Trào Ngược Dạ Dày Ăn Mận Được Không? Lưu ý Khi Ăn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Rất nhiều người thắc mắc trào ngược dạ dày ăn mận được không? Bài viết này, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc phân tích chi tiết tác động của mận đối với bệnh trào ngược dạ dày, giúp bạn đưa ra lựa chọn ăn uống phù hợp. Từ đó, chủ động kiểm soát thực đơn dinh dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Giải đáp trào ngược dạ dày ăn mận được không?

Mận là loại trái cây yêu thích của rất nhiều người, trong đó có cả những người đang mắc bệnh tiêu hóa. Do đó, vấn đề trào ngược dạ dày ăn mận được không luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm.

Chuyên gia Tiêu hóa cho biết, những người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn mận, đặc biệt là mận xanh. Bởi trong thành phần của mận chứa nhiều axit citric và malic, có thể làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu.

Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra mức độ axit của từng loại mận sẽ khác nhau như sau:

  • Mận xanh, mận chua: Những loại mận này có hàm lượng acid citric cao (dao động từ 15 – 20%) có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến triệu chứng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Mận chín ngọt: Mận chín thường có vị ngọt nhẹ hoặc chua dịu. Lượng acid trong mận chín thấp hơn so với mận xanh (thông thường chỉ khoảng 5 – 8%), ít gây kích ứng dạ dày hơn.

Do đó, những người bị trào ngược dạ dày được khuyến nghị hạn chế ăn mận. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn thưởng thức loại trái cây này, vậy hãy lựa chọn những quả mận chín ngọt để giảm tối đa lượng acid nạp vào dạ dày.

Những người bị trào ngược dạ dày cần hạn chế ăn mận
Những người bị trào ngược dạ dày cần hạn chế ăn mận

Hướng dẫn cách ăn mận đối với người bị trào ngược dạ dày

Ngoài việc lựa chọn loại mận chín, những người bệnh trào ngược hãy lưu ý những điều sau để đảm bảo không gây hại cho dạ dày :

  • Ăn với lượng vừa phải: Chỉ nên ăn một lượng nhỏ mận (khoảng 3 – 5 quả) trong một lần. Ăn quá nhiều mận, ngay cả loại chín ngọt, vẫn có thể gây đầy bụng, khó tiêu và kích thích triệu chứng trào ngược.
  • Ăn sau bữa ăn: Không nên ăn mận khi bụng đang đói. Acid trong mận có thể khiến dạ dày trống rỗng tăng tiết acid, gây ợ nóng, khó chịu. Thời điểm lý tưởng để ăn mận là sau bữa ăn ít nhất 1-2 tiếng. Lúc này, dạ dày đã có thời gian tiêu hóa bớt thức ăn, acid dạ dày cũng giảm bớt, giúp hạn chế kích ứng.
  • Theo dõi phản ứng cơ thể: Sau khi ăn mận, hãy chú ý đến các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Nếu xuất hiện tình trạng ợ nóng, ợ chua, khó chịu, bạn nên hạn chế hoặc ngừng ăn mận.
  • Người có cơ địa lạnh không nên ăn mận: Mận có tính hàn, do đó, người có cơ địa lạnh, tiêu chảy, tay chân lạnh, dễ bị lạnh bụng,… nên hạn chế ăn mận. Ăn nhiều mận có thể khiến các triệu chứng này trở nên nặng hơn.
Chỉ nên ăn khoảng 3 - 5 quả trong một lần
Chỉ nên ăn khoảng 3 – 5 quả trong một lần

Các loại trái cây thay thế cho người bị trào ngược dạ dày

Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì sẽ tác động rất lớn đến tốc độ phục hồi sức khỏe. Vậy nên thay vị ăn mận, còn nhiều loại trái cây khác có lợi cho người bị trào ngược dạ dày như:

  • Chuối: Giàu chất xơ và kali, giúp trung hòa acid dạ dày, giảm ợ nóng, đồng thời kali còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Dưa lưới: Chứa nhiều nước, giúp loãng dịch dạ dày, giảm độ acid và giảm trào ngược.
  • Táo: Giàu chất xơ pectin hòa tan trong nước, giúp tiêu hóa dễ dàng, tạo cảm giác no lâu, hạn chế ăn vặt và giảm nguy cơ trào ngược dạ dày.
  • Thanh long: Vị ngọt nhẹ, tính mát, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày đang bị kích ứng do trào ngược acid.

Bài viết trên giải đáp chi tiết cho câu hỏi trào ngược dạ dày ăn mận được không. Mặc dù mận không phải là lựa chọn hàng đầu cho người bị trào ngược dạ dày, bạn vẫn có thể ăn mận với lưu ý về lượng và thời điểm. Ngoài ra, nhiều loại trái cây khác có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày, mang lại nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

MÁCH BẠN: Hiện nay, nhiều người bệnh trên cả nước truyền tai nhau sử dụng bài thuốc Sơ can Bình vị tán của Trung tâm Thuốc dân tộc để “giải quyết” bệnh trào ngược dạ dày. Đây là bài thuốc YHCT đã được xác thực tính khoa học, mang lại hiệu quả điều trị tới 96,9% trên hàng chục ngàn người bệnh.

Mỗi người với mỗi chứng trạng khác nhau sẽ được chỉ định phác đồ điều trị riêng biệt. Do vậy, Sơ can Bình vị tán giúp loại bỏ trào ngược dạ dày chỉ sau1-3 tháng kiên trì sử dụng thuốc.

Liên hệ ngay các bác sĩ chuyên khoa tư vấn phác đồ phù hợp!

Liên hệ BS Lan tư vấn

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...