Trào Ngược Dạ Dày Ăn Bí Đỏ Được Không? Gợi Ý 3 Món Ngon Bổ

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bí đỏ là một loại thực phẩm quen thuộc, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Nhưng đối với người bị trào ngược dạ dày ăn bí đỏ được không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin khoa học về tác dụng của bí đỏ đối với bệnh trào ngược dạ dày, giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp khi xây dựng chế độ dinh dưỡng phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa.

Giải đáp trào ngược dạ dày ăn bí đỏ được không?

Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì có tác động rất lớn đến tốc độ phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Trong đó, bí đỏ là loại thực phẩm bổ dưỡng, thơm ngon, nhưng người bị bệnh trào ngược có ăn được không?

Chuyên gia Tiêu hóa tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc khẳng định người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn ăn được bí đỏ. Nghiên cứu đã chỉ ra, trong bí đỏ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa, trong đó đáng chú ý là:

  • Chất xơ: Bí đỏ là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón – một yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Vitamin A: Bí đỏ giàu beta-carotene, tiền chất của vitamin A. Vitamin A có đặc tính chống viêm, giúp làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương do trào ngược acid.
  • Chất chống oxy hóa: Nghiên cứu phát hiện trong bí đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng trung hòa các gốc tự do, giảm viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Tính kiềm nhẹ: Bí đỏ có tính kiềm nhẹ, giúp trung hòa acid dịch vị, giảm các triệu chứng trào ngược như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa sau ăn,…
  • Một số dưỡng chất khác: Ngoài ra, trong bí đỏ cũng chứa các loại vitamin K, vitamin D, vitamin E, vitamin C, canxi, photpho, kẽm,… giúp thúc đẩy tốc độ phục hồi các vết viêm loét trên niêm mạc do acid dịch vị bào mòn.

Đặc biệt, bí đỏ sau khi chế biến sẽ rất mềm, do đó khi tiêu thụ sẽ không gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa, giúp quá trình phân giải thức ăn diễn ra dễ dàng hơn. Điều này hỗ trợ dạ dày thực quản phục hồi hiệu quả.

Bí đỏ rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Bí đỏ rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Công thức chế biến bí đỏ tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Sau những giải đáp chi tiết cho câu hỏi trào ngược dạ dày ăn bí đỏ được không, chuyên gia hướng dẫn cụ thể 3 công thức chế biến bí đỏ tốt cho người bệnh như sau:

Sữa bí đỏ

Sữa bí đỏ thơm ngon, bổ dưỡng, cung cấp hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày. Mỗi ngày người bệnh nên uống 1 cốc sữa bí đỏ để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 500g bí đỏ.
  • 500ml sữa tươi không đường.
  • 200ml nước cốt dừa.
  • 50g đường.
  • ½ thìa muối.
  • Lá dứa.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch bí đỏ, gọt vỏ, bỏ hạt và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
  • Bước 2: Cho bí đỏ vào nồi hấp hoặc xửng hấp, hấp chín mềm trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Bước 3: Sau khi bí đỏ chín mềm, lấy ra để nguội bớt. Cho bí đỏ vào máy xay sinh tố cùng với sữa tươi, nước cốt dừa, đường và muối, xay đến khi mịn.
  • Bước 4: Cho hỗn hợp sữa bí đỏ đã xay vào nồi, nấu với lửa nhỏ trong khoảng 5 – 10 phút, khuấy đều tay để tránh bị cháy.
  • Bước 5: Tắt bếp, rót sữa bí đỏ ra ly và thưởng thức. Bạn có thể thêm đá viên hoặc để lạnh để tăng thêm hương vị.

Ngoài ra, bạn có thể làm sữa bí đỏ kết hợp các loại hạt tốt cho cho hệ tiêu hóa như hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt macca,…

Sữa bí đỏ được khuyến nghị bổ sung hằng ngày cho người bệnh
Sữa bí đỏ được khuyến nghị bổ sung hằng ngày cho người bệnh

Cháo bí đỏ nấu tôm

Món cháo bí đỏ được nhiều người bệnh trào ngược dạ dày lựa chọn bởi ưu điểm dễ tiêu hóa, thơm ngon nhưng vẫn đảm bảo giàu dinh dưỡng. Ăn cháo sẽ giúp làm dịu triệu chứng như đau bụng, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn,… do acid dịch vị trào ngược.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 50g gạo tẻ.
  • 300g bí đỏ.
  • 300g tôm sú.
  • 1 muỗng dầu ăn.
  • Gia vị: Muối, tiêu,…

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
  • Bước 2: Gạo vo sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi, thêm nước (lượng nước gấp 3 lần lượng gạo), bí đỏ vào và ninh thành cháo.
  • Bước 3: Tôm đem lột vỏ, rửa sạch và tách bỏ chỉ lưng. Sau đó đem băm nhuyễn.
  • Bước 4: Phi thơm hành tỏi, cho tôm vào xào săn, nêm thêm gia vị cho vừa.
  • Bước 5: Sau khi cháo bí đỏ chín thì cho tôm vào. Nêm lại gia vị rồi đợi khoảng 15 phút thì múc ra bát thưởng thức.
Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn cháo bí đỏ nấu tôm
Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn cháo bí đỏ nấu tôm

Canh bí đỏ nấu thịt băm

Chuyên gia khuyến khích người bệnh trào ngược bổ sung món canh bí đỏ thịt bằm vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để bồi bổ cơ thể và thúc đẩy tốc độ phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 200g bí đỏ.
  • 100g thịt bằm.
  • 1 củ hành tím.
  • Hành lá, ngò rí, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ phần hạt, cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Thịt băm ướp với gia vị muối, tiêu trong 15 phút.
  • Bước 3: Phi thơm hành tím băm với dầu ăn, cho thịt bằm vào xào săn.
  • Bước 4: Tiếp theo cho bí đỏ vào xào cùng thịt bằm, nêm lại gia vị cho vừa ăn.
  • Bước 5: Cho 1 bát nước vào nồi, hầm trong khoảng 15 phút cho đến khi bí đỏ chín mềm.
  • Bước 6: Nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, múc canh ra tô và rắc hành lá, ngò rí lên trên.

Ngoài các cách chế biến trên, người bệnh có thể đang dạng thực đơn với các món khác từ bí đỏ như: Súp bí đỏ, chè bí đỏ, bí đỏ hấp, bí đỏ nhồi thịt,…

Lưu ý khi ăn bí đỏ đối với người trào ngược dạ dày

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi ăn bí đỏ:

  • Không nên ăn bí đỏ ngay trước khi đi ngủ vì có thể gây đầy hơi, khó tiêu. Nên ăn bí đỏ vào bữa trưa hoặc bữa xế.
  • Ăn bí đỏ với lượng vừa phải, chỉ nên ăn 2 – 3 bữa/tuần. Không nên ăn quá nhiều bởi hàm lượng lớn chất xơ trong bí đỏ có thể gây đầy bụng và rối loạn tiêu hóa.
  • Người bị trào ngược dạ dày tránh ăn bí đỏ đã quá già hay để lâu ngày bởi lúc này, hàm lượng đường trong bí đỏ sẽ tăng lên, đồng thời lên men gây ra các độc tố có hại cho cơ thể.
  • Một số đối tượng không nên ăn bí đỏ bao gồm: Người đang dùng thuốc chống đông máu, người bị bệnh thận, người đang bị tiểu đường.
  • Mỗi người có thể có phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm nên nếu sau khi ăn bí đỏ, bạn cảm thấy các triệu chứng trào ngược dạ dày nặng hơn, hãy ngừng ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bài viết trên giải đáp chi tiết cho vấn đề trào ngược dạ dày ăn bí đỏ được không. Bí đỏ là một loại thực phẩm an toàn và có lợi cho người bị trào ngược dạ dày nói riêng và những người bị bệnh tiêu hóa nói chung. Tuy nhiên, cách chế biến, thời điểm ăn và lượng ăn cần được lưu ý để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp nhất.

Xem Thêm:

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Chương trình nhận được sự quan tâm của đông đảo bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc “Đặt Chân” Tới Hậu Giang Xa Xôi

Chương trình tư vấn sức khỏe tim mạch miễn phí nằm trong khuôn khổ dự...
TTUT, bác sĩ Lê Hữu Tuấn cung cấp kiến thức về bệnh lý tim mạch cho bà con

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại 12 Xã Của Huyện Bình Chán

Ngày 25-27/6/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...

Bác sĩ Trần Hải Long chia sẻ về góc nhìn trong phương pháp điều trị yếu sinh lý bằng Đông y

Hiện nay xu hướng sử dụng thuốc Đông y để điều trị các vấn đề...