bạn nên thận trọng khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là tình trạng ho có đờm kèm theo máu đổ tươi, đỏ sậm hoặc dịch có máu sắc khác lạ.
Các bệnh lý khác gây ho đờm có máu
Ngoài các bệnh lý kể trên, ho đờm có máu cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý liên quan khác. Chẳng hạn chứng viêm phổi hoại tử, bệnh viêm phế quản cấp, áp xe phổi, u nấm phổi, các bệnh lý về tim mạch,… Triệu chứng kèm theo như sốt, đau ngực kiểu màng phổi,…
Khi nhận thấy tình trạng ho có đờm kèm theo máu hoặc chất dịch màu sắc bất thường, bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám sớm. Bởi như đã đề cập bên trên, có rất nhiều bệnh lý nguy hiểm về đường hô hấp, dạ dày, tim mạch ảnh hưởng gây xuất huyết. Trường hợp không điều trị kịp thời có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.
Phương pháp can thiệp điều trị ho đờm có máu
Tình trạng ho đờm có máu có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm cần được can thiệp điều trị sớm. Do đó, người bệnh không nên chần chừ khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Theo vào đó cần chủ động đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.
Tùy vào triệu chứng người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp xét nghiệm, kiểm tra phù hợp. Chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh thông qua nội soi, chụp cắt lớp vi tính, X quang,… Khi có kết quả chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh để xây dựng phương án can thiệp phù hợp.
Mục đích của việc điều trị là giúp kiểm soát tình trạng xuất huyết và giải quyết nguyên nhân gây ho đờm có máu. Bác sĩ có thể áp dụng thủ thuật thuyên tắc động mạch phế quản, dùng phương pháp nội soi hoặc phẫu để cầm máu, loại bỏ ổ viêm,…
Tùy vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý người bệnh đang gặp phải, bác sĩ có thể chỉ định cho dùng tiếp thuốc kháng sinh, thuốc steroid, thuốc ức chế ho hoặc áp dụng hóa trị và xạ trị,… Mỗi trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định biện pháp can thiệp riêng, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn để sớm kiểm soát bệnh, phòng tránh biến chứng.
Biện pháp chăm sóc người bị ho đờm có máu
Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên lưu ý chăm sóc tốt cơ thể để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Dưới dây là một số biện pháp chăm sóc khi bị ho đờm có máu, bạn đọc tham khảo:
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong giai đoạn điều trị. Bạn nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, đồng thời tránh ăn những món có thể gây kích thích, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Cụ thể như:
- Bổ sung cho cơ thể đủ nước mỗi ngày, việc uống nước đầy đủ giúp hỗ trợ làm loãng dịch đờm, tránh nguy cơ ứ đọng dịch gây tắc nghẽn đường thở. Bạn có thể sử dụng nước ấm để làm dịu cổ họng hoặc kết hợp các loại trà thảo dược, bổ sung thêm nước ép trái cây tươi.
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích có hại cho sức khỏe nói chung và đường hô hấp nói riêng, nhất là trong giai đoạn điều trị bệnh.
- Lựa chọn thực phẩm sạch, không nhiễm hóa chất độc hại. Ưu tiên chế biến các món mềm, dễ tiêu hóa, dễ nhai và dễ nuốt. Tránh ăn những món quá cứng có thể làm tổn thương bên trong niêm mạc hầu họng.
- Tăng cường bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ hô hấp như trái cây, rau củ quả, thịt cá,… Hạn chế ăn những gia vị quá cay nóng, đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ.
- Trong thời gian điều trị tốt nhất bạn nên hạn chế những loại hải sản, thịt gà, sữa, sản phẩm từ sữa,… để tránh nguy cơ dị ứng làm tình trạng ho trở nên nặng nề hơn.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày
Ngoài ra, bạn nên điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp hơn. Loại bỏ những thói quen có thể khiến tình trạng sức khỏe trở nặng, ảnh hưởng kết quả điều trị. Theo đó bạn nên lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Sử dụng nước muối ấm pha loãng súc họng mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn, giảm sưng viêm và đau rát cổ họng, phòng ngừa chảy máu. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha thêm một vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước ấm, súc miệng giúp làm long đờm.
- Sử dụng máy xông tinh dầu trong phòng, dùng tinh dầu để pha nước tắm cũng là biện pháp hỗ trợ giảm ho hiệu quả bạn có thể áp dụng. Cách này giúp dưỡng chất thẩm thấu làm sạch niêm mạc hầu họng, loãng đờm nhanh chóng hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây kích thích như khói thuốc lá, hóa chất tẩy rửa, lông thú nuôi, phấn hóa,… Đồng thời trong thời gian điều trị bạn không nên la hét lớn, nói to gây ảnh hưởng đến thanh quản, niêm mạc hầu họng.
- Dọn dẹp không gian sống, giữ môi trường sống trong lành, thoáng đãng tạo điều kiện giúp bạn sớm chữa khỏi các bệnh lý về hô hấp.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và thư giãn đầu óc. Tập luyện thể dục, thể thao tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
Ho đờm có máu là hiện tượng cần đặc biệt lưu ý, bởi đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Trường hợp không điều trị sớm, bệnh biến chứng có khả năng đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem Thêm:
- Ho Ra Máu Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
- Đau Họng Khạc Đờm Ra Máu Có Phải Dấu Hiệu Của Bệnh Nguy Hiểm?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!